Nghiên cứu mô hình quản lý, chảm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIVAIDS tại cộng đổng

Nghiên cứu mô hình quản lý, chảm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIVAIDS tại cộng đổng

Đại dịch HIV/AIDS xuất hiên từ năm 1981, đến nay đã thực sự trở thành hiểm họa toàn cầu với những diễn biến phức tạp. Thế giới đã và đang phải trải qua sự tàn phá nặng nề của đại dịch HIV/AIDS, không một châu lục, một quốc gia, một cộng đổng hay một cá nhân nào lại không bị HIV/AIDS đe dọa [2], [20], [58]. Theo báo cáo của Chương trình phối hợp Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến cuối tháng 12/2006 trên toàn thế giới có 39,5 triệu người đang sống chung với HIV và hàng năm có khoảng 2,5 đến 2,9 triệu người tử vong do AIDS [159], [160]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong phòng chống HIV/AIDS, nhưng bức tranh toàn cầu về HIV/AIDS vẫn còn hết sức ảm đạm. Tại Hội nghị cấp cao về HIV/AIDS được tổ chức tại New York tháng 6/2006, các báo cáo cho thấy, hầu hết các chỉ số của Tuyên ngôn UNGASS (Phiên họp đặc biệt của Đại hội đổng Liên hợp quốc) năm 2001 đều không đạt được và tất cả các quốc gia một lần nữa tái khẳng định cam kết tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS [14], [160].

Ở Việt Nam, sau gần 20 năm đương đầu với dịch, HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung, tuy nhiên ở một số tỉnh/thành phố dịch HIV/AIDS đã có dấu hiệu lan ra cộng đổng [14], [16], [40], [66]. Đến ngày 30/6/2007, cả nước có 131.444 người nhiễm HIV được phát hiện, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 người mới nhiễm HIV, cứ 60 hộ gia đình có 1 hộ có người nhiễm HIV [14], [40]. Tất cả 64 tỉnh/thành phố, 93% số quận/huyện và hơn 60% số xã/phường báo cáo có các trường hợp nhiễm HIV [40], [97]. Theo kết quả ước tính và dự báo, ở Việt Nam đến năm 2010 sẽ có khoảng 311.500 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có khoảng 112.227 bệnh nhân AIDS [95], [97].

Sự gia tăng nhanh chóng số người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã trở thành gánh nặng cho ngành y tế, khiến tình trạng thiếu giường bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Do đó, việc quản lý, chăm sóc và tư vấn cho bênh nhân nhiễm HIV/AIDS tại công đổng là rất quan trọng [8], [9], [14]. Bằng chứng từ nhiều nước trên thế giới cho thấy việc quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại công đổng có thể làm giảm sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, làm tăng số người đến xét nghiệm và tư vấn HIV cũng như củng cố thêm những nỗ lực trong phòng ngừa lây nhiễm HIV [133], [161], [169]. Các nước thực hiện chương trình điều trị bằng thuốc Antiretroviral (ARV) như Brazil, Thái Lan… đều đã sử dụng hệ thống chăm sóc toàn diện sẵn có để mở rông điều trị. Trên thực tế đã cho thấy kết quả rất khả quan [62], [124]. ở nước ta, công tác quản lý, chăm sóc và tư vấn HIV/AIDS dựa vào công đổng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có mô hình phù hợp cho từng vùng miền [43].

Hà Nôi, Hải Phòng và Quảng Ninh là các địa phương đang có tốc đô phát triển kinh tế mạnh mẽ, đây là tam giác kinh tế thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó những mặt trái của xã hôi cũng bôc lô khá rõ ở các địa phương này. Số người nhiễm HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân ở mức cao so với các tỉnh, thành phố khác trên phạm vi toàn quốc [14], [39]. Do đó, công tác quản lý, chăm sóc và tư vấn HIV/AIDS tại công đổng càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có môt nghiên cứu nào đề cập môt cách toàn diện đến việc xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn HIV/AIDS dựa vào công đổng. Xuất phát từ những lý do trên, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Việt Nam ” do Quỹ Toàn cầu tài trợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Mô tả tình hình nhiễm HIV/AIDS và thực trạng công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nôi, Hải Phòng và Quảng Ninh, năm 2004.

2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS dựa vào công đồng tại địa bàn nghiên cứu

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đổ Danh mục hình Danh mục sơ đổ

ĐẶT VÂN ĐỂ 1

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TE HỌC, TÌNH HÌNH NHIEM HIV/AIDS TRÊN THế 3

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.

1.1.1. Một số khái niêm dùng trong nghiên cứu. 3

1.1.2. Những đặc điểm dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS. 3

1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam. 6

1.1.4. Hành vi nguy cơ lây truyền HIV của người nhiễm HIV/AIDS. 10

1.2. THỰC trạng VÀ MỘT số MÔ HÌNH QUẢN LÝ, CHẢM SÓC, 14

VÂN HIV/AIDS TRÊN THế GIớI VÀ TẠI VIỆT NAM.

1.2.1. Khái niệm về quản lý, chăm sóc và tư vấn nhiễm HIV/AIDS. 14

1.2.2. Thực trạng công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam.

1.2.3. Một số mô hình quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm 23 HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam.

2. CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu. 35

2.1. Đối TƯỢNG, ĐỊA ĐIEM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN cứu. 36

2.1.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu. 35

2.1.2. Địa điềm nghiên cứu. 36

2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu. 40

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 40

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 41

2.2.3. Bộ công cụ nghiên cứu. 47

2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu. 48

2.2.5. Xử lý số liệu. 50

2.2.6. Phương pháp khống chế sai số. 50

2.3. ĐẠO Đức TRONG NGHIÊN cứu. 51

2.4. MỘT số HẠN CHế CủA ĐỂ TÀI. 51

2.5. Lực LƯỢNG THAM GIA VÀ Tổ CHứC THực HIỆN 52

2.5.1. Lực lượng tham gia. 52

2.5.2. Tổ chức thực hiện. 53

3. CHƯƠNG 3: KếT QUả NGHIÊN cứu 54

3.1. TÌNH HÌNH NHIEM HIV/AIDS VÀ THực TRẠNG cÔNG TÁc quản 54 LÝ, chăm sóc, TƯ VÂN TẠI 3 TỈNH/THÀNH PHỐ NGHIÊN cứu NẢM 2004.

3.1.1. Tình hình nhiễm HIV /AIDS tại 3 tỉnh/TP nghiên cứu. 54

3.1.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là người nhiễm 60 HIV/AIDS.

3.1.3. Nhu cầu và thực trạng công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn 63

HIV/AIDS tại 3 tỉnh/TP nghiên cứu.

3.2. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH “QUẢN LÝ, CHẢM 75 sóc, TƯ VÂN NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI CỘNG ĐổNG”.

3.2.1. Xây dựng mô hình can thiệp. 75

3.2.2. Kết quả hoạt động của mô hình OPC sau 2 năm triển khai. 85

3.2.3. Hiệu quả mô hình quản lý, chăm sóc, tư vấn ngưòi nhiễm 97

HIV/AIDS dự vào cộng đổng sau 2 năm can thiệp.

3.2.4. Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ của người nhiễm 104

HIV/AIDS.

4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 110

4.1. VÊ TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC 110 QUẢN LÝ, CHẢM sóc, TƯ VÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI 3 TỈNH/TP NGHIÊN CỨU.

4.1.1. Về tình hình nhiễm HIV/AIDS tại 3 tỉnh/TP nghiên cứu. 110

4.1.2. Về đặc điểm của nhóm nghiên cứu là người nhiễm HIV. 111

4.1.3. Về thực trạng quản lý, chăm sóc, tư vấn HIV/AIDS tại 3 114

tỉnh/thành phố nghiên cứu

4.2. VỂ MÔ HÌNH QUẢN LÝ, CHẢM SÓC VÀ TƯ VÂN HIV/AIDS TẠI 117 CỘNG ĐỔNG.

4.2.1. Về tính cấp thiết và căn cứ xây dựng mô hình. 117

4.2.2. Về triển khai hoạt động và kết quả hoạt động của mô hình . 121

4.2.3. Về hiệu quả thay đổi hành vi của người nhiễm HIV/AIDS. 131

KếT LUẬN 136

KHUYẾN NGHỊ 138

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐẢNG IN CÓ LIÊN QUAN ĐếN LUậN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment