Nghiên cứu lựa chọn kỹ thuật trong chẩn đoán sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện Bạch Mai
So sánh kỹ thuật RT-PCR với các kỹ thuật phát hiện KN NS1 và phát hiện KT kháng virus dengue để ứng dụng vào các giai đoạn lâm sàng thích hợp. Đối tượng nghiên cứu: 242 mẫu máu của những BN được chẩn đoán lâm sàng là SD/SXHD vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang tại phòng xét nghiệm. Kết quẩ và kết luận: So sánh các kỹ thuật để ứng dụng vào các giai đoạn lâm sàng thích hợp: Kỹ thuật ELISA phát hiện KT đã phát hiện sớm KT IgM đặc hiệu virus dengue sau 3 ngày mắc bệnh và đạt kết quẩ cao trên 90 % tại các ngày 5, 6, 7 của bệnh. Khả năng phát hiện KT IgM bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch chỉ đạt tỷ lệ cao ở ngày thứ 7 của bệnh (79,1 %). Kỹ thuật ELISA phát hiện KN NS1 và kỹ thuật RT-PCR phát hiện ARN virus rất có giá trị chẩn đoán trong 3 ngày đầu tiên của bệnh với tỷ lệ (+) tương ứng là 68,2% và 75%. Từ ngày thứ 4 trở đi, khà năng phát hiện ARN virus bằng kỹ thuật RT-PCR giảm đáng kể trong khi kỹ thuật ELISA phát hiện KN vẫn phát hiện được KN NS1 trong máu với tỷ lệ cao ngay cả khi KT IgM đặc hiệu virus dengue xuất hiện (67,4 % NS1 dương tính ở ngày thứ 7 của bệnh). Kỹ thuật RT-PCR phù hợp để chẩn đoán trong 3 ngày đầu
của bệnh; Nên áp dụng kỹ thuật SKMD và kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể từ ngày thứ 4 trở đi; Kỹ thuật ELISA
phát hiện KN NS1: từ ngày thứ 1-9.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay có tới 2,5 đến 3 tỷ người sống trong vùng nguy cơ mắc bệnh, mỗi năm có tới 50 – 100 triệu trường hợp mắc SD và 500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện, trong đó 90 % là trẻ em dưới 15 tuổi [2]. Ở Việt Nam bệnh SD/SXHD xuất hiện ở 61/61 tỉnh thành, chủ yếu tập trung ở miền Nam và là một trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất, số mắc đứng thứ 5, tử vong đứng thứ nhất trong 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch [5].
Việc phát hiện sớm và đúng căn nguyên gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho điều trị có hiệu quả, giảm tỷ lệ tử vong và dự báo sớm được vụ dịch SD/SXHD có thể xảy ra. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nghiên cứu về bệnh SD/SXHD đã giúp cho việc chẩn đoán căn nguyên của bệnh SD/SXHD ngày càng hoàn thiện hơn.
Hiện nay, bên cạnh các kỹ thuật miễn dịch phát hiện
– Tiêu chuẩn chẩn đoán SD:
+ Sốt cao đột ngột cùng với hai hoặc nhiều biểu hiện sau:
+ Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ, đôi khi có biểu hiện xuất huyết, giảm bạch cầu. Tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD:
+ Sốt đột ngột, nhiệt độ cao liên tục, kéo dài từ 2-7 ngày.
+ Có một trong các dấu hiệu xuất huyết sau (ít nhất có dấu hiệu dây thắt dương tính): đốm xuất huyết, ban xuất huyết, vết bầm máu, chảy máu cam, chảy máu lợi, nôn máu và/hoặc ỉa máu.
+ Tiểu cầu giảm (< 100.000/mm3)
+ Hematocrit tăng (> 20 %).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích