Nghiên cứu mật độ xương vùng cổ xương đùi của người blnh thường bằng phương pháp đo hấp thụ tia x năng lượng kép
Loãng xương (LX) là một tình trạng bênh lý của hê xương được đặc trưng bồi khối lượng xương thấp kèm theo biến đổi vi câu trúc xương, gây giảm chất lượng xương và hậu quả làm xương trở nên giòn và dễ gãy [124]. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên khung xương của cơ thể, nhưng những vị trí thường gặp là cổ xương đùi, xương sườn, gãy lún thân đốt sống và đầu dưới xương quay. Trong số các gãy xương do loãng xương, cổ xương đùi thường làm tăng nguy cơ tử vong, tàn phế và chi phí y tế cho điều trị nhiều hơn so với khác do loãng xương cộng lại [49].
Mật độ xương (MĐX) thấp là một yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lê gãy xương do loãng xương trên lâm sàng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thây khi mật độ xương cổ xương đùi giảm đi 1 độ lệch chuẩn thì nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên 2-3 lần [52], [145]. Vì vậy việc đo mật độ xương cho phép đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương và theo dõi kết quả điều trị loãng xương.
Khả năng đo được khối lượng xương ở các vị trí xương ngoại vi và trung tâm với độ chính xác cao là một tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương. Từ trước tới nay, nhiều kỹ thuật cho phép đo lường chính xác khối lượng xương ở nhiều vị trí trên bộ xương đã được sử dụng như: đo hấp thụ photon đơn, đo hấp thụ photon kép, đo hấp thụ tia X năng lượng kép, đo khối lượng xương bằng chụp CT-scaner, đo quang đổ tia X kỹ thuật số, đo mật độ xương bằng sóng siêu âm. Các phương pháp ban đầu chỉ hạn chế ở các xương dài ngoại vi, song những phương pháp mới trong những năm gần đây đã cho phép đo được mật độ xương ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, là những vị trí dễ bị gãy xương do loãng xương.
Mỗi phương pháp đều có ưu thế cũng như hạn chế riêng. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp đo mật độ xương bằng đo hấp thụ tia X năng lượng kép được cho là phương pháp tốt nhất vì kết quả cho độ chính xác cao, thời gian thực hiện ngắn, dễ thực hiện và có thể nhắc lại nhiều lần.
Hiện nay trên phạm vi cả nước, đã có nhiều cơ sở sử dụng máy đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép để chẩn đoán và theo dõi điều trị loãng xương, kết quả đo được tham chiếu với dữ liệu của quần thể người Châu á do các nhà sản xuất máy cung cấp. Trên thực tế, tuy Việt Nam cũng là một quốc gia thuộc Châu á nhưng vẫn có những chỉ tiêu nhân trắc và điều kiện dinh dưỡng, điều kiện sống rất khác biệt so với nhiều quốc gia khác, vì vậy việc xác định khối lượng xương và mật độ xương bình thường của người Việt Nam bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép để làm cơ sở dữ liệu tham chiếu cho chẩn đoán và theo dõi loãng xương ở Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để xác định được các chỉ số về khối lượng xương và mật độ xương đại diện cho người Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí lớn, chưa thể triển khai trên nhiều địa phương trong cả nước. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp dữ liệu của một quần thể dân cư trên địa bàn Hà Nội để các thày thuốc lâm sàng có thể tham khảo khi chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh loãng xương bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy X-ray Absorptiometry – DEXA).
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Xác định chỉ số mật độ xương đỉnh vùng cổ xương đùi của người bình thường ở khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép.
2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương vùng cổ xương đùi.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đổ Danh mục các biểu đổ Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3
1.1. Sơ lược cấu tạo và chức năng của xương 3
1.1.1. Sơ lược cấu tạo xương 3
1.1.2 Chức năng của xương 6
1.2. Hoạt động tái tạo xương và điều hoà tái tạo mô xương 6
1.2.1. Hoạt động tái tạo xương 6
1.2.2. Các yếu tố tham gia điều hoà tái tạo xương 7
1.2.3. Những marker phản ánh chu chuyển xương 11
1.3. Loãng xương và những yếu tố nguy cơ gây loãng xương 13
1.3.1. Khái niêm và phân loại loãng xương 13
1.3.2. Những yếu tố’ nguy cơ gây loãng xương 15
1.3.3. Gãy xương xương do loãng xương 23
1.4. Các phương pháp đo mật độ xương 24
1.4.1. Những phương pháp đo mật độ xương bằng phóng xạ 25
1.4.2. Phương pháp đo dựa trên nguyên lý của sóng siêu âm 25
1.4.3. Phương pháp đo dựa trên nguyên lý của tia X 26
1.5. Chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn của WHO 28
1.6. Tình hình bệnh loãng xương trên thế giới và ở Việt Nam 30
1.6.1. Tình hình bênh loãng xương trên thế giới 30
1.6.2. Tình hình bênh loãng xương ở Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.1.2. Cỡ mẫu 35
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Khai thác các thông tin cá nhân và khám lâm sàng 37
2.2.2. Đo mật độ xương 39
2.2.3. Phân tích kết quả 41
2.2.4. Xử lý số’ liệu 45
CHƯƠNG 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu 47
3.1. Mật độ xương của các đối tượng nghiên cứu 47
3.1.1. Những đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 47
3.1.2. Xác định chỉ số mật độ xương đỉnh 48
3.1.3. Tính tỷ lệ loãng xương trong quần thể nghiên cứu 50
3.2. Mối liên quan giữa mật độ xương và các yếu tố’ nguy cơ 58
3.2.1. ảnh hưởng của tuổi, giới với kết quả đo mật độ xương 58
3.2.2. ảnh hưởng của các yếu tố thể chất vối kết quả đo mật độ xương 63
3.2.3. ảnh hưởng của thói quen, lối sống vối kết quả đo mật độ xương 69
3.2.4. ảnh hưởng của các đặc điểm riêng ở nhóm nữ vối kết quả đo mật độ xương 74
3.2.5. Tương quan giữa mật độ xương với một số yếu tố nguy cơ 76
3.2.6. Tỷ lệ phần trăm mất xương 78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 80
4.1. Nhận xét về mật độ xương của các đối tượng nghiên cứu 80
4.1.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 80
4.1.2. Chỉ số mật độ xương đỉnh vùng cổ xương đùi 81
4.1.3. Tính tỷ lê loãng xương trong quần thể nghiên cứu 85
4.2. Nhận xét mối liên quan giữa mật độ xương voi một số yếu tố nguy cơ 92
4.2.1. Mối liên quan của tuổi, giới với kết quả đo mật độ xương 92
4.2.2. ảnh hưởng của các yếu tố’ thể chất với mật độ xương 96
4.2.3. ảnh hưởng của thói quen, lối sống với mật độ xương 99
4.2.4. ảnh hưởng của các đặc điểm riêng ở nhóm nữ với mật độ xương 105
4.2.5 Nhận xét tương quan giữa mật độ xương với một số yếu tố khác 110
4.2.6 Nhận xét về tỷ lê phần trăm mất xương 114
KẾT LUẬN 116
ý KIẾN ĐỂ XUẤT 118
DANH Mực CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG Bố CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHự LựC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích