Nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ viêm đa dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường theo thang điểm Anh tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012

Nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ viêm đa dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường theo thang điểm Anh tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu lâm sàng, tỷ lệ viêm đa dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường theo thang điểm Anh tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012.Đái tháo đường  (ĐTĐ)  là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm  là tăng glucose máu, hậu quả  của sự  thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết  trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng,  đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam  [41].

Năm 2000, theo Tổ  chức Y tế  Thế  giới, ít nhất 2,8% dân số  thế  giới  (151triệu người) bị bệnh đái tháo đường, tỷ lệ này ngày càng tăng và ước tính  vào năm 2030 con số  này sẽ tăng gấp đôi. Tại Việt Nam, qua số  liệu thống kê  ở  một số  các bệnh viện  lớn cho thấy đái tháo đường là bệnh hay gặp nhất và  có tỷ  lệ  tử  vong cao nhất trong các bệnh nội tiết  [35].  Mặc dù đã có rất nhiều  tiến bộ  trong phương pháp điều trị  cũng như các biện pháp phòng ngừa tích  cực, bệnh nhân  đái tháo đường  vẫn có nhiều biến chứng gây tử  vong và tàn  phế.  Theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, trên thế  giới mỗi  năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì bệnh đái tháo đường (cứ  1 phút có 6  người chết do đái tháo đường) [36] [73].
Bệnh đái tháo đường thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy  hiểm, đặc biệt là  ĐTĐ  typ2  do loại này  thường được phát hiện  muộn. Một  trong số  đó là biến chứng thần kinh ngoại vi. Biến chứng này  là yếu tố  nguy cơ ngang hàng với biến chứng vi mạch, mạch vành, mạch não  [27].Trong đó  viêm  đa dây thần kinh thường gặp  nhất  [7],  khoảng 60  –  70% người đái tháo  đường có biểu hiện tổn thương thần kinh  ngoại vi  [77].  Theo nghiên cứu của  tác giả  Lê Quang Cường, có tới 84%  bệnh nhân  đái tháo đường  có biểu hiện  tổn thương thần kinh ngoại vi trên lâm sàng  [10]. Tổn thương này có thể xuất  hiện  bất  kỳ  lúc  nào  trong  quá  trình  tiến  triển  bệnh  đái  tháo  đường,  thường  tăng theo nồng độ đường máu và thời gian mắc ĐTĐ [10], [82],[86].   Biến  2 chứng  viêm  đa dây thần kinh không gây tử  vong cho bệnh nhân nhưng gây  khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống và là cơ sở để phát sinh biến chứng khác 
như viêm loét bàn chân dẫn đến cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường. Biểu  hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng và tiềm ẩn, do đó ít được chú ý khám xét  để chẩn đoán và vì vậy quyết định điều trị thường muộn [36]. Ở các nước phát  triển, biến chứng này được quản lý và dự phòng khá tốt ở các đơn vị chăm sóc  bàn chân bệnh nhân đái tháo đường. Tại Việt Nam biến chứng này chưa được  chú ý nhiều. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đúng mức viêm đa dây thần kinh  cho bệnh nhân đái tháo đường và có thể  làm cơ sở  để phát triển đơn vị  chăm  sóc bàn chân trong tương lai. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề  tài  “Nghiên cứu  lâm sàng, tỷ  lệ  viêm  đa dây  thần  kinh  ở  bệnh nhân  đái tháo  đường  theo  thang điểm Anh  tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng  năm 2012” với hai mục  tiêu:
1. Mô tả  đặc điểm lâm sàng,  tỷ  lệ  viêm  đa dây thần kinh  ở  bệnh nhân  đái  tháo  đường  theo  thang điểm  Anh  tại  bệnh  viện  Việt  Tiệp  Hải  Phòng  năm 2012.
2. Nhận  xét  mối  liên  quan  của  viêm  đa  dây  thần  kinh  với:  thời  gian  phát hiện bệnh đái tháo đường, kiểm soát đường máu, tăng huyết áp, BMI,  rối loạn Lipid máu

Leave a Comment