Nghiên cứu luyện giọng nói thực quản sau cắt thanh quản toàn phần ở người Việt Nam
Ung thư thanh quản – hạ họng là loại ung thư đứng thứ hai trong số các ung thư đầu mặt co, chỉ sau ung thư vòm. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 15.000 người mắc[27], [101]. Hàng năm, khoa ung bướu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương nhận từ 150 tới 200 bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư thanh quản ở Việt Nam thường đến bệnh viện khi khối u đã lan rộng, phải chỉ định cắt bỏ toàn bộ thanh quản[73], điều này đồng nghĩa với việc sau phẫu thuật bệnh nhân bị mất ngôn ngữ giao tiếp bằng lời.
Giao tiếp lời là ngôn ngữ chính trong cuộc sống xã hội, qua đó họ có thể truyền đạt thông tin, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng…Chính vì thế, mất thanh quản – mất đi giọng nói làm cuộc sống người bệnh trở nên khó khăn, bức bối, nhiều người trong số đó xuất hiện trầm cảm sau mổ [45].
Việc trả lại lời nói cho những bệnh nhân bị cắt bỏ toàn bộ thanh quản là một vấn đề được nhiều thầy thuốc tai mũi họng cũng như các nhà ngôn ngữ học quan tâm với mong muốn giúp cho người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn[31]. Hiện nay có ba phương pháp chủ yếu để tập nói sau cắt bỏ thanh quản là giọng thanh quản điện, giọng khí – thực quản và giọng thực quản [26].
Giọng thanh quản điện được tạo ra bởi một dụng cụ phát ra âm cơ học[67] nên nghe đều đều như máy nói, không biểu lộ được cảm xúc khi giao tiếp đồng thời lại rất đắt so với thu nhập của người Việt Nam. Giọng thanh quản điện thường được sử dụng trong giai đoạn đầu ngay sau phẫu thuật hoặc thất bại khi tập giọng nói khí thực quản hay giọng nói thực quản[96].
Giọng nói khí – thực quản được hình thành khi luồng hơi từ phổi qua van nối từ khí quản sang thực quản[97]. Giọng khí – thực quản có chất lượng phát âm khá tốt nhưng phải thực hiện thêm phẫu thuật đặt van nối và lưu van đe lại nhiều biến chứng, có trường hợp tử vong do viêm trung thất. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam như Trần Minh Trường [18] sử dụng prothesis tự tạo, Phạm Tuấn Cảnh [2] ứng dụng đặt provox để tập cho bệnh nhân nói giọng khí – thực quản.
Giọng nói thực quản được tạo ra khi hơi đi từ thực quản lên đoạn họng – thực quản: Đoạn nối giữa các cấu trúc còn lại của họng sau cắt thanh quản toàn phần (Trong luận án này, chúng tôi gọi đoạn họng thực quản dùng tạo nguồn thanh thay cho thanh quản là “nếp thanh mới”). Giọng nói thực quản có thể giao tiếp được, lại hoàn toàn tự nhiên vì được tạo ra từ một cơ quan trong cơ thể mà không cần vật liệu thay thế [100].
Ớ Việt Nam cũng đã có một vài bài báo tìm hiểu về luyện giọng thực quản[3] nhưng chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống, chưa đề xuất một quy trình cụ thể cho người nói tiếng Việt. Chính vì thế đề tài “Nghiên cứu luyện giọng nói thực quản sau cắt thanh quản toàn phần ở người Việt Nam’” được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm giọng nói thực quản tiếng Việt (phương ngữ Bắc Bộ) và một số yếu tố liên quan tới khả năng nói giọng thực quản.
2. Xây dựng bài tập nói giọng thực quản tiếng Việt phương ngữ Bắc bộ và đánh giá hiệu quả áp dụng.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÁT ÂM SAU CẮT THANH
QUẢN 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 4
1.2. BÀI TẬP CHO NHỮNG BỆNH NHÂN NÓI GIỌNG THỰC QUẢN. 5
1.2.1. Trên thế giới 5
1.2.2. Ở Việt Nam 6
1.3. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG THANH QUẢN 7
1.3.1. Các sụn thanh quản 7
1.3.2. Các dây chằng và màng của thanh quản 8
1.3.3. Các cơ thanh quản 8
1.3.4. Dây thanh 8
1.3.5. Thần kinh thanh quản 9
1.4. PHÁT ÂM GIỌNG THANH QUẢN 10
1.4.1. Cơ chế luồng hơi 11
1.4.2. Tạo thanh 12
1.4.3. Cộng hưởng 17
1.4.4. Cấu âm 18
1.4.5. Các cơ tham gia vào quá trình phát âm 20
1.4.6. Yếu tố điều hoà, ảnh hưởng tới quá trình phát âm giọng thanh quản 20
1.5. THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG SAU CẮT
THANH QUẢN 22
1.5.1. Nguyên lý cắt thanh quản toàn phần 22
1.5.2. Thay đoi giải phẫu và rối loạn chức năng sau cắt thanh quản 23
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG PHÁT ÂM SAU CẮT
THANH QUẢN 26
1.6.1. Giọng thanh quản điện 26
1.6.2. Giọng khí – thực quản 28
1.6.3. Giọng thực quản 29
1.7. NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG TRONG TẬP NÓI GIỌNG
THỰC QUẢN 34
1.7.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt 34
1.7.2. Âm đầu 35
1.7.3. Hệ thống vần 36
1.7.4. Thanh điệu tiếng Việt 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 41
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42
2.3. CHỌN MẪU VÀ CỠ MẪU 42
2.4. THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ CÁC THAM SỐ NGHIÊN CỨU 42
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 1 42
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu mục tiêu 2 44
2.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 49
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 54
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 56
3.1.1. Mô tả đặc điểm giọng thực quản tiếng Việt 56
3.1.2. Các yếu tố liên quan tới khả năng nói giọng thực quản 66
3.2. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 73
3.2.1 Xây dựng quy trình bài tập phát âm cho người nói GTQ 73
3.2.2. Đánh giá hiệu quả sau luyện tập 76
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm giọng nói thực quản phát âm tiếng Việt (phương ngữ Bắc Bộ) và
một số yếu tố liên quan tới khả năng nói giọng thực quản 85
4.1.1. Đặc điểm giọng thực quản phát âm tiếng Việt 85
4.1.2. Các yếu tố liên quan đến khả năng nói giọng thực quản 91
4.2. VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH LUYỆN TẬP NÓI GIỌNG THỰC QUẢN
VÀ ĐÁNH GIA HIỆU QUẢ 100
4.2.1. Về xây dựng bài tập 100
4.2.2. Đánh giá hiệu quả quy trình bài tập (đánh giá nhóm 2) 106
4.2.3. Đánh giá khả năng nói giọng thực quản của hai nhóm 110
4.2.4. So sánh giọng thực quản và giọng thanh quản điện qua khả
năng phát âm thanh điệu tiếng Việt (phương ngữ Bắc Bộ) 111
4.2.5. Về chất lượng giọng thực quản sau 24 tháng 111
4.2.6. So sánh quy trình và bài tập luyện GTQ đã áp dụng trong luận
án với quy trình và bài tập của các tác giả khác: 112
KẾT LUẬN 113
KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích