Nghiên cứu lâm sàng, thông khí phổi, chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản ống mem ở bệnh nhân lao phổi ngay sau điều trị khỏi
Trong những năm cuối của thập kỷ 70 người ta lạc quan tuyên bố có thể đẩy lùi và thanh toán bênh lao, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó quan trọng là sự kháng thuốc của trực khuẩn lao và đại dịch HIV/AIDS làm cho bênh lao quay trở lại và ngày càng gia tăng trên thế giới. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) tính đến năm 2000 toàn cầu có khoảng 8 triệu người mắc lao hoạt đông trong đó có 3- 4 triệu người có vi khuẩn lao dương tính trong đờm, mỗi năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người chết do lao và đưa bệnh lao trở thành bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở những nước đang phát triển [3], [18], [54], [141]. Theo môt nghiên cứu mới nhất gần đây về dịch tễ học bệnh lao được thực hiện ở khu vực Hà Nôi của Lưu Thị Liên (2007) thì tỷ lệ lao phổi là 189/100.000 dân, lao phổi AFB (+) là 146/100.000 dân, số người mắc lao phổi mới AFB (+) là 35/ 100.000 dân [15]. Năm 2007, TCYTTG xếp Việt Nam là 1 trong 7 nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương có mức đô lưu hành bệnh lao cao và là môt trong ba quốc gia (Trung Quốc, Philippin, Việt Nam) chiếm khoảng 90% tổng số những trường hợp lao mới trong khu vực [178].
Từ trước đến nay chẩn đoán lao phổi và đánh giá kết quả điều trị thường dựa vào lâm sàng, Xquang phổi chuẩn, soi đờm tìm trực khuẩn lao, nhưng chất lượng của điều trị khỏi như thế nào thì ít được quan tâm nghiên cứu đến. Theo môt số tác giả thì ở lao phổi mới phát hiện sau khi kết thúc điều trị tổn thương xoá hết hoàn toàn chỉ đạt khoảng 20% [189], số còn lại để lại những di chứng ở phổi như: khí phế quản có thể bị xoắn vặn, co kéo, bị hẹp hoặc giãn, khí thũng phổi trung tâm tiểu thuỳ cũng như khí thũng phổi cạnh tổn thương xơ gây rối loạn thông khí phổi (RLTKP) mà ta chưa được biết đến môt cách đầy đủ. Việc nghiên cứu các rối loạn thông khí, tổn thương phế quản qua nội soi cũng như chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có thể đánh giá môt cách toàn diện, chính xác di chứng của lao phổi sau điều trị khỏi, từ đó để tiên lượng và đưa ra hướng điều trị thích hợp với từng loại di chứng sau này.
Trong những năm gần đây trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về di chứng của lao phổi sau điều trị khỏi như Uribe A. và CS (2000) sử dụng Xquang phổi chuẩn, chụp CLVT và soi phế quản ống mềm, đo thông khí phổi ở bênh nhân (BN) có di chứng lao phổi thấy 50% có giãn phế quản, 40% có rối loạn thông khí hạn chế nhẹ, 40% rối loạn thông khí mức độ trung bình và chỉ có 20% là thông khí phổi bình thường [168], Choe K.O. và CS (1990) nghiên cứu về chít hẹp phế quản sau lao [50], Ramos L.M. và CS (2006) nghiên cứu về tình hình chức năng thông khí phổi ở BN di chứng lao phổi [140], ….nhưng vấn đề này ít được chú ý nghiên cứu ở Việt Nam.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1- Nghiên cứu một sô’ đặc điểm lâm sàng, Xquang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, thông khí phổi và tổn thương phế quản qua nội soi ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát ngay sau điều trị khỏi.
2- Đôi chiếu giữa hình ảnh tổn thương trên phim chụp CLVT lồng ngực với một sô’ chỉ tiêu lâm sàng, thông khí phổi và nội soi phế quản ông mềm ở bệnh nhân lao phổi mới và tái phát ngay sau điều trị khỏi.
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIEU Đổ DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ sơ Đổ ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về bênh lao 3
1.2. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong lao phổi 19
1.3. Rối loạn thông khí phổi ở bênh nhân lao phổi 25
1.4. Soi phế quản ống mềm trong bênh lao phổi 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Nôi dung nghiên cứu 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả 44
2.5. Phương pháp xử lý số liêu 52
CHƯƠNG 3: KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu lâm sàng 54
3.2. Nghiên cứu môt số xét nghiêm cận lâm sàng 61
3.3. Nghiên cứu về chẩn đoán hình ảnh 63
3.4. Nghiên cứu về thông khí phổi 71
3.5. Nghiên cứu hình ảnh nôi soi phế quản ống mềm 77
3.6. Đối chiếu hình ảnh 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 86
4.2. Một số xét nghiêm cận lâm sàng 92
4.3. Hình ảnh chụp Xquang phổi chuẩn và chụp cắt lớp vi tính 93
4.4. Thông khí phổi 106
4.5. Hình ảnh nội soi phế quản ống mềm 109
4.6. Đối chiếu hình ảnh 112
KẾT LUẬN 114
KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu có LIÊN QUAN TÀI LIÊU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích