Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyêt áp

Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyêt áp

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp.Đái tháo đường (ĐTĐ) và Tăng huyết áp (THA) là hai bệnh lý mãn tính không chỉ chiếm tỷ lệ khá cao mà còn đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới năm 2013 cho thấy có 382 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và ước tính sẽ tăng đến 592 triệu người vào năm 2035 [43]. Tương tự, THA cũng gia tăng từ 972 triệu người mắc bệnh năm 2000 (26%) lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025 (29%) [45]. Bệnh THA thường đi kèm với ĐTĐ đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu [68], [69], [96], với tần suất ước tính dao động từ 40% đến 80% [45], [47], [48].

Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp Kết hợp không mong muốn của THA và ĐTĐ đã tạo nên gánh nặng cho hệ thống tim mạch. Thật vậy, các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ số khối cơ thất trái gia tăng một cách đáng kể trên bệnh nhân đái tháo đường có kèm tăng huyết áp. Grossman và cộng sự ghi nhận tỷ lệ phì đại thất trái trên bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp chiếm 72%, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 32% ở bệnh nhân tăng huyết áp không có đái tháo đường với cùng mức độ tăng huyết áp [63]. Phì đại thất trái đã được chứng minh là yếu tố dự báo các biến cố tim mạch, vì thế kết quả này cho thấy sự gia tăng phì đại thất trái cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong trên đối tượng đái tháo đường có tăng huyết áp. Nghiên cứu Framingham cũng đã chứng minh rằng THA kết hợp ĐTĐ làm tăng 30% nguy cơ tử vong chung và 25% các biến cố tim mạch [45]. Kết quả này góp phần khẳng định lại nhận định của các nghiên cứu trước đây rằng THA thật sự là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ [45].
Sự gia tăng đáng kể của gánh nặng bệnh tật và tử vong do tim mạch trên đối tượng ĐTĐ kèm THA [63], [94], đã thúc đẩy các hiệp hội tim mạch và đái tháo đường đưa ra khuyến cáo đánh giá nguy cơ tim mạch trở thành mục tiêu hàng đầu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong số các khuyến cáo của các hiệp hội đái tháo đường hay hiệp hội tăng huyết áp, chỉ có khuyến cáo của hội tim mạch và nghiên cứu đái tháo đường Châu Âu (ESC-EASD) là có sự kết hợp thống nhất của các chuyên gia có kinh nghiệm trong cả hai chuyên ngành Tim mạch và Nội tiết nhằm đưa đến cách tiếp cận tối ưu nhất. Cụ thể khuyến cáo đã đề nghị tầm soát bệnh tim đái tháo đường từ giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng thông qua đánh giá toàn diện c ác yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có THA.
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống, ESC-EASD đã kiến nghị nên tầm soát thêm nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống bao gồm các dấu chỉ điểm sinh học và hình ảnh học giúp phát hiện sớm tổn thương cơ quan đích ở giai đoạn tiền lâm sàng [54], [98]. Bệnh nhân ĐTĐ khi có tổn thương cơ quan đích sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch độc lập với các nguy cơ có sẳn của bệnh nhân [60], vì thế các đối tượng này sẽ được xếp vào nhóm có nguy cơ tim mạch cao hay rất cao [98].
Tại Việt Nam, áp dụng khuyến cáo ESC-EASD trong thực hành lâm sàng và trong nghiên cứu vẫn còn riêng lẻ, cũng như nhận thức để tầm soát bệnh tim đái tháo đường ở giai đoạn tiền lâm sàng vẫn còn khá hạn chế. Vì thế, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nâng cao tầm quan trọng của đánh giá nguy cơ tim mạch toàn diện và tầm soát bệnh tim đái tháo đường ở giai đoạn sớm, thông qua việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyên cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp”.
Mục tiêu nghiên cứu
1- Đánh giá theo mục tiêu khuyến cáo điều trị của ESC-EASD, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và biểu hiện tim (nồng độ NTproBNP huyết thanh, hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái qua siêu âm tim) trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp không có bệnh tim thiếu máu cục bộ.
2- Xác định mối liên quan và sự thay đổi giữa mục tiêu khuyến cáo và yếu tố nguy cơ tim mạch với biểu hiện tim trước và sau 12 tháng theo dõi.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đề tài đánh giá về tình trạng kiểm soát theo mục tiêu điều trị của ESC-EASD trong thực hành lâm sàng tại Việt Nam, những đặc điểm giống và khác nhau so với các khu vực khác đã áp dụng thành công khuyến cáo này. Nghiên cứu góp phần khẳng định tầm quan trọng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống đối với tổn thương tim mạch ở giai đoạn tiền lâm sàng và tiên đoán biến cố tim mạch xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp.
Tầm soát tổn thương cơ quan đích hay tổn thương tim mạch giai đoạn sớm để đánh giá toàn diện nguy cơ tim mạch là xu hướng tiếp cận mới nhất hiện nay được đề nghị trong các khuyến cáo. Đề tài đã áp dụng phương tiện siêu âm phổ biến, tiện dụng, có giá trị tin cậy cao để phát hiện sớm tổn thương tim qua sự thay đổi hình thái và chức năng, tầm soát tình trạng xơ vữa sớm với bề dày của lớp nội trung mạc động mạch cảnh hay các dấu hiệu chỉ điểm sinh học mới của tổn thương cơ tim là NT-proBNP và tổn thương vi mạch thận bằng microalbumin niệu. Tất cả các yếu tố này có tính cập nhật cao và có giá trị khoa học nhất trong nghiên cứu của chúng tôi.
Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu sẽ nêu lên được vai trò của việc tầm soát sớm tổn thương tim mạch hay các cơ quan đích ở giai đoạn tiền lâm sàng có giá trị cao trong đánh giá nguy cơ tim mạch và độc lập với tình trạng kiểm soát tốt trong điều trị theo mục tiêu khuyến cáo ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp. Vì thế, cần thực hiện đánh giá nguy cơ mỗi năm để theo dõi sự tiến triển của tổn thương, từ đó có kế hoạch điều trị phòng ngừa tích cực và toàn diện.
Áp dụng các mục tiêu theo khuyến cáo không nên chỉ tập trung vào các chỉ số kiểm soát glucose máu, lipid máu, mà cần kết hợp quan tâm điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống góp phần làm giảm các nguy cơ tim mạch có hiệu quả tối ưu nhất trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Trần Viết An, Trần Hữu Dàng (2012), “Vai trò của NT-proBNP ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 271-274.
2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hải Thủy (2006-2007), “Đáng giá phì đại thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 qua điện tâm đồ và siêu âm Doppler tim”, Tạp chí Nội
khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, đại hội và hội nghị nội khoa Toàn quốc lần thứ VI, tr. 31-33.
3. Lê Văn Bổn và cộng sự (2010), “Khảo sát hiện trạng bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đa khoa thành phố Qui Nhơn”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà lạt, 23- 24/12/2010, (4), tr. 203-214.
4. Nguyễn Ngọc Chất (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào glucose, HbA1C và một số chỉ số khác ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Định”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VIIĐà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 275-282.
5. Lê Văn Chi, Trần Quang Trung (2010), “Tình hình sử dụng thuốc hạ Glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà lạt, 23- 24/12/2010, (4), tr. 377-386.
6. Nguyễn Văn Chiếm, Lê Văn Bàng, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện quân đội 121-Cần Thơ”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 645-655.
7. Nguyễn Văn Chiếm, Lê Văn Bàng, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát sự liên quan giữa YTNC và bất thường hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 681-603.
8. Nguyễn Văn Công, Phạm Minh Thông, Hoàng Trung Vinh (2012), “Liên quan giữa microalbumin niệu với tình trạng Calci hóa động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 501-506.
9. Nguyễn Tá Đông, Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Anh Tiến (2010),” Tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 sau 05 năm”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VIIĐà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 1136-1142.
10. Đào Thị Dừa, Nguyễn Tá Đông, Cao Văn Minh (2012), “Khảo sát một số YTNC tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 600-605.
11. Võ Bảo Dũng, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Minh Lợi (2012),” Đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy động mạch cánh tay và một số YTNC tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển I, (6), tr. 438-445.
12. Lê Nguyễn Thanh Hằng (2005), Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có bệnh mạch vành, Luận văn thạc sĩ y học của bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học y khoa Huế.
13. Trần Thị Như Hảo, Nguyễn Hải Thủy (2011), “Bệnh cơ tim thầm lặng ở bệnh nhân tiền đái tháo đường type 2”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VIIĐà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 1018-1026.
14. Ngô Thị Minh Hiền, Nguyễn Hải Thủy (2010), “Đánh giá chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số khối cơ thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp tâm thu đơn độc”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VIIĐà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 1153-1170.
15. Trần Diệu Hiền, Phạm Thanh Phong (2013), “Đánh giá bề dày nội trung mạc động mạch cảnh bằng phương pháp siêu âm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị tim mạch Miền Trung mở rộng lần thứ VII, (65), tr. 344-347.
16. Hồ Hữu Hóa (2009), Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y dược Thái Nguyên.
17. Trần Văn Huy, Nguyễn Thị Huyền Trang (2010), “Uớc tính mức lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 qua so sánh giữa công thức MDRD và COCKCROFF- GAULT”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VIIĐà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 329-339.
18. Phạm Gia Khải, Đặng Hanh Đệ (2001), ửng dụng một số thành tựu KHCN Thế Giới trong chẩn đoán và điều trị nội ngoại khoa bệnh mạch vành, Báo cáo Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học- Đề tài cấp Nhà nước- Mã số KHCN 11¬15, nhánh số 1, tr. 4-59.
19. Bùi Nguyên Kiểm, Nguyễn Hiền Vân, Nguyễn Chí Hòa (2011), “Khảo sát tỷ lệ và một số đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”,
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Chào mừng Hội nghị tim mạch Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ VI, (59), tr. 171-174.
20. Nguyễn Kim Lương (2010), “Nghiên cứu một số biến chứng mãn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên”, Tạp chí Nội khoa, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết – Đái thái đường – Rối loạn chuyển hóa Miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII Đà lạt, 23-24/12/2010, (4), tr. 240-246.
21. Võ Thị Quỳnh Như (2008), Đánh giá chỉ số Tei và chỉ số khối cơ thất trái trên bệnh nhân đái tháo đường không tăng huyết áp, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
22. Trương Quang Phổ, Đỗ Thị Minh Thìn (2008), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chíy học quân đội, tr. 220-225.
23. Đỗ Trung Quân (2015), “Điều trị biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường”, Chẩn đoán đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 191-345.
24. Trần Thị Ngọc Thư, Nguyễn Hải Thủy (2012) “Nghiên cứu microalbumin niệu và một số YTNC ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển I, (6), tr. 143-148.
25. Hồ Thị Hoài Thương, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Đánh giá hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 áp dụng mục tiêu khuyến cáo của hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2009”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển II, (7), tr. 663-673.
26. Nguyễn Văn Tuấn, “Phương pháp ước tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu y học”, ykhoa. net/baigiang/ỉamsangthongke/ỉstk_uoctinhcomau.pdf, 06/05/2007.
27. Nguyễn Hải Thủy, Lê Thanh Tùng (2011), “Nồng độ NT-proBNP huyết thanh và rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 không tăng huyết áp”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Chào mừng Hội nghị tim mạch Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ VI, (59), tr. 704-713.
28. Lê Thanh Tùng, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Giá trị nồng độ NT-proBNP huyết tương trong dự báo bệnh cơ tim đái tháo đường ”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị nội tiết và đái thái đường Toàn Quốc lần thứ VI, Quyển I, (6), tr. 638-644.
29. Nguyễn Anh Vũ (2014), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler”, Siêu âm tim – Cập nhật chẩn đoán 2014, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 190- 239.
30. Nguyễn Thị Vui, Nguyễn Ngọc Chất, Trần Đình Phương, Hồ Quang Châu (2011), “Sử dụng chỉ số chức năng thất trái (TEI INDEX), chỉ số khối cơ thất trái và độ dày thành tương đối để khảo sát hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Chào mừng Hội nghị tim mạch Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ VI, (59), tr. 648-653.
TIẾNG ANH
31. Al-Attar A.T., Mahussain S.A., Sadanandan S., et al (2002), Cardiac Tests in Asymptomatic Type 2 Diabetics”, Med Principles Pract, 11, pp. 171-175.
32. American Diabetes Association (2009), Standards of Medical Care in
Diabetes-2011, Diabetes Care, 34 (1), pp. 11-61.
33. American Diabetes Association (2011), Standards of Medical Care in
Diabetes-2013, Diabetes Care, 36 (1), pp. 11-66.
34. American Diabetes Association (2015), Standards of Medical Care in
Diabetes-2015, Diabetes Care, 38 (1), pp. 1- 4.
35. Andersen N.H., Poulsen S.H., Helleberg K., et al (2003), Impact of Essential and Diabetes mellitus on Left Ventricular Systolic and Diastolic Performance, Eur JEchocardiography, 4, pp. 306-312.
36. Asian-Pacific Type 2 Diabetes Policy Group (2005), Type 2 Diabetes – Practical Targets and Treatments, Published by the International Diabetes Institute (IDI), Melbourne, Australia, and In Vivo Communications (Asia) Pte Limited, Singapore, Fourth edition, pp. 1-58.
37. Ballo P., Betti I., Barchielli A., et al (2013), Body Mass Index, Gender and Clinical Outcome among Hypertensive and Diabetic Patients with stage A/B heart Failure, Obesity, 21(9), pp. 500- 507.
38. Basi S., Fesler P., Mimran A., et al (2008), Microalbuminuria in Type 2 Diabetes and Hypertension, Diabetes Care, 31(2), pp. 194-201.
39. Bax J.J., Young L.H., Frye R.L., et al (2007), Screening for Coronary Artery Disease in Patients With Diabetes, Diabetes Care, 30, pp. 2729-2736.
40. Bernard S., Roth O., Serusclat A., et al (2005), Incremental Predictive Value of Carotid Ultrasonography in the Assessment of Coronary Risk in a Cohort of Asymptomatic Type 2 Diabetic Subjects, Diabetes Care, 28, pp. 1158-1162.
41. Calvo L.C., Conthe P., Gomez-Femander P., et al (2006), Target organ damage and cardiovascular complications in patients with hypertension and type 2 diabetes in Spain: a cross-sectional study, Cardiovascular Diabetology, 5, pp. 23-33.
42. Cannesson M., Jacques D., Pinsky M.R., et al (2005), Effects of modulation of left ventricular contractile state and loading conditions on tissue Doppler myocardial performance index, Am J Physiol Heart Circ Physiol, 290, pp. 1952-1959.
43. Cho Nam Han, Whiting D., Guariguata L., et al (2013), The sixth edition of the IDF Diabetes Atlas, International Diabetes Federation Committee, Sixth edition, pp. 11-37.
44. Choi H., Cho D.H., Shin H.H., Park J.B., et al (2004), Association of high sensitivity C-reative protein with coronary heart disease prediction, but not with caroid atherosclerosis in patients with hypertension, Circ J, 68, pp. 297-303.
45. Chokshi N.P., Grossman E., Messerli F.H., et al (2013), Blood Pressure and Diabetes, Heart, 99(8), pp. 577-585.
46. Codario R.A. (2011), Hypertension in Diabetics, Type 2 Diabetes, Pre-Diabetes, and the Metabolic Syndrome, Humana Press, Second Edition, pp. 239-263.
47. Codario R.A. (2011), Macrovascular Disease, Type 2 Diabetes, Pre-Diabetes, and the Metabolic Syndrome, Humana Press, Second Edition, pp. 169-182.
48. Colosia A.D., Palencia R., Khan S., et al (2013), Prevalence of hypertension and obesity in patients with type 2 diabetes mellitus in observational studies: a systematic literature review, Diabetes, Metabolic Syndrome and Obesity: Targets and Therapy, 6, pp. 327-338.
49. Dawson A., Morris A.D., Struthers A.D., et al (2005), The epidemiology of left ventricular hypertrophy in type 2 diabetes mellitus, Diabetologia, 48, pp. 1971-1979.
50. Dencker M., Stagmo M., Dorkhan M., et al (2010), Relationship between natriuretic peptides and echocardiography parameters in patients with poorly regulated type 2 diabetes, Vascular Health and Risk Management, 6, pp. 373-382.
51. Devereux R.B., Dahlof B., Gerdts E., et al (2004), Regression of Hypertensive Left Ventricular Hypertrophy by Losartan Compared With Atenolol, Circulation, 110, pp. 1456-1462.
52. Ezzati M., Henley S.J., Thun M.J., et al (2005), Role of Smoking in Global and Regional Cardiovascular Mortality, Circulation, 112, pp. 489-497.
53. Fang Z.Y., Schull-Meade R., Leano R., et al (2005), Screening for Heart Disease in Diabetic Subjects, Am Heart J, 149(2), pp. 349-354.
54. Fang Z.Y., Yuda S., Anderson V., et al (2003), Echocardiographic Detection of Early Diabetic Myocardial Disease, JACC, 41(4), pp. 611-617.
55. Fonseca V., Desouza C., Asnani S., et al (2004), Nontraditional Risk Factors for Cardiovascular Disease in Diabetes, Endocrine Reviews, 25(1), pp. 153-175.
56. Fradley M.G., Larson M.G., Cheng S., et al (2011), Reference limits for N- terminal-pro-B-type Natriuretic Peptide in Healthy individuals (From the Framingham Heart Study), Am J Cardiol, 108(9), pp. 1341-1345.
57. Gaege P., Lund-Andersen H., Parving H.H., et al (2008), Effect of a Multifactorial Intervention on Mortality in Type 2 Diabetes, N Engl J Med, 358(6), pp. 580-591.
58. Galderisi Maurizio (2006), Diastolic Dysfunction and Diabetic Cardiomyopathy, JAm Coll Cardiol, 48, pp. 1548-1551.
59. Gitt A.K., Schmieder R.E., Duetting E., et al (2012), Achievement of recommended glucose and blood pressure targets in patients with type 2 diabetes and hypertension in clinical practice-study rationale and protocol of DIALOGUE, Cardiovascular Diabetology, 11, pp. 148-156.
60. Gomez-Marcos M.A., Recio-Rodriguez J.I., Patino-Alonso M.C., et al (2011), Yearly evolution of organ damage markers in diabetes or metabolic syndrome: data from the LOD-DIABETES study, Cardiovascular Diabetology, 10, pp. 90-99.
61. Gomez-Marcos M.A., Recio-Rodriguez J.I., Rodriguez-Sanchez E., et al (2011), Carotid Intima Media Thickness in diabetics and hypertensive patients, Rev Esp Cardiol, 64(7), pp. 622-625.
62. Greenland P., Alpert J.S., Beller G.A., Benjamin E.J., et al (2010), 2010 ACCF/AHA Guideline for Assessment of Cardiovascular Risk in Asymptomatic Adults: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, Circulation, 122, pp. 2748-2764.
63. Grossman E., Messerli F.H. (2008), Hypertension and Diabetes,
Cardiovascular Diabetology: Clinical, Metabolic and Inflammatory Facets, Adv Cardiol. Basel, Kanger, 45, pp. 82-106.
64. Hill Michael F. (2012), Diabetic Cardiomyopathy: Cardiac Changes, Pathophysiological Mechanisms, Biologic Markers, and the Available Armamentarium, Cardiomyopathies – From Basic Research to Clinical Management, In Tech, 2, pp. 487-512
65. Hillis G.S., Welsch P., Chalmers J., et al (2014), The relative and combined ability of high-sensitivity cardiac troponin T and N-Terminal Pro-B-Type Natriuretic Peptide to predict cardiovascular events and death in patients with type 2 diabetes, Diabetes Care, 37, pp. 295-303.
66. Huelsmann M., Neuhold S., Strunk G., et al (2008), NT-proBNP has a high negative predictive value to rule-out short-term cardiovascular events in patients with diabetes mellitus, European Heart Journal, 29, pp. 2259-2264.
67. Ichikawa R., Daimon M., Miyazaki T., et al (2013), Influencing factors on cardiac structure and function beyond glycemic control in patients with type 2 diabetes mellitus, Cardiovascular Diabetology, 12, pp. 38-47.
68. Kasami R., Tachibana K., Kaneto H., et al (2011), Relationship Between Carotid Intima-Media Thickness and the Presence and Extent of Coronary Stenosis in Type 2 Diabetic Patients With Carotid Atherosclerosis but Without History of Coronary Artery Disease, Diabetes Care, 34, pp. 468-470.
69. Kastelein J.P., Van der Steeg W.A., Holme I., et al (2008), Lipids, Apolipoproteins, and their ratios in relation to cardiovascular events with statin treatment, Circulation, 117, pp. 3002-3009.
70. Kengne A.P. (2013), The ADVANCE cardiovascular risk model and curent strategies for cardiovascular disease risk evaluation in people with diabetes, Cardiovasc JAfr, 24, pp. 376-381.
71. Klein S., Allison D.B., Heymsfield S.B., et al (2007), Waist circumference and cardiometabolic risk: a consensus statement from Shaping American’ Health: Association for Weight Management and Obesity Prevention; NAASO, The Obesity Society the American Society for Nutrition; and the American Diabetes Association1-4, Am J Clin Nutr, 85, pp. 1197-1202.
72. Kota S.K., Mahapatra G.B., Kota S.K., et al (2013), Carotid intima media thickness in type 2 diabetes mellitus with ischemic stroke, Indian J Endocr Metab, 17(4), pp. 716-722.
73. Lang R.M., Bierig M., Devereux R.B., et al (2006), Recommendations for chamber quantification, Eur J Echocardiography, 7, pp. 79-108.
74. Leiter L.A., Bernard L., Bowering C.K., et al (2013), Type 2 Diabetes Mellitus Management in Canada: Is It Improving ?, Can J Diabetes, 37(2), pp. 82-89.
75. Lim Stephen S., Vos T., Flaxman A.D., et al (2012), A comparative risk assessment of burden of disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010, Lancet, 380(9859), pp. 2224-2260.
76. Lima L.M., Carvalho M.D.G., Soares A.L., et al (2007), High-Sensitivity C- Reactive Protein in Subjects with Type 2 Diabetes Mellitus and/or High Blood Pressure, Arq Bras EndocrinolMetab, 51(6), pp. 956-960.
77. Mancia G., Fagard R., Narkiewicz K., et al (2013), ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension, Journal of Hypertension, 31, pp. 1281-1357.
78. Mankowska A., Pollak J., Sypniewska G., et al (2006), Association of C- reactive protein and other markers of inflammation with risk of complications in diabetic subjects, The Journal of The International Federation of Clinical Chemistry And Laboratory Medicine, 17(1), pp. 1-8.
79. Marwick T.H. (2006), Diabetic heart disease, Heart, 92, pp. 296-300.
80. Masson S., Latini R., Cioffi G., et al (2013), Cardiovascular Biomarkers, Cardiac Dysfunction, and Outcomes in Patients with Type 2 Diabetes: A Prospective, Multicenter Study, Diabetes Care, 36(9), pp. 137-138.
81. Mazzone T., Meyer P.M., Kondos G.T., et al (2007), Relationship of traditional and nontraditional cardiovascular risk factors to coronarry artery calcium in type 2 diabetes, Diabetes, 56, pp. 849-855.
82. Miki T., Yuda S., Kouzu H., et al (2013), Diabetic cardiomyopathy: pathophysiology and clinical features, Heart Fail Rev, 18, pp. 149-166.
83. Montalescot G., Sechtem U., Achenbach S., et al (2013), 2013 ESC guidelines on the management of stable coronary artery disease, European Heart Journal, 34, pp. 2949-3003.
84. Mytas D.Z., Stougiannos P.N., Zairis M.N., et al (2009), Diabetic myocardial disease: pathophysiology, early diagnosis and therepeutic options, Journal of Diabetes and Its Complications, 23, pp. 273-282.
85. Nagueh S.F., Appleton C.P., Gillebert T.C., et al (2009), Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular Diastolic Function by Echocardiography, European Journal of Echocardiography, 10, pp. 165-193.
86. Ninomiya T., Perkovic V., Galan B.E., et al (2009), Albuminuria and Kidney Function Independently Predict Cardiovascular and Renal Outcomes in Diabetes, JAm Soc Nephrol, 20, pp. 1813-1821.
87. Okeahialam B.N., Alonge B., Pam S.D., et al (2011), Carotid Intima Media Thickness as a Measure of Cardiovascular Disease Burden in Nigerian Africans with Hypertension and Diabetes Mellitus, International Journal of Vascular Medicine, pp. 1-5.
88. Ozasa N., Furukawa Y., Morimoto T., et al (2008), Relation among Left Ventricular Mass, Insulin Resistance, and Hemodynamic Parameters in Type 2 Diabetes, Hypertens Res, 31(3), pp. 425-432.
89. Poppe K.K., Whalley G.A., Somaratne J.B., et al (2011), Role of echocardiographic left ventricular mass and carotid intima-media thickness in the cardiovascular risk assessment of asymptomatic patients with type 2 diabetes mellitus, Internal Medicine Journal, 23(5), pp. 391-398.
90. Prisant L.M. (2005), Hypertension Heart Disease, J Clin Hypertens, 7(4), pp. 231-238.
91. Putnam W., Lawson B., Buhariwalla F., et al (2011), Hypertension and type 2 diabetes: What family physicians can do to improve control of blood pressure- an observational study, BMC Family Practice, 12, pp. 86-97.
92. Ravassa S., Barba J., Coma-Canella I., et al (2013), The activity of circulating dipeptidyl peptidase-4 is associated with subclinical left ventricular dysfunction in patients with type 2 diabetes mellitus, Cardiovascular Diabetology, 12, pp. 143-154.
93. Reinhard H., Hansen P.R., Wiinberg N., et al (2012), NT-proBNP, echocardiographic abnormalities and subclinical coronary artery disease in high risk type 2 diabetic patients, Cardiovascular Diabetology, 11, pp. 19-29.
94. Ridker P.M. (2003), Clinical Application of C-Reactive Protein for Cardiovascular Disease Detection and Prevention, Circulation, 107, pp. 363-369.
95. Roever L., Casella-Fihho A., Dourado P.M.M., et al (2014), Cardiovascular Complications in Diabetes, JDiabetes Metab, 5(8), pp. 415-421.
96. Ruckert I.M., Maier W., Mielck A., et al (2012), Personal attributes that influence the adequate management of hypertension and dyslipidemia in patients with type 2 diabetes. Results from the DIAB-CORE Cooperation, Cardiovascular Diabetology, 11, pp. 120-135.
97. Ryden L., Standl E., Bartnik M., et al (2007), Guidelines on diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular disease: executive summary, European Heart Journal, 28, pp. 88-136.
98. Ryden L., Grant P.J., Anker S.D., et al (2013), ESC Guidelines on diabetes, pre-diabetes, and cardiovascular diseases developed in collaboration with the EASD, European Heart Journal, 34, pp. 3035-3087.
99. Savoia C. and Schiffrin E.L. (2007), Vascular inflammation in hypertension and diabetes: molecular mechanisms and therapeutic interventions, Clinical Science, 112, pp. 375-384.
100. Scognamiglio R., Negut C., Ramondo A., et al (2006), Detection of Coronary Artery Disease in Asymptomatic Patients With Type 2 Diabetes Mellitus, J Am Coll Cardiol, 47(1), pp. 65-71.
101. Sluik D., Buijsse B., Muckelbauer R., et al (2012), Physical Activity and Mortality in Individuals With Diabetes Mellitus: A Prospective Study and Meta-analysis, Ach Intern Med, 172(17), pp. 1285-1295.
102. Snowling N.J., Hopkins W.G. (2006), Effects of diferent modes of exercise training on glucose control and risk factors for complications in type 2 diabetic patients: a meta-analysis, Diabetes Care, 29(11), pp. 2518-2527.
103. Tan C.E., Chew S.K., Wai D., et al (2004), Can We Apply the National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel Definition of the Metabolic Syndrome to Asians ?, Diabetes Care, 27(5), pp. 1182-1186.
104. Tanaka S., Hayashi T., Kihara Y., et al (2006), Standard measurement of cardiac function indexes, JMed Ultrasonics, 33, pp. 123-127.
105. The Look AHEAD Research Group (2013), Cardiovascular effects of intensive lifestyle intervention in type 2 diabetes, N Engl J Med, 369, pp. 145-154.
106. Tripolt N.J., Narath S.H., Eder M., et al (2014), Multiple risk factor intervention reduces carotid atherosclerosis in patients with type 2 diabetes, Cardiovascular Diabetology, 13, pp. 95-105.
107. Vinagre I., Sanchez-Quesada J.L., Sanchez-Hemandez J., et al (2014), Inflammatory biomarkers in type 2 diabetic patients: effect of glycemic control and impact of ldl subfraction phenotype, Cardiovascular Diabetology, 13, pp. 34-41
108. Voulgari C., Papadogiannis D., Tentolouris N., et al (2010), Diabetic cardiomyopathy: from the pathophysiology of the cardiac myocytes to current diagnosis and management strategies, Vascular Health and Risk Management, 6, pp. 883-903.
109. Zinman B., Inzucchi S.E., Lachin J.M., et al (2014), Rationale, design, and baseline characteristics of a randomized, placebo-controlled cardiovascular outcome trial of empagliflozin (EMPA-REG OUTCOME), Cardiovascular Diabetology, 13, pp. 102-120.

Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC-EASD ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyêt áp

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Ý nghĩa khoa học 3
Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Đái tháo đường và tăng huyết áp 4
1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch 7
1.3. Đái tháo đường có tăng huyết áp và biến chứng tim mạch 13
1.4. Một số phương pháp đánh giá tổn thương tim 24
1.5. Điều trị và khuyến cáo điều trị theo ESC-EASD 32
1.6. Tình hình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và biến chứng tim mạch trên
đái tháo đường có tăng huyết áp 36
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.3. Đạo đức nghiên cứu 63
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. Đặc điểm theo mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD của đối tượng nghiên cứu
tại thời điểm ban đầu 64
3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác của đối tượng nghiên cứu tại
thời điểm ban đầu 65
3.3. Biểu hiện tim (sinh hóa và siêu âm tim) của đối tượng nghiên cứu tại thời
điểm ban đầu 67
3.4. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD và các
yếu tố nguy cơ khác của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu 70
3.5. Đánh giá sự thay đổi của mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD, các yếu tố nguy
cơ khác và biểu hiện tim sau 12 tháng của một số đối tượng nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 85
Chương 4. BÀN LUẬN 92
4.1. 3.1. Đặc điểm theo mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD của đối tượng nghiên
cứu tại thời điểm ban đầu 92
4.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác của đối tượng nghiên cứu tại
thời điểm ban đầu 96
4.3. Biểu hiện tim (sinh hóa và siêu âm tim) của đối tượng nghiên cứu tại thời
điểm ban đầu 105
4.4. Liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD và các
yếu tố nguy cơ khác của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm ban đầu 108
4.5. Đánh giá sự thay đổi của mục tiêu khuyến cáo ESC-EASD, các yếu tố nguy cơ khác và biểu hiện tim sau 12 tháng của một số đối tượng nghiên cứu chọn
ngẫu nhiên 119
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 128
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
. Tính cap thiêt của đê tài nghiên cứu

Leave a Comment