Nghiên cứu lâm sàng và phân loại tnm ung thư phế quản không tế bào nhỏ
Mô tả đặc điểm lâm sàng của ung thư phế quản không tế bào nhỏ (UTPQKTBN) và phân loại giai đoạn TNM theo hệ thống quốc tế phân loại giai đoạn ung thư phế quản không tế bào nhỏ. Đối tượng nghiên cứu: 53 bệnh nhân ung thư phế quản không tế bào nhỏ điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1/2005 đến 6/2005. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả và kết luận: Ung thư phế quản không tế bào nhỏ thường gặp ≥ 40 tuổi chiếm 92,5%, nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1. 64,2% bệnh nhân ung thư phế quản không tế bào nhỏ có tiền sử hút thuốc lá (97,1% nam và 2,9% nữ), thời gian hút thuốc trên 20 năm chiếm 79,4%. Chẩn đoán tuyến trước phù hợp (u phổi) chỉ chiếm 34,6%. Triệu chứng lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán thường gặp nhất là đau ngực, ho kéo dài, gầy sút, HC 3 giảm. Phân loại ung thư giai đoạn TNM theo quốc tế ung thư phế quản không tế bào nhỏ năm 1997, T4 chiếm tỷ lệ cao (64,2%); có di căn hạch là 64,2% và di căn là 32,1%. Giai đoạn IIIB và IV là 75,5%. Từ giai đoạn IA đến IIIA (còn khả năng phẫu thuật): 24,5%.
Ung thư phế quản (UTPQ) trong những năm gần đây đã gia tăng không ngừng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam: UTPQ là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới, gây tử vong lớn nhất trong các bệnh ung thư.
Kết quả của điều trị phụ thuộc nhiều vào týp mô bệnh học và giai đoạn của ung thư phế quản. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác giai đoạn và týp tế bào là rất quan trọng, giúp cho việc đưa ra các chỉ định điều trị thích hợp.
Phân loại giai đoạn UTPQ, đặc biệt là phân loại giai đoạn ung thư phế quản không tế bào nhỏ (UTPQKTBN) có ý nghĩa quan trọng trong việc tiên lượng và điều trị bệnh. Chính vì vậy đã ra đời Hệ thống quốc tế theo giai đoạn lõm s#ng phân loại UTPQKTBN.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTPQ, nhưng đa số các tác giả tập trung vào tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm hình ảnh X quang, chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và mô bệnh học. Phân loại giai đoạn, chỉ kết hợp lâm sàng và một hoặc vài phương pháp cận lâm sàng, chưa kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ung thư phế quản không tế bào nhỏ.
2. Phân loại giai đoạn theo Hệ thống quốc tế phân loại giai đoạn ung thư phế quản không tế bào nhỏ năm 1997.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 53 bệnh nhân UTPQKTBN điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2005.
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Những BN được chẩn đoán UTPQ không tế bào nhỏ dựa vào:
– Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
– Chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học (tiêu chuẩn vàng).
3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Không chọn vào nhóm nghiên cứu các BN UTPQ tế bào nhỏ. Ung thư các bộ phận khác di căn tới.
Dựa vào XN mô bệnh học (tiêu chuẩn vàng)
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Thông tin thu thập được ghi chép theo mẫu bệnh án thống nhất.Nhập, xử lý số liệu bằng chương trình SPSS và các thuật toán thống kê y học.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích