Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế
Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế.Suy thận mạn tính (Chronic renal failure) hay bệnh thận giai đoạn cuối(End – Stage – Renal – Disease – ESRD) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu[49]. Đây là một tình trạng bệnh lý có tần xuất tăng nhanh và đòi hỏi chi phíđiều trị khổng lồ [54]. Các nhà khoa học Mỹ đã dự báo số người mắc bệnh suy thận mạn (STM) phải điều trị lọc máu và ghép thận sẽ tăng lên từ 340.000vào năm 1999 lên đến 651.000 vào năm 2010. Suy thận mạn, đặc biệt là giaiđoạn phải điều trị thay thế, thực sự là một gánh nặng bệnh tật của xã hội [49].Suy thận mạn có rất nhiều biến chứng khác nhau và bệnh nhân thường tửvong do các biến chứng. Suy thận càng nặng thì biến chứng càng nhiều, trongđó có biến chứng tổn thương xương do suy thận. Các tổn thương xương có thểxuất hiện ngay ở giai đoạn sớm của STM [6], [33], [43], [57]. Đây là mộtbệnh xương có nguồn gốc chuyển hóa, nguyên nhân là do thận suy và gây ranhững biến loạn về cân bằng calci và phosphor. Tổn thương xương trongSTM gồm có hai loại là viêm xơ xương do cường cận giáp thứ phát; và loạndưỡng xương, bao gồm nhuyễn xương và bệnh xương bất hoạt [6], [43], [57],[61]. Suy thận mạn, cường cận giáp, thiếu máu đều là những yếu tố nguy cơcủa loãng xương (LX) ở cả nam và nữ [29]. Tuy nhiên, các biểu hiện củabệnh xương trong STM thường kín đáo, khó phát hiện; khi đã có triệu chứnglâm sàng như đau xương, gãy xương bệnh lý thì bệnh đã nặng. Hậu quả củanó là gây giảm sức lao động, thậm chí là tàn phế, làm giảm chất lượng cuộcsống của người bệnh và tăng chi phí về kinh tế cho bản thân người bệnh cũngnhư cho xã hội.Cùng với sự tiến bộ của y học, đã có nhiều phương pháp để đánh giá tổnthương xương, trong đó có phương pháp đo mật độ xương (MĐX). Hiện naycó nhiều kỹ thuật đo MĐX, nhưng đo MĐX bằng phương pháp hấp phụ năng lượng kép X quang (dual-photon X-ray absorptiometry hay DXA) được xemlà phương pháp chuẩn để đánh giá MĐX cũng như để chẩn đoán loãng xương[17], [24], [29], [44].Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về MĐX và LX ở bệnhnhân STM, cho thấy tỷ lệ giảm mật độ xương và LX tương đối cao. Nghiêncứu của M.Rix [48] cho thấy tổn thương xương xuất hiện ở giai đoạn sớm củaSTM và có thể được dự báo từ giảm MĐX (đo bằng phương pháp DXA) vàtăng PTH máu; và tỷ lệ LX ở bệnh nhân STM là 30%. Tại Việt Nam, trongnghiên cứu của Trần Hồng Nghị [19], 32 bệnh nhân STM đã lọc máu chu kỳđược đo MĐX bằng phương pháp siêu âm cho thấy tỷ lệ LX ở nhóm nghiêncứu là 46,9% .Vì các tổn thương xương có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm của suy thậnnên điều trị dự phòng là rất cần thiết. Ở Việt Nam chúng tôi chưa thấy cónghiên cứu cụ thể về MĐX ở bệnh nhân STM chưa điều trị thay thế. Nhằmgóp phần thêm vào hiểu biết chung về bệnh STM và chăm sóc bệnh nhân STMđược toàn diện hơn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế“với mục tiêu:1.Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân suythận mạn chưa điều trị thay thế.2.Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở các bệnh nhânsuy thận mạn