Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với tình trạng kháng insulin và hội chứng chuyển hóa
Luận ánNghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với tình trạng kháng insulin và hội chứng chuyển hóa.Vitamin D là một trong các dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe con người, là thành viên của gia đình hormon, có vai trò kinh điển trong điều hòa chuyển hóa calci và thêm vai trò mới trong ảnh hưởng đến tăng sinh và biệt hóa tế bào [139]. Gần đây, sự phát hiện hàng nghìn thụ thể vitamin D liên kết các vị trí thông qua bộ gen kiểm soát hoạt động của hàng trăm gen và việc tìm thấy các thụ thể vitamin D trong hầu hết tất cả các mô, từ đó, cơ chế tác động đối với nhiều quá trình sinh học của vitamin D đã được chứng minh bởi các nghiên cứu [47]. Tác dụng của vitamin D bao gồm giải độc hóa chất, giảm stress oxy hóa, chức năng bảo vệ thần kinh, tính kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, tác dụng chống viêm, chống ung thư và lợi ích tim mạch [65].
Hội chứng chuyển hóa (HCCH) làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện ĐTĐ típ 2 và bệnh tim mạch, từ đó liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa và một loạt các kết cục xấu. Ước tính hiện tại có khoảng 20 – 25% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi HCCH, tỷ lệ mắc HCCH tăng theo độ tuổi và có hơn 45% số người trên 60 tuổi có HCCH. Béo phì, đặc biệt là béo bụng hay béo phì trung tâm với sự lắng đọng lipid trong gan là một đặc điểm cốt lõi của HCCH [88]. Năng lượng được dự trữ quá mức trong mô mỡ và các cơ quan khác dưới dạng lipid, dễ gây ngộ độc lipid và tình trạng viêm chuyển hóa, từ đó hoạt hóa các protein kinase trong tế bào và gây tổn thương các thành phần tín hiệu của insulin, và hậu quả là gây kháng insulin.
Kháng insulin là nguyên nhân chủ yếu gây HCCH, một nhóm các rối loạn có mối tương quan với nhau, bao gồm béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tăng glucose máu [116].2
Hoạt động phân tử của vitamin D có liên quan đến duy trì nồng độ khi nghỉ bình thường của các dạng oxy hoạt động và Ca2+, không chỉ trong các tế bào, mà còn trong các mô đáp ứng với insulin. Cả hai hoạt động qua gen và không qua gen của vitamin D đều hướng đến tín hiệu insulin. Qua đó, vitamin D làm giảm mức độ bệnh lý liên quan đến kháng insulin như stress oxy hóa và viêm. Gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh vitamin D ngăn ngừa sự biến đổi di truyền ngoài gen liên quan đến kháng insulin và đái tháo đường (ĐTĐ) [130]. Các khuyến cáo hiện tại hướng dẫn chúng ta sử dụng nồng độ 25-hydroxyvitamin D [25(OH)D] lưu hành trong máu để đánh giá tình trạng vitamin D [78]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa giảm nồng độ 25(OH)D với kháng insulin và HCCH. Nghiên cứu của Tepper và cộng sự (2014) ghi nhận mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25(OH)D trong máu với insulin và HOMA-IR [132].
Một nghiên cứu trên người cao tuổi sống ở miền Bắc Phần Lan (2019) ghi nhận các đối tượng HCCH có nồng độ 25(OH)D thấp hơn các đối tượng không có HCCH, nồng độ 25(OH)D trong máu có mối tương quan nghịch với vòng bụng, glucose, insulin và HOMA-IR [104]. Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng của Bhatt SP và cộng sự (2020) ghi nhận giảm nồng độ glucose máu đói, glucose máu 2 giờ sau ăn, HbA1c và mỡ dưới da sau khi bổ sung vitamin D [45]. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu khác còn mâu thuẫn và tranh luận [37], [84], [140].
Ở Việt Nam, đã có các công trình nghiên cứu nồng độ 25(OH)D trong máu ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp, ở người ĐTĐ típ 2 và với kháng insulin ở phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ [7], [15], [18]. Việc xác định mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D trong máu với kháng insulin, hội chứng chuyển hóa…giúp cung cấp thêm thông tin về vai trò của vitamin D trong một số khía cạnh bệnh lý còn mới mẻ này, qua đó có thể góp phần vào việc theo dõi và điều trị bệnh. Xuất phát từ bối cảnh thực tế trên, chúng tôi tiến3 hành đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với tình trạng kháng insulin và hội chứng chuyển hóa“.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ thiếu vitamin D, kháng insulin và hội chứng chuyển hóa ở đối tượng đến khám sức khỏe tổng quát tại Trung tâm điều trị theo Yêu cầu và Quốc tế – Bệnh viện Trung ương Huế.
2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với kháng insulin và hội chứng chuyển hóa ở đối tượng nghiên cứu.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
HCCH là một nhóm các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa tim mạch có
liên quan đến tình trạng kháng insulin đang trở thành một mối quan tâm
đặc biệt. Các đối tượng có kháng insulin, HCCH sẽ tăng nguy cơ phát triển
bệnh tim mạch và ĐTĐ.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nồng độ 25(OH)D trong máu có mối tương quan nghịch với kháng insulin và HCCH. Tuy vậy, mối quan hệ nhân quả giữa giảm nồng độ 25(OH)D trong máu với kháng insulin và HCCH vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu khoa học quan trọng về nồng độ 25(OH)D trong máu trên đối tượng có kháng insulin, HCCH, và ủng hộ giả thuyết về mối liên quan giữa thiếu vitamin D với kháng insulin và HCCH, nhất là ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu đã xác định nồng độ 25(OH)D huyết tương trên đối tượng kháng insulin, HCCH, và khẳng định mối liên quan giữa thiếu vitamin D với kháng insulin và HCCH.
Cần thực hiện xét nghiệm 25(OH)D huyết tương ở người có kháng insulin hoặc HCCH. Chúng tôi đề xuất các nghiên cứu tiến cứu và can thiệp vitamin D trên đối tượng có kháng insulin và HCCH
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 4
1.1. Đại cương vitamin D……………………………………………………………………. 4
1.2. Vitamin D và kháng insulin ………………………………………………………… 12
1.3. Vitamin D và hội chứng chuyển hóa ……………………………………………. 24
1.4. Các nghiên cứu liên quan……………………………………………………………. 31
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 39
2.3. Đạo đức trong y học…………………………………………………………………… 52
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 54
3.1. Đặc điểm chung ở đối tượng nghiên cứu………………………………………. 54
3.2. Đặc điểm nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương, kháng insulin và
hội chứng chuyển hóa ………………………………………………………………………. 57
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với
kháng insulin và hội chứng chuyển hóa………………………………………………. 69
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 90
4.1. Đặc điểm chung ở đối tượng nghiên cứu………………………………………. 90
4.2. Đặc điểm nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương, kháng insulin và
hội chứng chuyển hóa ………………………………………………………………………. 90
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết tương với
kháng insulin và hội chứng chuyển hóa…………………………………………….. 104
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 124
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………… 126
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tình trạng vitamin D theo nồng độ 25(OH)D huyết tương………. 8
Bảng 2.1. Phân loại tình trạng vitamin D theo Hội Nội tiết Mỹ (2011) ….. 37
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới năm
2000 dành cho người trưởng thành châu Á ………………………….. 48
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi ở đối tượng nghiên cứu ………………………………… 55
Bảng 3.2. Đặc điểm thể trọng theo giới ở đối tượng nghiên cứu……………. 56
Bảng 3.3. Nồng độ 25(OH)D huyết tương ở đối tượng nghiên cứu ……….. 57
Bảng 3.4. Nồng độ 25(OH)D huyết tương theo giới ở đối tượng nghiên cứu… 58
Bảng 3.5. Nồng độ 25(OH)D huyết tương theo nhóm tuổi ở đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 59
Bảng 3.6. Nồng độ 25(OH)D huyết tương theo thể trọng ở đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 60
Bảng 3.7. Nồng độ insulin, chỉ số HOMA1-%B và HOMA-IR ở đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 61
Bảng 3.8. Tỷ lệ tăng nồng độ insulin, giảm chức năng tế bào β và kháng
insulin ở đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 61
Bảng 3.9. Nồng độ insulin, chỉ số HOMA1-%B và HOMA-IR theo giới ở
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 62
Bảng 3.10. Nồng độ insulin, chỉ số HOMA1-%B và HOMA-IR theo nhóm
tuổi ở đối tượng nghiên cứu……………………………………………….. 63
Bảng 3.11. Đặc điểm các thành tố của HCCH ở đối tượng nghiên cứu ……. 65
Bảng 3.12. Trị trung bình các thành tố của HCCH ở đối tượng nghiên cứu 66
Bảng 3.13. Tỷ lệ các thành tố của HCCH ở đối tượng nghiên cứu ………….. 67
Bảng 3.14. Nồng độ 25(OH)D huyết tương trên đối tượng kháng insulin … 69Bảng 3.15. Liên quan giữa thiếu vitamin D với nồng độ insulin, chỉ số
HOMA1-%B và HOMA-IR ở đối tượng nghiên cứu…………….. 70
Bảng 3.16. Liên quan giữa tỷ lệ thiếu vitamin D với nồng độ insulin, chỉ số
HOMA1-%B và HOMA-IR ở đối tượng nghiên cứu……………… 71
Bảng 3.17. Liên quan giữa nồng độ 25(OH)D huyết tương theo kháng
insulin và G0 ≥ 7 mmol/L ở đối tượng nghiên cứu………………… 72
Bảng 3.18. Liên quan giữa tỷ lệ thiếu vitamin D theo kháng insulin và G0 ≥ 7
mmol/L ở đối tượng nghiên cứu ………………………………………… 73
Bảng 3.19. Điểm cắt các yếu tố nguy cơ trong dự báo kháng insulin ở đối
tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 75
Bảng 3.20. Hồi quy logistic nhị phân đơn biến giữa các yếu tố nguy cơ với
kháng insulin ở đối tượng nghiên cứu …………………………………. 76
Bảng 3.21. Hồi quy logistic nhị phân đa biến giữa các yếu tố nguy cơ với
kháng insulin ở đối tượng nghiên cứu …………………………………. 77
Bảng 3.22. Nồng độ 25(OH)D huyết tương trên đối tượng HCCH………….. 78
Bảng 3.23. Liên quan giữa thiếu vitamin D với các thành tố của HCCH ở
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 79
Bảng 3.24. Liên quan giữa tỷ lệ thiếu vitamin D với các thành tố của HCCH
ở đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 80
Bảng 3.25. Điểm cắt nồng độ 25(OH)D huyết tương trong dự báo các thành
tố của HCCH ở đối tượng nghiên cứu…………………………………. 82
Bảng 3.26. Điểm cắt các yếu tố nguy cơ trong dự báo HCCH ở đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 82
Bảng 3.27. Hồi quy logistic nhị phân đơn biến giữa các yếu tố nguy cơ với
HCCH ở đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 83
Bảng 3.28. Hồi quy logistic nhị phân đa biến giữa các yếu tố nguy cơ với
HCCH ở đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 84Bảng 3.29. Nồng độ 25(OH)D huyết tương theo kháng insulin và HCCH ở
đối tượng nghiên cứu………………………………………………………… 85
Bảng 3.30. Liên quan giữa tỷ lệ thiếu vitamin D theo kháng insulin và
HCCH ở đối tượng nghiên cứu ………………………………………….. 86
Bảng 3.31. Điểm cắt các yếu tố nguy cơ trong dự báo thiếu vitamin D ở
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 87
Bảng 3.32. Hồi quy logistic nhị phân đơn biến giữa các yếu tố nguy cơ với
thiếu vitamin D ở đối tượng nghiên cứu………………………………. 88
Bảng 3.33. Hồi quy logistic nhị phân đa biến giữa các yếu tố nguy cơ với
thiếu vitamin D ở đối tượng nghiên cứu………………………………. 89
Bảng 4.1. Nồng độ 25(OH)D (nmol/mL) trên thế giới theo tuổi và khu vực … 9
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới ở đối tượng nghiên cứu…………………………….. 54
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở đối tượng nghiên cứu ………………….. 57
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thiếu vitamin D theo giới ở đối tượng nghiên cứu…….. 58
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu vitamin D theo nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu . 59
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thiếu vitamin D theo thể trọng ở đối tượng nghiên cứu 60
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tăng nồng độ insulin, giảm chức năng tế bào β và
kháng insulin theo giới ở đối tượng nghiên cứu………………… 62
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tăng nồng độ insulin, giảm chức năng tế bào β và kháng
insulin theo nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu……………………… 64
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ HCCH ở đối tượng nghiên cứu ………………………………. 64
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm HCCH theo giới ở đối tượng nghiên cứu…………… 68
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm HCCH theo nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu….. 68
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ thiếu vitamin D trên đối tượng kháng insulin …………… 70
Biểu đồ 3.12. Đường cong ROC của nồng độ 25(OH)D huyết tương trong dự
báo kháng insulin ở đối tượng nghiên cứu ……………………….. 74
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ thiếu vitamin D trên đối tượng HCCH…………………….. 78
Biểu đồ 3.14. Đường cong ROC của nồng độ 25(OH)D huyết tương trong dự
báo HCCH ở đối tượng nghiên cứu…………………………………. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Phương Anh, Nguyễn Minh Đăng (2012), “Nghiên cứu tình trạng
mắc hội chứng chuyển hóa ở cán bộ trung cao tại thành phố Qui Nhơn và
mối liên quan với bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường típ 2”, Tạp chí
Nội tiết–Đái tháo đường–Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học–Hội nghị
Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 6(1), tr. 308-315.
2. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Ngô Đình Châu (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá và một số
chỉ điểm nguy cơ tim mạch ở người béo phì, Luận án Tiến sỹ Y học,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
4. Lê Văn Chi (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và vai trò của
kháng insulin, estradiol và testosteron ở phụ nữ mãn kinh, Luận án
Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Trần Kim Cúc, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Văn Lình (2013), “Nghiên
cứu thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại thành phố
Cần Thơ năm 2011”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Hội nghị
Tim mạch miền Trung – Tây Nguyên mở rộng lần thứ VII, tr. 334-338.
6. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thủy (2006), “Nghiên cứu kháng insulin ở
bệnh nhân béo phì bằng khảo sát tĩnh và động”, Tạp chí y học thực hành,
548, tr. 387-393.7. Phan Quốc Hải, Đoàn Chí Thắng, Huỳnh Văn Minh (2019), “Khảo sát
nồng độ 25(OH)D huyết thanh trong nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí
Tim mạch học Việt Nam, Hội nghị Tim mạch miền Trung–Tây Nguyên
mở rộng lần thứ X, tr. 109-114.
8. Nguyễn Liên Hạnh, Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Phúc Nguyệt và
Nghiêm Nguyệt Thu (2019), “Hội chứng chuyển hóa và thực trạng
tiêu thụ thực phẩm của khách hàng đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại
bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2018”, Tạp chí Nội tiết–Đái tháo
đường–Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học–Hội nghị Nội tiết &
Đái tháo đường toàn quốc lần thứ IX, 33(2), tr. 189-198.
9. Đào Thị Thanh Loan, Phạm Thanh Phong, Nguyễn Minh Vũ và
Đặng Quang Tâm (2018), “Đánh giá mối tương quan giữa các thông số,
chỉ số Tei trên siêu âm dopple tim với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có
hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường–Kỷ yếu toàn văn
các đề tài khoa học–Hội nghị Nội tiết–Đái tháo đường–Rối loạn
chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ XI, tr. 737-742.
10. Hoàng Mạnh, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Đức Công và cộng sự
(2012), “Nghiên cứu tình trạng kháng insulin và chức năng tế bào beta
ở người cao tuổi”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản của số 1,
tr. 190-194.
11. Hoàng Đăng Mịch (2012), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở ngoại
thành Hải Phòng”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường–Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học–Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ
VI, 6(1) tr. 598-601.12. Trần Thừa Nguyên, Phạm Ngọc Thông (2018), “Đánh giá tình trạng
Ferritin huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí
Nội tiết–Đái tháo đường–Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học–Hội nghị
Nội tiết–Đái tháo đường–Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên
mở rộng lần thứ XI, tr. 586-593.
13. Nguyễn Thị Nhạn (2009), “Từ béo phì đến đái tháo đường”, Tạp chí
Y học thực hành–Hội nghị khoa học Nội khoa & Xạ phẩu bằng tia
gamma lần thứ I, tr. 99-106.
14. Nguyễn Thùy Nhung, Trần Kim Trang (2019), “Đề kháng insulin ở
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không đái tháo đường”, Y Học TP.
Hồ Chí Minh, 23(2), tr. 64-70.
15. Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Hồng Sơn (2014), “Khảo sát nồng độ
vitamin d huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí
Y–Dược học quân sự, 3, tr. 63-68.
16. Võ Minh Phương (2018), Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết
tương và tỷ leptin/adiponectin trên đối tượng thừa cân-béo phì, Luận án
Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
17. Hồ Thị Kim Thanh (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ,
tình trạng kháng insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội chứng
chuyển hóa, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Lê Quang Toàn (2016), Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ
25-hydroxyvitamin D huyết tương với kháng insulin và hiệu quả bổ sung
vitamin D đối với kháng insulin trong đái tháo đường thai kỳ, Luận án
Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.19. Trần Minh Triết (2019), Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số
yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường, Luận án
Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
20. Trịnh Kiến Trung (2015), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, Bệnh gút và
hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ,
Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.
21. Bùi Quang Vinh, Hoàng Nghĩa Nam, Nguyễn Trung Kiên (2012),
“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi tại
tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nội tiết-Đái tháo đường–Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học–Hội nghị Nội tiết & Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI,
6(1), tr. 735-73