Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em

Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em

Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em.Lupus ban đỏ hệ thống (LBĐHT – Systemmic Lupus Erythematosus) là một bệnh tự miễn mạn tính có kiểu hình lâm sàng đa dạng. Tần xuất bệnh LBĐHT có xu hướng tăng dần. Bệnh có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất là phụ nữ 15-44 tuổi [1]. Trẻ em chiếm 15-20% tổng số bệnh nhân Lupus và bệnh thường nặng, cấp tính, hay gặp viêm thận (VT) đến 20-75% Lupus trẻ em [2].

    LBĐHT diễn biến với những đợt tiến triển nặng lên và tổn thương thận diễn ra âm thầm, bất cứ khi nào mà không có triệu chứng báo trước, là yếu tố nguy cơ quan trọng đánh giá tiên lượng tử vong.Hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc vào phát hiện sớm, áp dụng phác đồ điều trị phù hợp với mức độ hoạt động của bệnh (MĐHĐ) cũng như tổn thương thận. Do vậy những yếu tố có giá trị đánh giá MĐHĐ và theo dõi VT vô cùng có ý nghĩa trong thực tiễn. Bệnh LBĐHT đặc hiệu bởi sự xuất hiện một loạt các tự kháng thể (TKT) trong máu ngoại vi. Một TKT thay đổi nồng độ cùng với diễn biến bệnh, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong dự đoán tổn thương cơ quan, đặc biệt tổn thương thận, là vô cùng lý tưởng cho điều trị, theo dõi, tiên lượng LBĐHT do tính chất đơn giản, không xâm nhập, có thể lặp lại, rẻ tiền và nhanh chóng.     Đánh giá MĐHĐ cũng không hề đơn giản nhất là ở trẻ em. MĐHĐ được tính theo thang điểm, đánh giá dựa trên nhiều chỉ số, mất nhiều thời gian và cũng chưa có thang điểm chung thống nhất trên thế giới. Tổn thương thận thể hiện qua các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm máu và nước tiểu nhiều khi không tương ứng và kịp thời. Sinh thiết thận giúp chẩn đoán chính xác tổn thương mô bệnh học VT nhưng không thể làm thường xuyên.Các biện pháp thay thế sinh thiết thận để đánh giá VT đã được sử dụng như theo dõi nồng độ kháng thể kháng chuỗi kép DNA (Anti-dsDNA), bổ thể nhưng vẫn không đủ để dự đoán đợt tiến triển VT [3].Các nhà nghiên cứu cho rằng Anti-dsDNA nên được coi là một trong nhiều TKT được tìm thấy ở bệnh nhân LBĐHT, có giá trị giới hạn trong chẩn đoán, theo dõi hoạt động bệnh và dự báo đợt tiến triển bệnh [4]. Do đó, cần tìm một TKT khác có thể thay thế Anti-dsDNA.
    Gần đây, các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu hai TKT có giá trị tương tự Anti-dsDNA là kháng thể kháng nucleosome (AnuAb) và kháng thể kháng C1q (AC1qAb).AnuAb là một dấu ấn miễn dịch có có độ nhạy, độ đặc hiệu cao cho chẩn đoán LBĐHT và có thể vượt trội Anti-dsDNA [5]. AC1qAb có tương quan với MĐHĐ và các đợt tiến triển VT trong Lupus [6]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về AnuAb và AC1qAb trên LBĐHT người lớn cho thấy AnuAb có giá trị trong theo dõi MĐHĐ [7] và AC1qAb có liên quan đến viêm thận [8]. Tuy nhiên, giá trị của hai TKTnày hiện chưa được khẳng định và cần nghiên cứu thêm trên các đối tượng khác nhau nhất là trẻ em, ở các vùng địa lý khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
    Để tìm hiểu giá trị của AnuAb và AC1qAb trong đánh giá MĐHĐ và tổn thương thận ở bệnh nhi LBĐHT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh và tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em”với mục tiêu:
1.    Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em. 
2.    Phân tích mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với mức độ hoạt động của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em theo thang điểm SLEDAI.
3.    Đánh giá mối liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome và C1q với tổn thương thận trong Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1:TỔNG QUAN    3
1.1. Dịch tễ học Lupus ban đỏ hệ thống    3
1.2. Cơ chế bệnh sinh Lupus ban đỏ hệ thống    4
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị Lupus.    11
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng    11
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng    13
1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán    14
1.3.4. Điều trị và quản lý bệnh Lupus ban đỏ hệ thống    15
1.4. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh Lupus    17
1.5. Viêm thận Lupus    20
1.6. Vai trò của các tự kháng thể trong bệnh Lupus    28
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    36
2.1. Đối tượng nghiên cứu    36
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    36
2.2. Phương pháp nghiên cứu    36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    36
2.2.2. Quy trình nghiên cứu    36
2.3. Tiêu chuẩn phân loại SLICC 2012 và thang điểm SLEDAI    40
2.3.1. Tiêu chuẩn phân loại SLICC 2012    40
2.3.2. Thang điểm SLEDAI    41
2.4. Các chỉ số nghiên cứu    44
2.4.1. Các chỉ số nghiên cứu theo mục tiêu 1    44
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu theo mục tiêu 2    48
2.4.3. Các chỉ số nghiên cứu theo mục tiêu 3    48
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    49
2.6. Phân tích và xử lý số liệu    50
2.7. Vấn đề y đức    50
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    52
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu    52
3.1.1. Tuổi khởi phát bệnh    52
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi khởi phát bệnh    52
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới    52
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống    53
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng    53
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng    55
3.3. Liên quan giữa các tự kháng thể với mức độ hoạt động bệnh Lupus    57
3.3.1. Liên quan giữa AnuAb và AC1qAb với các dấu ấn miễn dịch khác    57
3.3.2. Điểm SLEDAI trung bình    59
3.3.3.Biến đổi các dấu ấn miễn dịch và điểm SLEDAI theo thời gian    59
3.3.4. Liên quan giữa các tự kháng thể với mức độ hoạt động bệnh    61
3.4. Liên quan giữa kháng thể với tổn thương thận    65
3.4.1.  Liên quan giữa các dấu ấn miễn dịch với viêm thận    65
3.4.2. Giá trị chẩn đoán viêm thận của các kháng thể    66
3.4.3. Tổn thương giải phẫu bệnh thận    68
3.4.4. Liên quan kháng thể với tổn thương thận    70
Chương 4:BÀN LUẬN    71
4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu    71
4.1.1. Tuổi    71
4.1.2. Giới    72
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống    72
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng    72
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng    75
4.3. Liên quan giữa kháng thể với mức độ hoạt động bệnh Lupus    78
4.3.1. Liên quan giữa AnuAb và AC1qAb với các dấu ấn miễn dịch khác    79
4.3.2. Điểm SLEDAI trung bình    82
4.3.3. Biến đổi các dấu ấn miễn dịch và điểm SLEDAI theo thời gian    83
4.3.4. Liên quan giữa KT với điểm SLEDAI    86
4.4. Liên quan giữa kháng thể với tổn thương thận    91
4.4.1. Liên quan giữa các dấu ấn miễn dịch với viêm thận    91
4.4.2. Giá trị chẩn đoán viêm thận của các kháng thể    93
4.4.3. Tổn thương giải phẫu bệnh thận    95
4.4.4. Liên quan kháng thể với tổn thương thận    97
KẾT LUẬN    100
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI    102
KIẾN NGHỊ    103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:     Thang điểm SLEDAI ………………………………………    41
Bảng 3.1:     Đặc điểm lâm sàng theo nhóm VTL và không VT    54
Bảng 3.2:     Đặc điểm lâm sàng của nhóm viêm thận Lupus    54
Bảng 3.3:     Đặc điểm xét nghiệm huyết học hai nhóm VTL và không VT    55
Bảng 3.4:     Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm viêm thận Lupus    56
Bảng 3.5:     Liên quan giữa AnuAb và AC1qAb với Anti-dsDNA    57
Bảng 3.6:     Liên quan giữa AnuAb và AC1qAb  với bổ thể    57
Bảng 3.7:     Tương quan giữa AnuAb với các dấu ấn miễn dịch khác    58
Bảng 3.8:     Tương quan giữa AC1qAb với các dấu ấn miễn dịch khác    58
Bảng 3.9:     Điểm SLEDAI trung bình thời điểm T0    59
Bảng 3.10:     Thay đổi tỷ lệ dương tính các dấu ấn miễn dịch theo thời gian    59
Bảng 3.11:     Thay đổi nồng độ của các dấu ấn miễn dịch và điểm SLEDAI theo thời gian    60
Bảng 3.12:     Liên quan giữa tỷ lệ kháng thể dương tính với mức độ điểm SLEDAI    61
Bảng 3.13:     Liên quan giữa nồng độ các kháng thể với mức độ điểm SLEDAI ở T0     61
Bảng 3.14:     Liên quan giữa nồng độ các kháng thể với mức độ điểm SLEDAI ở T3     62
Bảng 3.15:     Liên quan giữa nồng độ các kháng thể với mức độ điểm SLEDAI ở T6     62
Bảng 3.16:     Tương quan giữa nồng độ các kháng thể với điểm SLEDAI ở các lần xét nghiệm.    63
Bảng 3.17:     Liên quan giữa tỷ lệ thay đổi dấu ấn miễn dịch với viêm thận    65
Bảng 3.18:     Liên quan giữa nồng độ các dấu ấn miễn dịch với viêm thận    65
Bảng 3.19:     Độ nhạy, độ đặc hiệu cho chẩn đoán viêm thận của các kháng thể    66
Bảng 3.20:     Các nhóm tổn thương giải phẫu bệnh thận     68
Bảng 3.21:     Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm tổn thương thận    68
Bảng 3.22:     Biểu hiện cận lâm sàng của tổn thương thận nhóm III và IV    69
Bảng 3.23:     Điểm hoạt động và mạn tính của tổn thương thận    69
Bảng 3.24:     Liên quan giữa nồng độ kháng thể với tổn thương thận  nhóm III và IV    70
Bảng 3.25:     Tương quan giữa nồng độ kháng thể với điểm hoạt độngvà mạn tính của tổn thương thận    70
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:     Phân bố bệnh nhân theo tuổi khởi phát bệnh    52
Biểu đồ 3.2:     Phân bố bệnh nhân theo giới    52
Biểu đồ 3.3:     Đặc điểm lâm sàng chung bệnh Lupus    53
Biểu đồ 3.4:     Đặc điểm xét nghiệm huyết học chung    55
Biểu đồ 3.5:     Tương quan giữa Anti-dsDNA và điểm SLEDAI ở thời điểm sau điều trị 6 tháng.    63
Biểu đồ 3.6:     Tương quan giữa AnuAb và điểm SLEDAI ở thời điểm sau điều trị 6 tháng.    64
Biểu đồ 3.7:     Tương quan giữa AC1qAb và điểm SLEDAI ở thời điểm sau điều trị 6 tháng.    64
Biểu đồ 3.8:     Diện tích dưới đường cong ROC của AnuAb    66
Biểu đồ 3.9:     Diện tích dưới đường cong ROC của AC1qAb    67
Biểu đồ 3.10:     Diện tích dưới đường cong ROC của Anti-dsDNA    67

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.     Áp dụng tiêu chuẩn phân loại SLICC 2012 trong Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em, 2017. Tạp chí Nhi Khoa, 10(6), 60-64.
2.     Liên quan giữa kháng thể kháng nucleosome với mức độ hoạt động bệnh trong Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em, 2017. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 21, 6, 263-266.
3. Liên quan giữa các kháng thể kháng dsDNA, nucleosome và C1q với mức độ hoạt động bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trẻ em, 2019. Tạp chí nghiên cứu và thực hành nhi khoa, số 1, 9-15

 

Leave a Comment