Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chuyển hoá homocystein với trạng thái chống oxyhoá, các chỉ số hoá sinh máu và giải pháp hạn chế các biến chứng trong bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chuyển hoá homocystein với trạng thái chống oxyhoá, các chỉ số hoá sinh máu và giải pháp hạn chế các biến chứng trong bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu mối liên quan giữa rối loạn chuyển hoá homocystein với trạng thái chống oxyhoá, các chỉ số hoá sinh máu và giải pháp hạn chế các biến chứng trong bệnh đái tháo đường

+ Có đề cương nghiên cứu chi tiết

+ Mua hoá chất, chuẩn hoá các kỹ thuật mới: Định lượng homocystein máu, HbA1C ở người bình thường và homocystein máu chuột.

+ Thu mua lá dâu, xác lập quy trình chiết xuất tối ưu và chiết xuất đủ lượng bột lá dâu dùng cho nghiên cứu (1,0 kg).

+ Thực hiện thành công mô hình gây đái tháo đường ở chuột cống trắng.

Năm 2007

1. Đã thực hiện nghiên cứu xác định nồng độ Hcy, HbA1C và các chỉ số lipid máu ở người bình thường.

2. Đã thực hiện nghiên cứu xác định nồng độ Hcy, HbA1C, MAU, FMD và các chỉ số lipid máu ở bệnh nhân Đái tháo đường chưa có biến chứng

3. Đã thực hiện nghiên cứu xác định nồng độ Hcy, HbA1C, MAU, FMD và các chỉ số lipid máu ở bệnh nhân Đái tháo đường có các biến chứng khác nhau

4. Gây thành công mô hình thực nghiệm ĐTĐ ở chuột; xác định lipid và trạng thái chống oxyhoá máu ở chuột truớc và sau gây ĐTĐ. Xác định thời gian và mức độ ĐTĐ ở chuột có biến chứng mạch máu qua hình ảnh giải phẫu bệnh.

5. Chiết xuất tạo bột lá dâu (đưa ra qui trình chiết xuất cải tiến và có hiệu quả), xác định hàm lượng DNJ và khả năng chống oxyhoá của bột lá dâu.

6. Đánh giá được tác dụng của bột chiết lá dâu hạn chế tăng glucose máu trong ĐTĐ, hạn chế biến chứng mạch máu thông qua hạn chế sự rối loạn lipid và trạng thái chống oxyhoá máu ở chuột thực nghiệm bị rối loạn lipid máu đơn thuần và ĐTĐ kèm rối loạn lipid máu.

(Các kết quả cụ thể sẽ được minh chứng ở các bài báo khoa học đã công bố ở phần phụ lục)

Năm 2008

Như đã đề xuất từ báo cáo năm trước: trong quá trình thực hiện đề tài, sau khi có được số liệu nghiên cứu ban đầu, chủ nhiệm đề tài đã xin phép thay đổi nội dung và chỉ số nghiên cứu mà không làm thay đổi mục tiêu nghiên cứu và nội dung chính của đề tài. Sự thay đổi sẽ thực sự có ích và tiết kiệm vì xuất phát từ thực tế kết quả nghiên cứu ban đầu mà đề cương nghiên cứu không bao quát hết được.

Sau khi có được một số kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nồng độ homocystein máu chuột quá thấp và chưa thấy có sự khác biệt nồng độ homocysteine máu chuột nhóm chứng và nhóm gây ĐTĐ (xin không trình bày số liệu cụ thể), để có cơ sở thực hiện những giải pháp can thiệp nhằm hạn chế sự tăng nồng độ homocysteine máu bằng bột chiết lá dâu. Có lẽ do cơ chế và thời gian ĐTĐ ở người và gây thực nghiệm trên chuột có khác nhau. Vì vậy để nghiên cứu có giá trị khoa học hơn, chúng tôi xin phép được bỏ một phần nội dung nghiên cứu 5 (gây tăng homocysteine máu, trạng thái chống oxyhóa máu ở chuột) và một phần nội dung nghiên cứu 7 (hạn chế sự thay đổi Hcy) và chuyển sang nghiên cứu sâu thêm về nồng độ homocystein máu trong một số bệnh lý ở người ngoài bệnh lý ĐTĐ. Chúng tôi đã nghiên cứu về nồng độ Homocystein máu trong bệnh nhiễm độc thai nghén và đã có kết quả tốt (luận văn tốt nghiệp thạc sĩ được đánh giá loại giỏi) và đang tiến hành nghiên cứu về nồng độ homocystein máu trong bệnh lý xơ gan có và không có rối loạn glucose máu. Đây là hai loại bệnh lý có biến chứng tổn thương mạch máu và là cơ sở tìm hiểu giá trị của xét nghiệm này nhằm ứng dụng trong thực tế phòng và điều trị một số bệnh thường gặp. Các kết quả cụ thể như sau:

1. Nồng độ Homocystein huyết thanh ở nhóm sản phụ bị tiền sản giật cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm sản phụ bình thường.

Trong nhóm sản phụ bị tiền sản giật thì nồng độ Homocystein huyết thanh ở nhóm sản phụ bị tiền sản giật nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm sản phụ bị tiền sản giật nhẹ.

* Liên quan giữa Hcy huyết thanh và các chỉ số xét nghiệm khác trong TSG.

Hcy huyết thanh tăng ở nhóm có rối loạn chức năng thận so với nhóm bình thường. Tương quan giữa Hcy và Urê là tương quan thuận chặt (r=0.75, p<0.001), tương quan giữa Hcy và creatinin là tương quan thuận khá chặt chẽ (r=0.62, p<0.001).

Hcy huyết thanh tăng ở nhóm có tăng acid uric huyết thanh so với nhóm không tăng acid uric. Tương quan giữa Hcy và acid uric là tương quan thuận khá chặt (r =0.74, p<0.001).

Hcy huyết thanh tăng ở nhóm có tổn thương tế bào gan so với nhóm không tổn thương. Tương quan giữa Hcy và AST là tương quan thuận khá chặt (r=0.52, p<0.001)., tương quan giữa Hcy và ALT là tương quan thuận không chặt (r=0.39, p<0.001).

2. Nồng độ Homocystein huyết thanh ở nhóm bệnh nhân xơ gan cao hơn nồng độ Homocystein ở người bình thường. Tuy nhiên, chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vè nồng độ Homocystein huyết thanh giữa các mức độ xơ gan.

(Các kết quả cụ thể sẽ được minh chứng ở các bài báo khoa học đã công bố ở phần phụ lục)

1.2. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu.

1. Có được số liệu khoa học về homocystein máu ở người Việt Nam bình thường trong mối liên quan với các xét nghiệm hoá sinh khác

2. Đánh giá ảnh hưởng của việc tăng homocystein máu trong mối liên quan với trạng thái các chỉ số hoá sinh khác ở các giai đoạn và các loại biến chứng khác nhau của bệnh đái tháo đường.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment