Nghiên cứu mô hình quản lý tăng huyết áp tại Bênh viên đa khoa Từ Sơn-Bắc Ninh
Luận vănNghiên cứu mô hình quản lý tăng huyết áp tại Bênh viên đa khoa Từ Sơn-Bắc Ninh.Tăng huyết áp (THA) là vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ mắc THA hiện đang ở mức cao và gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. THA với hậu quả nặng nề của nó như TBMMN, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… [1], [2], [18] là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong, là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật do THA cho thấy năm 2000 trên thế giới có khoảng 972 triệu người (26,4% người lớn) và ước tính đến năm 2025 có 1,56 tỷ (29,2%) người bị THA [4],
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2013, mỗi năm có khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch (chiếm 1/3 tử vong chung), trong đó 45% tử vong do tim có liên quan đến THA và 51% tử vong do đột quỵ não là do THA [3].
Nghiên cứu mô hình quản lý tăng huyết áp tại Bênh viên đa khoa Từ Sơn-Bắc Ninh Ở Việt Nam, tăng huyết áp cũng đang có xu hướng ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát trien. Các số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp ở nước ta cho thấy: năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là 1% dân số; năm 1982 là 1,9% ở người trưởng thành miền Bắc; tới năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% [10] và ở 12 phường nội thành Hà Nội là 23,2% [11]; thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 21,89% đến năm 2008 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn Việt Nam là 25,1% [12].
Với tỷ lệ mắc cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện, được điều trị và tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở nhiều nước trên thế giới còn rất thấp.
Các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều giải pháp phòng chống tăng huyết áp. Các biện pháp bao gồm giáo dục cộng đồng, nâng cao năng lực quản lý THA của cán bộ Y tế và các cơ sở Y tế, phát hiện sớm và quản lý người bệnh tăng huyết áp nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện bệnh, tỷ lệ được quản lý và tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu. Mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc, biến chứng, tử vong của bệnh.
Tại Việt Nam đã có chương trình Quốc gia phòng chống bệnh tăng huyết áp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2008, với mục tiêu phát hiện sớm, quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp; xây dựng, trien khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại tuyến cơ sở, 50% số người mắc tăng huyết áp được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ của Bộ y tế, giảm tỷ lệ tử vong và tai biến do bệnh tăng huyết áp [7],[9]. Quản lý người bệnh THA được thực hiện ở nhiều điểm trong cả nước: quản lý tại xã, phường (khám sàng lọc để phát hiện sớm và quản lý người bệnh tăng huyết áp). Quản lý tại cơ sở y tế quận huyện và tuyến tỉnh: dựa trên cơ sở người bệnh tự nguyện đến khám và cấp thuốc BHYT.
Từ Sơn là thị xã của tỉnh Bắc Ninh, được đánh giá là địa bàn có nền kinh tế phát triển với các ngành nghề đa dạng, là nơi có tỷ lệ bệnh không lây nhiễm khá cao, trong đó có bệnh THA. Từ năm 2012 Bệnh viện đa khoa Từ Sơn bắt đầu triển khai theo dõi và điều trị cho các bệnh nhân THA. T uy nhiên, việc quản lý còn chưa đầy đủ và có hệ thống.
Vì vậy mong muốn triển khai mô hình quản lý THA có hiệu quả nhất, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý tăng huyết áp tại Bênh viên đa khoa Từ Sơn-Bắc Ninh” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng quản ý THA và hiểu biết của người bệnh về THA tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn-Bắc Ninh.
2. Đánh giá kết quả triển khai “Mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện huyện” theo chương trình mục tiêu Quốc gia tại Bệnh viện đa khoa Từ Sơn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………….. 3
1.1. ðại cương về THA ………………………………………………………………… 3
1.1.1. ðịnh nghĩa ……………………………………………………………………… 3
1.1.2. Chẩn ñoán, phân loại THA và phân ñộ huyết áp……………………… 3
1.1.3. Nguyên nhân tăng huyết áp ………………………………………………… 6
1.1.4. Biến chứng của bệnh THA………………………………………………….. 7
1.2. Các yếu tố nguy cơ THA ………………………………………………………… 7
1.2.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay ñổi ñược…………………………… 7
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay ñổi ñược………………………………… 8
1.2.3. Phân tầng nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân THA …………………. 11
1.3. ðiều trị THA……………………………………………………………………….. 12
1.3.1. Nguyên tắc chung …………………………………………………………… 12
1.3.2. ðiều trị bằng biện pháp không dùng thuốc …………………………… 13
1.3.3. ðiều trị tăng huyết áp bằng thuốc ………………………………………. 14
1.4. Tình hình THA và quản lý THA trên thế giới và Việt Nam ………….. 18
1.4.1. Tình hình THA trên thế giới và Việt Nam ……………………………. 18
1.4.2. Tình hình quản lý THA trên thế giới và Việt Nam …………………. 19
1.4.3. Một số mô hình kiểm soát tăng huyết áp tại Việt Nam ……………. 21
1.4.4. Một số nghiên cứu về mô hình quản lý THA ………………………… 22
CHƯƠNG 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……. 25
2.1. ðối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………. 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………… 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………. 26
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ………………………………………….. 27
2.2.4. Mô hình quản lý bệnh nhân THA……………………………………….. 28
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………… 29
2.2.6. Các kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu …………………………………. 31
2.2.7. Một số tiêu chuẩn chẩn ñoán sử dụng trong ng hiên cứu ………….. 33
2.2.8. Khống chế sai số …………………………………………………………….. 36
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………. 36
2.4. ðạo ñức nghiên cứu. …………………………………………………………….. 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………….. 38
3.1. ðặc ñiểm chung của ñối tượng nghiên cứu ……………………………….. 38
3.1.1. ðặc ñiểm về tuổi, giới ……………………………………………………… 38
3.1.2. Trình ñộ học vấn của ñối tượng nghiên cứu …………………………. 39
3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh. …………………………………………………. 40
3.1.4. ðặc ñiểm về HA và tần số tim của các bệnh nh ân nghiên cứu ….. 41
3.1.5. ðặc ñiểm nhân trắc và chỉ số khối cơ thể củacác bệnh nhân THA
trong nghiên cứu ……………………………. ………………………………. 42
3.1.6. ðặc ñiểm XN cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu …………… 43
3.2. Thực trạng quản lý THA và nhận thức của bệnh nhân về THA ……… 44
3.2.1. Thực trạng quản lý bệnh nhân THA ……………………………………. 44
3.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc của các bệnh nhân t rong nghiên cứu…. 49
3.2.3. Hiểu biết ñúng của bệnh nhân về THA và các v ấn ñề liên quan ñến
bệnh THA……………………………………………………………………… 50
3.3. Hoạt ñộng can thiệp và kết quả can thiệp ………………………………….. 53
3.3.1. Hoạt ñộng can thiệp ………………………………………………………… 53
3.3.2. Kết quả can thiệp ……………………………………………………………. 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………. 66
4.1. ðặc ñiểm chung của nhóm nghiên cứu …………………………………….. 66
4.1.1. ðặc ñiểm về tuổi …………………………………………………………….. 66
4.1.2. ðặc ñiểm về giới tính ………………………………………………………. 66
4.1.3. ðặc ñiểm về thời gian phát hiện bệnh và trìn h ñộ văn hóa ………. 67
4.2. Thực trạng quản lý THA và hiểu biết của bệnh nhân về THA ……….. 68
4.2.1. Thực trạng quản lý THA ………………………………………………….. 68
4.2.2. Hiểu biết của bệnh nhân về THA ……………………………………….. 75
4.3. Bàn luận về can thiệp …………………………………………………………… 76
4.3.1 Hiệu quả áp dụng mô hình can thiệp ……………………………………. 76
4.3.2. Biến cố tim mạch và tổn thương cơ quan ñích,tác dụng phụ của
thuốc trong nghiên cứu can thiệp ……………… ……………………….. 83
4.3.3. Bàn về áp dụng hướng dẫn chẩn ñoán và ñiều trị theo hướng dẫn
của BYT và chương trình mục tiêu Quốc gia. ………………………. 84
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….. 8 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC