Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi

Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi

Luận án Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi.Gãy cổ xương đùi là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi với tỉ lệ nữ:nam là 3:1 [9]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có 1.6 triệu ca gãy cổ xương đùi trên thế giới và ước tính đến năm 2050, thế giới có tới 6,25 triệu ca gãy cổ xương đùi trong đó trên 50% số này sẽ thuộc khu vực châu Á [113]. Năm 2010, tại Canada, chi phí chăm sóc trong và sau gãy cổ xương đùi là 3.9 tỷ đô la. Theo Klotzbuecher (2000), người đã gãy cổ xương đùi tiếp tục mất xương gấp 1,4 lần (95%CI: 1,1 – 1,8) và nguy cơ gãy cổ xương đùi còn lại là 2,3 lần so với người không gãy [trích từ 118]. Những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi là tuổi, tình trạng giảm mật độ xương ở cổ xương đùi, ngã, và các yếu tố liên quan đến ngã do suy giảm chức năng thần kinh cơ như sức cơ, thị lực, các điều kiện ngoại cảnh xung quanh [118]. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ này là một trong những chiến lược chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở nhiều nước trên thế giới.

Mật độ xương và chất lượng của xương luôn được quan tâm ở người cao tuổi. Mật độ xương được phản ánh khối lượng của xương. Chất lượng của xương được phản ánh gián tiếp qua hoạt động của chu chuyển xương. Thông qua các marker của quá trình tạo xương và hủy xương cho phép đánh giá chuyển biến sinh học của mô xương. Theo Hội chống loãng xương Thế giới và Hiệp hội sinh hoá Quốc tế (2011), cùng với mật độ xương, các marker chu chuyển xương có ý nghĩa trong tiên lượng mất xương, dự báo nguy cơ gãy xương và gãy xương tiếp theo, theo dõi hiệu quả điều trị loãng xương [111]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các marker chu chuyển xương có sự thay đổi sớm hơn so với mật độ xương sau gãy xương cũng như sau điều trị thuốc chống loãng xương. Osteocalcin và CTX huyết thanh tăng cao ở người gãy cổ xương đùi. Còn sau điều trị thuốc chống loãng xương marker huỷ xương (CTX huyết thanh) thấy cải thiện sớm ngay sau 6 tuần điều trị và marker tạo xương cải thiện sau 2 đến 3 tháng điều trị [70], [111]. Trong khi đó sự thay đổi mật độ xương chỉ đo được ít nhất sau 6-12 tháng điều trị. Định lượng nồng độ Osteocalcin và CTX trong huyết thanh được khuyến cáo trong thực hành lâm sàng theo dõi hiệu quả điều trị thuốc chống loãng xương hoặc dự báo nguy cơ mất xương, gãy xương tiếp theo ở các bệnh nhân loãng xương, gãy xương [111].
Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, thống kê năm 2014 có 7,5 triệu người có độ tuổi trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiểu biết của cộng đồng về gãy xương ở người cao tuổi, những yếu tố nguy cơ và hậu quả của bệnh còn nhiều hạn chế. Theo nghiên cứu dịch tễ của Nguyễn Thị Thanh Hương, tỉ lệ loãng xương ở người trên 50 tuổi tại Việt Nam là 23% [82]. Theo Nguyễn Văn Quang, tỉ lệ gãy cổ xương đùi tại trung tâm Chấn thương chỉnh hình – TP. Hồ Chí Minh là 10% [10] và tỉ lệ loãng xương ở người nữ gãy cổ xương đùi tại Trung tâm này là 77,5% [12]. Tìm hiểu đồng thời một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, cùng mật độ xương và marker chu chuyển xương nhằm dự báo nguy cơ gãy cổ xương đùi; làm rõ thêm ý nghĩa của marker chu chuyển xương trong chẩn đoán và điều trị loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mật độ xương và các marker chu chuyển xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, mật độ xương, tỉ lệ loãng xương bằng phương pháp DEXA, nồng độ các marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với mật độ xương và nồng độ các marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc xương đầu trên xương đùi 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi 5
1.1.3. Chẩn đoán và phân loại gãy cổ xương đùi 10
1.1.4. Điều trị gãy cổ xương đùi 11
1.1.5. Quá trình liền xương, tiến triển và biến chứng của gãy cổ xương đùi 12
1.2. Loãng xương và marker chu chuyển xương ở người cao tuổi 14
1.2.1. Tổng quan về bệnh loãng xương 14
1.2.2. Chu chuyển xương và các marker chu chuyển xương ở người cao tuổi gãy cổ xương đùi 18
1.2.3. Marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh ở người cao tuổi gãy cổ xương đùi 26
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam 31
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 31
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 41
2.2.4. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 42
2.3. Xử lý số liệu 59
2.4. Đạo đức nghiên cứu 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1. Đặc điểm chung các nhóm nghiên cứu 63
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 63
3.1.2. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc 64
3.1.3. Đặc điểm về luyện tập thể lực, thói quen sinh hoạt 66
3.1.4. Đặc điểm về mãn kinh ở bệnh nhân nữ gãy cổ xương đùi 67
3.1.5. Đặc điểm bệnh lý kết hợp 67
3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng thường qui 68
3.1.7. Đặc điểm gãy cổ xương đùi 70
3.2. Một số yếu tố nguy cơ gãy xương, mật độ xương và tỉ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh 71
3.2.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ gãy xương 71
3.2.2. Mật độ xương, tỉ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi 79
