Nghiên cứu mật độ khoáng xương của một số vận động viên thể thao trong thời gian luyện tập và thỉ đấu bằng phương pháp hấp thu tỉa X nàng lượng kép

Nghiên cứu mật độ khoáng xương của một số vận động viên thể thao trong thời gian luyện tập và thỉ đấu bằng phương pháp hấp thu tỉa X nàng lượng kép

Ngày nay loãng xương đã trở thành vấn đề 1ỚĨ1 đối với sức khoẻ cộng đồng. Theo tổ chức y tế thế giới thì loãng xương đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch, là một trong bốn vấn đề lớn của y học thế kỷ XXI (ung thư, tim mạch, loãng xương và đột quỵ não).
Loãng xương là một bệnh được đặc trưng bởi sự giảm mật độ xương và sự thay dổi vi cấu trúc của xương dẫn đến tình trạng xương trở nên xốp, mỏng, giòn vắ dễ gãy. Để đánh giá mật độ khoáng xương hiên nay có nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Phương pháp đỡ tỷ trọng khoáng xươĩlg bằng tia X nâng lượng kép /được tổ chức y tế thế giới đánh giá là phương pháp tốt nhất để đo mật độ xương.
Mật độ khoáng xương phụ thuộc nhiểu yếu tố đó là tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, chế độ vận động thân thể trong đó thể dục thể thao đóng một vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên luyện tập như thế nào để tăng cường sức khoẻ cũng như sự chắc khoẻ của xương. Các nhà khoa học đã chứng minh được vận động thường xuyên vừa phải sể làm tăng cường mật độ xương, duy trì mật độ xương như vậy làm tăng sự chắc khoẻ của xương. Vận động quá mức gây ảnh hưởng đến hấp thu chất khoáng xương do đó dẫn đến giảm mật độ xương khiến cho xương dễ gãy. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể dục thể thao nước nhà đã đạt những thành tích đáng khích lệ. Để có thành tích này đòi hỏi vận động viện tập luyện cường độ cao và thời gian tập luyện căng thẳng. Điều đó có thể dẫn tới ảnh hưởng mật độ khoáng của xương, mỗi: một môn thể thao có tác dụng lên từng điểm của xương và vì vậy mật độ xương của từng bộ môn có thể là khác nhau. Vì vậy nghiên cứu mật độ khoáng xương của các vận động viên thể thao là cần thiết. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần tham gia chế độ tuyển chọn vận động viên, đưa ra một chế độ luyện tập hợp lý đề phòng loãng xươĩig do luyện tập quá sức.’ Với mong muốn góp phần vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho các vận động viên chúng tôi tiến,hành đề tài:
Nghiên cứu mật độ khoáng xương của một số vận động viên thể thao trong thời gian luyện tập và thỉ đấu bằng phương pháp hấp thu tỉa X nàng lượng kép. Với 2 mục tĩêu:
–    Xác định mật độ khoáng xương ở một số nhóm vận động viên
–    Tìm hiểu một số loaị vận động ảnh hưởng đến mật độ khoáng xương đốt sống thắt lưng, đầu trên xương đùi ọủa những Vận động viên này.
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu 45 nam vận động viên hoạt động thể thao trong đó gồm 17 vậnpđộng viên bóng ném, llkarater, 17judo và 20 thanh niên không phải vận động viên tuổi từ 15-30, không có bệnh lý về xương khớp, không mắc bệnh về chuyển hoá, nội tiết…được kiểm tra mật độ khoáng xương bằng máy UNIGAMMẢ PLUS
Mỗi đối tượng đo trong thòi gian tập luyện Các đối tượng loại khỏi nghiên cứu:
–    Người có tiền sử chấn thương nặng, gãy xương do chấn thương nặng.
–    Mắc các bệnh liên quan đến chuyển hoá xương: Viêm khớp dạng thấp, bệnh cushing, gút, đa u tuỷ xương, cường cận giáp, đái tháo đường, bệnh gan, thận mạn tính.
–    Dùng các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hoá xương: Corticosteroid, hormon tuyến giáp, nội tiết tố sinh dục, thuốc chống động kinh, thuốc chống đông…kéo dài.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả
2.3.    Đánh giá lâm sàng
Mỗi đối tượng có một phiếu điều tra, bao gồm phần phỏng vấn và thăm khám để tìm hiểu một số yếu tố có liên quan tói mật độ xương.
2.3.1.    Phỏng vấn
–    Tuổi: Tính theo năm
–    Giới
–    Thể thao: Môn chính là môn gì, thời gian tham gia thể thao, các môn phối hơp,
–    Thói quen sinh hoạt: uống sữa, chế độ ăn, hút thuốc , uống rượu, thói quen uống cà phê
–    Tiền sử bệnh tật, phẫu thuật, sử dụng thuốc:
2.3.2.    Thăm khám lâm sàng
–    Đo chiều cao, cân nặng:
Xác định chỉ số khối cơ thể BMI (Body mass index) được tính theo công thức Kaup: BMI = cân nặng (kg)/(chiều cao)2.
–    Khám toàn diện: để phát hiện bệnh tật nói chung, đặc biệt những bệnh liên quan đến chuyển hoá xương (loại khỏi diện nghiên cứu).
–    Xét nghiệm các chỉ số trong máu: CTM, ure, creatinine, đường, Ca+2, canxi ion hoá, GOT, GPT,… để loại trừ các bệnh gây loãng xương.
2.4.    Đo mật độ xương:
Kỹ thuật được tiến hành tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu Nghị. Sử dụng máy đo hấp thu tiá X năng lượng kép ƯNIGAMMA PLUS do hãng Metaltronical- Italy sản xuất.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment