Nghiên cứu mô bệnh học, độ mô học và tỷ lệ tái phát, sống thêm của các sacôm mô mềm ngoại vi tại bệnh viện K

Nghiên cứu mô bệnh học, độ mô học và tỷ lệ tái phát, sống thêm của các sacôm mô mềm ngoại vi tại bệnh viện K

Sacôm mô mềm (SMM) là ung thư của mô liên kết (trừ xương, tạng, võng nôi mô) và mô thần kinh ngoại vi [17,18]. Trong cơ thể, SMM phân bố ở hai khu vực khác nhau. Khu vực ngoại vi gồm đầu cổ, thân mình, tứ chi. Khu vực trung tâm gồm khoang sau phúc mạc, mạc treo ruôt, trung thất. So với khu vực trung tâm, SMM ở khu vực ngoại vi phổ biến hơn, dễ chẩn đoán hơn và tiên lượng thường tốt hơn [117,139].

Nhìn chung, SMM tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1 % các ung thư và 2% các tử vong do ung thư. Nhưng ở trẻ em, SMM lại chiếm 7% và đứng thứ 5 trong các ung thư ở trẻ em [146]. ở Mỹ, hàng năm có khoảng 10.390 SMM mới mắc và số người chết do SMM khoảng 3.680 người [73]. ở Việt Nam, hiện chưa có những thống kê đầy đủ. Tại Hà Nôi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 1,6 và ở nữ là 1,1/100.000 dân. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ở nam là 1,1 và ở nữ là 0,8/100.000 dân [10,13].

Mặc dù có tỷ lệ mắc bệnh thấp, nhưng SMM lại là nhóm bệnh phức tạp, có hình thái mô học đa dạng, khó chẩn đoán và định typ mô bệnh học. Để chẩn đoán, các nhà bệnh học không những phải phân biệt giữa các typ mô học khác nhau và các dưới typ của SMM mà còn phải phân biệt với các ung thư khác như u lymphô, u hắc tố, ung thư biểu mô…Với mong muốn đạt được chẩn đoán chính xác nên đã có nhiều nghiên cứu về hình thái học được nhiều nhà bệnh học thực hiện để đưa ra các phân loại mô học có tiêu chuẩn rõ ràng, khách quan, đồng thời dễ áp dụng, có khả năng lặp lại và có ý nghĩa thực tiễn. Do đó, nhiều mô tả hình thái học và phân loại các u mô mềm đã được công bố trên y văn thế’ giới như của Stout (1957), Stout và Lattes (1967), Lattes (1983), Enginger (1988)… Riêng Tổ chức Y tế’ Thế’ giới (TCYTTG) cũng đã có 2 bảng phân loại SMM được công bố vào các năm 1969, 1994.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong khoa học và công nghê, kỹ thuật hoá mô miễn dịch (HMMD) được sử dụng nhiều hơn với đô nhậy và đô đặc hiệu cao hơn, đặc biệt là sự bùng nổ của các kỹ thuật di truyền và phân tử, đi đôi cùng với việc theo dõi, đánh giá các diễn biến lâm sàng đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất sinh học cũng như diễn biến lâm sàng của nhóm bệnh phức tạp này. Vì vậy, năm 2002, TCYTTG đã cho ra đời phân loại mô học các SMM lần thứ 3. Trong phân loại mới này, mỗi loại u được mô tả chi tiết không những trong phạm vi hình thái học mà còn chứa đựng các thông tin về lâm sàng, dịch tễ, điều trị, tiên lượng và đặc biệt bao gồm các thông tin về di truyền tế bào, gen học phân tử mà trong các phân loại trước đó chưa được đề cập đến.

Việc áp dụng phân loại mới của TCYTTG không những đưa ra chẩn đoán chính xác về bản chất của từng typ mô học và có ý nghĩa trong điều trị, tiên lượng bệnh mà còn mang tính cập nhật, vừa tạo tiếng nói chung trong chẩn đoán vừa giúp cho việc nghiên cứu, thống kê, đối chiếu SMM ở các trung tâm nghiên cứu cũng như giữa các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới được dễ dàng. Song đây là môt phân loại mới trên môt loại ung thư khá hiếm gặp với hình thái mô học phức tạp, đa dạng và khó chẩn đoán nên việc áp dụng phân loại này ở Việt Nam chưa phổ biến và chưa có sự thống nhất giữa các nhà bệnh học thậm chí cả về thuật ngữ chẩn đoán. Hiện nay, chưa có môt tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu phân loại SMM theo phân loại mới này và đánh giá việc áp dụng phân loại SMM của TCYTTG (2002) ở Việt Nam. Trên thực tế, nhiều khi các thầy thuốc lâm sàng phải trông chờ thêm vào chẩn đoán có sự thống nhất hơn và dễ dàng hơn với các nhà bệnh học là đô mô học của SMM để quyết định điều trị và tiên lượng bệnh bởi nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ đô mô học là yếu tố tiên lượng cả tái phát, di căn và sống thêm. Tuy nhiên, cũng có nhiều hệ thống xếp đô mô học khác nhau và các tiêu chí xếp đô phần lớn phụ thuộc vào loại mô học.

So với các ung thư khác, SMM có tiên lượng khá tốt, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau mổ khá cao (54 đến 74%) [82,84]. Tuy vây, SMM lại rất hay tái phát làm ảnh hưởng đến thời gian sống thêm và chất lượng sống của người bệnh. Tái phát và sống thêm sau mổ phụ thuôc vào nhiều yếu tố. Môt trong những yếu tố cơ bản nhất là phải đảm bảo phẫu thuât sạch u. Ngoài ra còn nhiều yếu khác như typ mô học, đô mô học, kích thước u, vị trí…Vì vây, để đánh giá chính xác ảnh hưởng của typ mô học và đô mô học đến tỷ lệ tái phát và sống thêm của các SMM phải phẫu thuât sạch u. Mặc dù trên thế’ giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá các yếu tố tiên lượng tái phát và sống thêm của các SMM, nhưng trong nước vấn đề này còn ít được đề câp tới.

Bởi những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu mô bệnh học, độ mô học và tỷ lệ tái phát, sống thêm của các sacôm mô mềm ngoại vi tại bệnh viện K” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

1. Phân loại mô bệnh học các SMM theo TCYTTG (2002) và xếp độ mô học các SMM được nghiên cứu.

2. Đánh giá tỷ lệ tái phát, sống thêm s năm của các SMM ngoại vi đã được phẫu thuật sạch u về vi thể và ảnh hưởng của typ mô học, độ mô học đến tỷ lệ tái phát và sống thêm toàn bộ s năm.

MỤC LụC

Lờl cảm ơn

Lờl cam đoan l

Mục lục ll

Chữ vlết tắt v

Danh mục các bảng vl

Danh mục các blểu đồ vll

Danh mục các hình ảnh, sơ đồ vlll

ĐẶT VAN ĐỂ 1

Chương 1: TONG QUAN TÀI LIệU 4

1.1. Tình hình mắc bênh 4

1.2. Phân loạl mô bênh học 5

1.2.1. Phân loạl mô học SMM lần thứ nhất của TCYTTG (1969)

1.2.2. Phân loạl mô học các SMM của TCYTTG, lần 2 (1994) l

1.2.3. Phân loạl mô học các SMM của TCYTTG lần 3 (2002) 8

1.3. Xếp đô mô học lỏ

1.3.1. Lịch sử của xếp đô mô học lỏ

1.3.2. Xếp đô mô học SMM theo Vlên Ung thư Quốc gla (Mỹ) ll

1.3.3. Xếp đô mô học của Llên hlêp Quốc gla các Trung tâm

chống Ung thư 19

1.3.4. So sánh 2 hê thống xếp đô NCI và FNCLCC 19

1.3.5. Môt hê thống xếp đô toàn cầu cho tất cả các SMM 22

l.3. ỏ. Tình trạng của thực tế lâm sàng 23

1.4. Môt số kỹ thuật sử dụng trong định typ mô bênh học SMM 25

1.4.1. Kỹ thuật nhuôm Hematoxylln Eosln (HE) 25

1.4.2. Các kỹ thuật bổ trợ 25

1.5. Đlều trị và tlên lượng các sacôm mô mềm 39

1.5.1. Đlều trị các SMM 39

1.5.2. Các yếu tố tlên lượng tál phát và sống thêm của các SMM 41

1.6. Tình hình nghlên cứu 44

1.6.1. Trên thế glớl 44

1.6.2. Trong nước 45

Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 47

2.1. Đốl tượng nghlên cứu 47

2.1.1. Số lượng bênh nhân nghlên cứu mô bênh học 47

2.1.2. Số lượng bênh nhân nghlên cứu về tál phát và sống thêm 47

2.2. Phương pháp nghlên cứu 49

2.2.1. Thlết kế nghlên cứu: 49

2.2.2. Nôl dung nghlên cứu 49

2.2.3. Xử lý số llêu 58

Chương 3: KẾT QUả NGHIÊN cứu 59

3.1. Phân bố SMM theo tuổl, glớl, vị trí u, kích thước u 59

3.1.1. Phân bố SMM theo glớl 59

3.1.2. Phân bố SMM theo nhóm tuổl 59

3.1.3. Phân bố SMM theo vị trí u 60

3.1.4. Phân bố SMM theo kích thước u 61

3.2. Phân loạl mô bênh học và xếp đô mô học các SMM 61

3.2.1. Phân bố các typ mô bênh học 61

3.2.2. Xếp đô mô học 63

3.2.3. Đạc đlểm mô bênh học 64

3.2.4. Kết quả nhuôm hóa mô mlễn dịch 74

3.3. Kết quả theo dõl tál phát và sống thêm sau mổ 101

3.3.1. Kết quả theo dõl chung sau mổ 101

3.3.2. Tỷ lê tál phát sau từng năm 102

3.3.3. Tỷ lê sống thêm sau từng năm 103

3.3.4. Ảnh hưởng của tál phát đến sống thêm 5 năm toàn bô sau mổ 104

3.3.5. Tál phát 5 năm sau mổ và các typ mô bênh học 105

3.3.6. Sống thêm toàn bô s năm sau mổ và các typ mô bênh học 1G6

3.3.7. Tái phát s năm sau mổ và đô mô học 1G7

3.3.8. Sống thêm s năm toàn bô sau mổ và đô mô học 1G8

Chương 4: BÀN LUẬN 1G9

4.1. Về sự phân bố các SMM theo tuổi, giới, vị trí u 1G9

4.1.1. Về giới 1G9

4.1.2. Về tuổi mắc bênh 1G9

4.1.3. Về vị trí 1G9

4.2. Về typ mô học và đô mô học của SMM 11G

4.2.1. Về sự phân bố các typ mô học 11G

4.2.2. Về xếp đô mô học các SMM 111

4.2.3. Về đặc điểm mô bênh học của các sacôm mô mềm thường gặp… 114

4.2.4. Về vai trò của HMMD trong định typ mô bênh học của SMM 144

4.2. s. Về viêc áp dụng phân loại SMM của TCYTTG năm 2GG2

vào thực tế” chẩn đoán tại Viêt Nam 1s3

4.3. Về kết quả theo dõi tái phát và sống thêm s năm sau mổ 1s6

4.3.1. Về tỷ lê tái phát sau mổ 1s6

4.3.2. Về sống thêm sau mổ 1s7

4.3.3. Ảnh hưởng của đô mô học tới tỷ lê tái phát và sống thêm 1s9

4.3.4. Ảnh hưởng của typ MBH tới tỷ lê tái phát và sống thêm s năm

sau mổ 161

KẾT LUẬN 164

KHUYẾN NGHỊ 165

TÀI LIÊU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG Bố PHỤ LỤC

Mẫu thư gửi bênh nhân

Mẫu phiếu thu thập thông tin bênh nhân sacôm mô mềm Danh sách bênh nhân

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment