NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ HPV TRONG U NHÚ THANH QUẢN
Luận án tiến sĩ y học NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ HPV TRONG U NHÚ THANH QUẢN.U nhú thanh quản (Laryngeal papilomatosis) (UNTQ) hay u nhú đường hô hấp tái phát (Respiratory recurrent papillomatosis) là tổn thương lành tính do sự quá sản các tế bào vảy hình thành các nhú nhô lên bề mặt biểu mô đường hô hấp. Cụm từ tiếng Anh đã nêu bật được tính chất của bệnh là u nhú của đường hô hấp và dễ tái phát.
Bệnh gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn. Theo một thống kê ở Mỹ, tỷ lệ gặp u nhú ở trẻ em là 4,3/100.000 dân, trong khi ở người lớn là 1,8/100.000 dân [1][2][3]. Chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc UNTQ theo một ước tính ở Mỹ là 109.000.000 đô la Mỹ/năm [4] .
Tính chất u nhú ở trẻ em và người lớn tương đối khác nhau. UNTQ ở người lớn thì u phát triển thường có tính chất khu trú, ít gây bít tắc đường thở nhưng không có xu hướng thoái triển và có thể trở thành ung thư. Ngược lại ở trẻ em, u ít có khả năng trở thành ác tính nhưng lại tồn tại dai dẳng, hay tái phát và tái phát nhanh dễ gây bít tắc đường thở dẫn tới ngạt thở, ngoài ra u có thể lan xuống đường hô hấp dưới như khí phế quản, thậm chí lan tới tận nhu mô phổi. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, làm hao tổn thời gian, tiền bạc của gia đình và xã hội, đặc biệt gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với bệnh nhân và gia đình người bệnh [5][6][7].
UNTQ được mô tả lần đầu vào thế kỷ XVII bởi Marcellus Donalus, UNTQ đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Tai Mũi Họng, Ung thư và Giải phẫu bệnh trên khắp thế giới [8][9]. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về UNTQ trên thế giới cũng như trong nước, những nghiên cứu đó chủ yếu là vấn đề dịch tễ học, dấu hiệu lâm sàng, dấu hiệu cận lâm sàng cũng như các phương pháp điều trị. Vấn đề nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ ít được mô tả. Ngày nay nhờ các kỹ thuật sinh học phân tử người ta biết rõ bệnh có liên quan nhiều đến virus HPV (Human Papilloma virus), nhiều type HPV đã và đang tiếp tục được xác nhận, trong đó đáng chú ý nhất là các type HPV 6, 11, 16, 18 được coi là những type hay gặp và có liên quan mật thiết nhất tới bệnh UNTQ [5][10][11]. Trong đó type 6, 11 được biết là ít liên quan tới các tổn thương ác tính, còn type 16, 18 được cho là yếu tố nguy cơ.
Chính vì những yếu tố đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về HPV trong UNTQ nhằm giúp cho việc tiên lượng cũng như tìm ra phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của UNTQ ở người lớn và trẻ em.
2. Xác định tỷ lệ tìm thấy HPV, định type một số type HPV chính và tìm hiểu mối liên quan giữa type HPV với lâm sàng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lương Thị Minh Hương, Nguyễn Thị Hải Yến, Nghiên cứu lâm sàng và HPV trong u nhú thanh quản, Nội san Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Toàn quốc Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, tháng 6/2012, trang 89-92.
2. Nguyễn Thị Hải Yến, Lương Thị Minh Hương, Bệnh sinh học U nhú thanh quản, Tạp chí Y học thực hành, tháng 9/2014, trang 62-65.
3. Nguyễn Thị Hải Yến, Lương Thị Minh Hương, Mối liên quan giữa type HPV và bệnh u nhú thanh quản, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, tháng 11/2014, trang 17-21.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brian J, W.Holand et al (2003). Overview of Recurrent Respiratory Papillomatosis. Otolaryngology & Head and Neck Surgery, (11), 433-441.
2. Byron J.B (1998). Laryngeal Papillomatosis. Otolaryngology Head and Neck surgery, Lippincott Raven publisher, Vol.1. 158-160.
3. Naren N., Venkatesan, Harold S. Pine and Micheel P (2012). Recurrent Respiratory Papillomatosis, Otolaryngol Clin North Am. 2012 June, 671-673.
4. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2008). Bệnh u nhú thanh quản, Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, 339-349.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2005). Nghiên cứu vai trò của HPV và điều trị nội soi cắt hút trong bệnh u nhú thanh quản trẻ em, Luận án tiến sĩ học, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Văn Đức (2001). Nhận xét ban đầu về u nhú thanh quản người lớn gặp tại TT Tai Mũi Họng Tp. HCM (10/1995 – 10/2000), Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt, 60 – 63.
7. Corbitt.G, Zarod .AP, Arrand.JR, Longson.M, (1988). Human Papillomavirus genotypes associated with laryngeal papilloma. J Clin Pathol 1988, 41, 284-288.
8. K.Sotlar D.Diemer, A.Dethleffs (2004). Detection and typing of Human Papillomavirus by E6 Nested Multiplex PCR, Journal of Clinical Microbiology, 3176-3184.
9. Aaltonen Leena – Maia, Heikki Rihkanen (2002). Human papilloma virus in Larynx, The Laryngoscope, Lippincott Wiliam & Wilkins, (112), 700-707.
10. Derkay C.S (2001). Recurrent respiratory papillomatosis: a clinical review, Laryngoscope, 111(1), 52-68.
11. Peter G, Chris S, Piyush J, Margaret S et al (2008). Recurrent respiratory papillomatosis: an overview of current thinking and treatment. Eur Arch otorhinolaryngol 2008, 265, 147-151.
12. Frank H. Netter (2007). Atlas giải phẫu người.
13. Phạm Tuấn Cảnh (2006). Bài giảng giải phẫu thanh quản. Handout.
14. Lauren D. Holinger, Rodney P. Lusk, Christopher G.Green (1997). Anatomy Pediatrric laryngology and broncho esophalogy, Otorhinolaryngol, 19-33.
15. Charles M. Myer III, Robin T.Cotton, Sally R.Shott (1995). Developmental anatomy of ther larynx and trachea, Physiology of the airway. Pediatric airway, an interdisciplinary approach, J.B. Lippirco H Company ,25,123- 129..
16. Nhan Trừng Sơn (1995). U nhú thanh quản qua 10 năm (85 – 94) tại Bệnh viện Nhi đồng I, Tạp chí Y học thực hành, NXB Hội Y dược học Thành phố Hồ Chí Minh, 15-16.
17. Lê Xuân Cành (1989). Kết hợp các phương pháp điều trị palilloma thanh quản trẻ em, Nội san Tai Mũi Họng – Số đặc biệt. NXB Y học Hà Nội, 138-140.
18. Nguyễn Thị Minh Tâm (2004). Đặc điểm lâm sàng – mô bệnh học, điều trị u nhú thanh quản người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng TW (2/2000 – 8/2004), Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
19. Đoàn Thị Nguyệt Ánh (2007). Nghiên cứu ảnh hưởng của Mở khí quản trong quy trình điều trị u nhú trẻ em tại Viện Tai Mũi họng Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y học , Đại học Y Hà Nội.
20. Trịnh Thị Hồng Loan ( 2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và tỷ lệ nhiễm HPV trong UNTQ người lớn, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội.
21. Ma Chích Lâm (2012). Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn và kết quả điều trị bằng phương pháp nội soi, vi phẫu, Luận án thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH QUẢN 3
1.1.1. Giải phẫu thanh quản 3
1.1.2. Sinh lý thanh quản [13] 8
1.1.3. Một số điểm khác biệt giữa TQ trẻ em và TQ người lớn: 10
1.2. VAI TRÒ CỦA HPV TRONG U NHÚ THANH QUẢN 11
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu u nhú thanh quản và HPV 11
1.2.2. Nguyên nhân sinh bệnh u nhú thanh quản 14
1.3. BỆNH HỌC U NHÚ THANH QUẢN 26
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng 26
1.3.2. Đặc điểm lâm sàng của u nhú thanh quản 27
1.3.3. Đặc điểm mô bệnh học của u nhú thanh quản 30
1.3.4. Chẩn đoán u nhú thanh quản 35
1.3.5. Các phương pháp điều trị UNTQ 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 41
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 42
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: 42
2.2.3. Các nội dung nghiên cứu 42
2.2.4. Quy trình và các bước nghiên cứu 52
2.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 52
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 54
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: 54
2.6. BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 55
2.7. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA
U NHÚ THANH QUẢN 56
3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 56
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của u nhú thanh quản 57
3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học của UNTQ 65
3.2. TỶ LỆ NHIỄM HPV Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM, CÁC TYPE HPV CHÍNH VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA TYPE HPV VỚI LÂM SÀNG 65
3.2.1. Tỷ lệ tìm thấy HPV theo lứa tuổi 65
3.2.2. Định type HPV 66
3.2.3. Liên quan giữa type HPV với lâm sàng 66
Chương 4: BÀN LUẬN 77
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC CỦA
U NHÚ THANH QUẢN 77
4.1.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 77
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, nội soi trong u nhú thanh quản 78
4.2. TỶ LỆ TÌM THẤY HPV THEO LỨA TUỔI, ĐỊNH TYPE
MỘT SỐ TYPE HPV CHÍNH VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA
HPV VỚI LÂM SÀNG. 89
4.2.1.Tỷ lệ tìm thấy HPV 89
4.2.2. Định type HPV theo nhóm tuổi 90
4.2.3.Liên quan giữa type HPV với lâm sàng 91
KẾT LUẬN 97
KIẾN NGHỊ 100
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN
Nguồn: https://luanvanyhoc.com