3.2.3. Nồng độ marker chu chuyển xương Osteocalcin và CTX huyết thanh 82
3.3. Liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với mật độ xương và nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 86
3.3.1. Liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với mật độ xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 86
3.3.2. Liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi 92
3.3.3. Sự thay đổi mật độ xương, nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh sau điều trị thuốc bisphophonate 97
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 99
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu 99
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 99
4.1.2. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc 100
4.1.3. Đặc điểm về luyện tập thể dục và một số thói quen sinh hoạt. 103
4.1.4. Đặc điểm về mãn kinh ở các bệnh nhân nữ gãy cổ xương đùi 104
4.1.5. Đặc điểm về bệnh lý kết hợp và một số xét nghiệm cận lâm sàng thường qui 106
4.1.6. Đặc điểm về tình trạng gãy cổ xương đùi 108
4.2. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi, mật độ xương, nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi. 110
4.2.1. Một số yếu tố nguy cơ gãy cổ xương đùi 110
4.2.2. Mật độ xương và tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 116
4.2.3. Nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 119
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với mật độ xương, nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 120
4.3.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với mật độ xương và nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi 120
4.3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng với nồng độ Osteocalcin, CTX huyết thanh ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi. 124
4.3.3. Nhận xét sự thay đổi mật độ xương, nồng độ Osteocalcin và CTX huyết thanh ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi có loãng xương điều trị bisphosphonat. 129
4.4. Ý nghĩa khoa học và hạn chế của đề tài 132
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thị Thanh Hoa, Lê Thu Hà, Phạm Đăng Ninh (2016), “Mật độ xương và một số yếu tố nguy cơ gãy xương, loãng xương ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi”. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Số 6, tập 11, tr 1-8.
2. Vũ Thị Thanh Hoa (2016), “Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ osteocalcin, CTX huyết thanh và mật độ xương ở bệnh nhân cao tuổi có gãy cổ xương đùi”. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Số 6, tập 11, tr 8 -14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Thị Mỹ Anh (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của Bisphosphonate đến sự thay đổi các marker osteocalcin và beta-crosslap ở phụ nữ mãn kinh loãng xương, Luận văn Thạc sĩ dược học, Học viện Quân y, Hà Nội.
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Lực, Hữu Thị Chung và cs (2005), “Nghiên cứu mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh bằng phương pháp siêu âm”, Tài liệu hội nghị khoa học Hội thấp khớp học Việt Nam, chuyên đề Những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp, 89-97.
3. Trịnh Bình (2007), Mô liên kết, Mô – Phôi, Chương 2, 38 – 70.
4. Bộ Y tế (2014), “Định lượng N-MID Osteocalcin”, Danh mục kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh, 332-334.
5. Lê Thu Hà (2007), “Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở 175 phụ nữ bằng phương pháp DEXA tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 3(2): 5 – 8.
6. Lê Thu Hà, Lưu Hồng Hải, Vũ Thị Thanh Hoa và cộng sự (2009), “Nghiên cứu lâm sàng, mật độ xương và biến chứng ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi”, Tạp chí Nội khoa, 4: 47-52.
7. Hoàng Thị Kiều Hoa, Nguyễn Đình Khoa (2014), “Tỷ lệ té ngã và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi gãy cổ xương đùi”, Tạp chí Nội khoa Việt Nam, 152-158.
8. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), “Cập nhật về chẩn đoán và điều trị loãng xương”, Hội nghị loãng xương Hà Nội lần thứ IV, trang 5.
9. Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Xuân Thủy và cs (2005), “Gãy cổ xương đùi”, Chấn thương chỉnh hình, Chương 2, 374-386.
10. Nguyễn Văn Quang (2007), “Phương pháp xuyên đinh qua da điều trị gãy cổ xương đùi mới ở người trên 65 tuổi”, Hội nghị thường niên Chấn thương chỉnh hình lần thứ XIV”.
11. Đào Xuân Thành (2012), “Nghiên cứu thay đổi mật độ xương quanh khớp háng toàn phần không xi măng”, Hội nghị loãng xương Hà Nội lần thứ IV, 31.
12. Nguyễn Thái Thành (2007), “Lượng giá mật độ xương đo bằng phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép và khảo sát các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nữ gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học lâm sàng, 9: 42 – 47.
13. Vũ Thị Thanh Thủy (2007), “Một số yếu tố liên quan đến gãy cổ xương đùi do loãng xương ở các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn”, TCNCYH, 50 (4).
14. Lê Quang Trí (2014), Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người già bằng khung cố định ngoài, Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2007), “Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ”, Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa, Chương I, 13-32.
16. Luật người cao tuổi (2011), Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment