Nghiên cứu mật đô xương và một số yếu tố liên quan ở bênh nhân nữ suy thận mạn chưa điều tri thay thế

Nghiên cứu mật đô xương và một số yếu tố liên quan ở bênh nhân nữ suy thận mạn chưa điều tri thay thế

Đặt vấn đề: Suy thận mạn có rất nhiều biến chứng khác nhau như biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh, huyết học…trong đó có biến chứng tổn thương xương. Mục tiêu: (1) Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân nữ suy thận mạn chưa điều trị thay thế. (2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 bệnh nhân nữ, dưới 50 tuổi, suy thận mạn có mức lọc cầu thận < 30 ml/phút, chưa điều trị thay thế, được điều tra, thăm khám và đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép, máy Hologic Explorer. Kết quả: (1)Tại vị trí cột sống thắt lưng, tỷ lệ bệnh nhân có giảm mật độ xương là 43,2%, có loãng xương là 20,5%; có bất thường về mật độ xương (bao gồm giảm mật độ xương và loãng xương) là 63,7%. Tại vị trí cổ xương đùi, tỷ lệ này tương ứng là 50%; 15,9% và 65,9%. Mật độ xương tại cổ xương đùi là 0,793 ± 0,128 (g/cm2) và tại cột sống là 0,899 ± 0,157 (g/cm2). Có tương quan thuận giữa mật độ xương đo tại hai vị trí với r = 0,72 (p < 0,001). (1) Có tương quan thuận giữa mật độ xương tại cổ xương đùi với mức lọc cầu thận (r = 0,38; p < 0,05) và nồng độ phosphor huyết thanh (r = 0,35; p <
0.    05).    Có mối tương quan nghịch giữa mật độ xương tại cổ xương đùi với nồng độ PTH huyết thanh (r = – 0,32; p < 0,05). Không có mối tương quan giữa mật độ xương với nồng độ calci và calci ion hoá của huyết thanh. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương xương khác nhau tuỳ từng vị trí đo mật độ xương. Mức độ suy thận càng nặng thì mật độ xương càng giảm; tình trạng cường cận giáp trạng thứ phát càng nặng biểu hiện bằng nồng độ PTH huyết thanh càng tăng thì mật độ xương càng giảm.
Từ khoá: Mật độ xương, DXA, suy thận mạn
1.    ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn tính (STM) thực sự là một gánh nặng bênh tật của xã hội. Bênh có tần xuất tăng nhanh và đòi hỏi chi phí điều trị khổng lổ. Suy thận mạn có rất nhiều biến chứng khác nhau như biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh, huyết học…trong đó có biến chứng tổn thương xương. Tổn thương xương có thể xuất hiên ngay ở giai đoạn sớm của STM. Tổn thương xương do STM được coi là “kẻ phá hoại thầm lặng” vì bênh nhân có thể không có triệu chứng lâm sàng, khi xuất hiên triệu chứng như đau xương, biến dạng xương và gãy xương thì thường là đã tổn thương xương nặng hoặc ở giai đoạn cuối của suy thận.
Cùng với sự tiến bộ của y học, đã có nhiều phương pháp để đánh giá tổn thương xương, trong đó có phương pháp đo mật độ xương (MĐX). Hiên nay có nhiều kỹ thuật đo MĐX nhưng đo MĐX bằng phương pháp hấp thụ năng lượng kép X quang (Dual-photon X-ray Absortiometry – DXA) được xem là phương pháp chuẩn để đánh giá MĐX cũng như để chẩn đoán loãng xương (LX). Trên thế giới và tại viêt nam đã có một số công trình nghiên cứu về MĐX ở bênh nhân STM nhưng chủ yếu ở đối tượng là BN đã lọc máu chu kỳ cho thấy số BN có giảm MĐX và LX chiếm tỷ lê khá cao. Nhằm góp phần tìm hiểu, phát hiên sớm và phòng biến chứng tổn thương xương ở bênh nhân STM chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mật đô xương và một số yếu tố liên quan ở bênh nhân nữ suy thận mạn chưa điều tri thay thế” với mục tiêu:1)Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bênh nhân nữ suy thận mạn chưa điều tri thay thế. 2)Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các đối tượng nêu trên.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
1.    Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 44 bênh nhân nữ được chọn ngẫu nhiên tuổi từ 20-50, được chẩn đoán là STM có mức lọc cầu thận (MLCT) < 30 ml/phút (thuộc giai đoạn IV và V theo phân loại bênh thận mạn tính của Hội thận học Hoa Kỳ – 2002), chưa được điều trị thay thế thận suy điều trị tại khoa Thận tiết niêu – Bênh viên Bạch Mai trong thời gian từ 10/2008 đến 9/2009,
Chúng tôi loại khỏi nghiên cứu các trường hợp: Suy thận cấp, tuổi > 50 tuổi, đã điều trị thay thế, suy thận do viêm cầu thận Lupus, viêm cầu thận có hội chứng thận hư. Một số bênh đi kèm ảnh hưởng tới mật độ xương như: suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, bênh nội tiết (đái tháo đường, Cushing, bênh tuyến giáp…), bênh gan mạn tính, bênh hô hấp mạn, bênh xương khớp mạn, bênh hê tạo máu, ung thư các loại. BN có các yếu tố ảnh hưởng tới MĐX: đã mãn kinh hoặc cắt hết buồng trứng, bất động kéo dài trên 1 tháng. Đang dùng thuốc có ảnh hưởng tới MĐX: thuốc điều trị LX, corticoide, thuốc gây độc tế bào, thuốc chống động kinh, heparin, estrogen, hormon tuyến giáp.
2.    Phương pháp nghiên cứu
2.1.    Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả, cắt ngang, tiến cứu.
2.2.    Kỹ thuật thu thập thông tin: theo một mẫu bênh án thống nhất.
2.2.1.    Hỏi bênh: về thông tin chung (tên, tuổi, giới, nghề nghiêp…), tiền sử bênh tật, chế độ dùng thuốc.
2.2.2.    Thăm khám lâm sàng: Đo chiều cao, cân nặng, tính diên tích da theo bảng Dubois. Đánh giá các triêu chứng lâm sàng của suy thận mạn: phù, thiếu máu, tăng huyết áp, cọ màng tim, chán ăn, buồn nôn, nôn. Các triêu chứng liên quan rối loạn calci – phosphor và tổn thương xương: chuột rút, ngứa da, dị cảm, viêm khớp, đau xương cột sống và đau xương chi, calci hoá trên da.
2.2.3.    Thăm dò cận lâm sàng: huyết học và sinh hóa làm tại khoa Huyết học và khoa Sinh hoá – Bênh viên Bạch Mai bao gồm: CTM, ure, creatinin, calci, calci ion hoá, phosphor, parathormon (PTH), protein, tế bào niêu.
2.2.4.    Đo mật độ xương: Địa điểm tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bênh viên Bạch Mai. Loại máy: máy đo hấp thụ tia X năng lượng kép Explorer của hãng Hologic (Mỹ) sản xuất. Vị trí đo: cột sống thắt lưng (CSTL) (L1 – L4) và cổ xương đùi (CXĐ). Kết quả cuối cùng hiển thị bằng chỉ số T – score.
– Đánh giá MĐX theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO (1994):
+ Bình thường: T – score ^ – 1. Giảm mật độ xương: – 1 > T – score > – 2,5.
+ Loãng xương: T – score ^ – 2,5. Loãng xương nặng: LX và có một hoặc nhiều gãy xương.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment