Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kỳ
Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kỳ.Bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang tăng lên nhanh chóng ở các nước trênthế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người suy thận mạn giai đoạncuối đang được điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận)và số người này ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 [1] .Tại Việt Nam số lượng bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa cóthống kê cụ thể trên toàn quốc. Số bệnh nhân được điều trị thay thế chỉ chiếm10% trong số nhu cầu được điều trị. Tuy nhiên số bệnh nhân đang được điều trịthay thế thận suy tăng nhanh hàng năm, trong đó số bệnh nhân điều trị thận nhântạo chu kỳ đang quá tải ở nhiều bệnh viện trong cả nước [2] .Mặc dù được điều trị thay thế để kéo dài cuộc sống nhưng các biếnchứng ở những bệnh nhân này làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuốc sốngcủa họ. Biến chứng trong giai đoạn điều trị thay thế, đặc biệt trong điều trịthận nhân tạo chu kỳ rất đa dạng như: biến chứng tim mạch, rối loạn nước-điện giải và thăng bằng kiềm toan, thay đổi về huyết học, biến chứng thầnkinh, tổn thương xương …. Tổn thương xương trong suy thận mạn gồm hailoại là viêm xương do cường cận giáp thứ phát, và loạn dưỡng xương, baogồm nhuyễn xương và xương bất hoạt [3] , [4] , [5] . Do vậy cần phát hiệnsớm và điều trị các biến chứng nói chung và tình trạng loãng xương nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ bệnh nhân.Để phát hiện tình trạng loãng xương hiện nay có rất nhiều phương pháp,trong đó có phương pháp đo mật độ xương. Có nhiều phương pháp đo mật độxương, nhưng đo mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ năng lượng kép Xquang (dual- energy X- ray absorptiometry hay DXA) được xem là phương phápchuẩn để đánh giá mật độ xương cũng như để chẩn đoán loãng xương được thếgiới sử dụng nhiều nhất Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mật độ xương ở những bệnh nhânSTM. Tỷ lệ bệnh nhân STM bị giảm mật độ xương, loãng xương gặp khá cao [10] . Nghiên cứu của Rix M và cộng sự (1999) [11] cho thấy tỷ lệ loãng xương ởbệnh nhân STM điều trị bảo tồn là 30%. Theo Urena [12] (2003), 47-80% sốbệnh nhân bị STM phải lọc máu chu kỳ có loãng xương. Tại Việt Nam trongnghiên cứu của Trần Hồng Nghị (2006) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân STM đãlọc máu chu kỳ nhận thấy tỷ lệ loãng xương là 46,9% khi đo mật độ xương bằngphương pháp siêu âm [13] . Nguyễn Văn Thanh (2009) nghiên cứu trên nhữngbệnh nhân STM giai đoạn 4 và 5, chưa điều trị thay thế thận cho thấy tỷ lệ loãngxương và giảm mật độ xương là 64,5% khi đo mật độ xương bằng phương phápDXA [14] . Nguyễn Minh Thủy (2010) [15] nghiên cứu trên những bệnh nhânSTM từ 50 tuổi trở lên, chưa điều trị thay thế thận cho thấy tỷ lệ loãng xương vàgiảm mật độ xương tại cổ xương đùi là 74,3% và tại cột sống thắt lưng là 71,2%khi đo mật độ xương bằng phương pháp DXA.Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu đề cập đến vấn đề pháthiện tình trạng loãng xương bằng phương pháp DXA trên đối tượng bệnh nhânđiều trị thận nhân tạo chu kỳ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài“Nghiên cứu mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kỳ”với mục tiêu:1.Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân suy thậnmạn giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kỳ.2.Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương và các yếu tố khác.