Nghiên cứu mối liên quan giữa thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng-viêm lợi ở học sinh THPT tại Hòa Bình năm 2011

Nghiên cứu mối liên quan giữa thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng-viêm lợi ở học sinh THPT tại Hòa Bình năm 2011

Luận vănNghiên cứu mối liên quan giữa thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng – viêm lợi ở học sinh THPT tại Hòa Bình năm 2011.Bệnh răng miệng BRM là bệnh phổ biến, gặp ở xấp xỉ 90% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi và ở mọi tầng lớp xã hội. Trong những năm 70, tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp BRM đứng thứ ba trong bảng xếp hạng bệnh tật thế giới vì mức độ phổ biến chiếm 90 – 99%, thời gian mắc bệnh sớm 6 tháng tuổi, ngay sau khi răng mọc [14], [37]. BRM nếu không điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, viêm quanh răng và chi phí cho việc chữa bệnh rất lớn [1],[14].
Trong vòng 20 năm trở lại đây, cùng với sự tiến bộ của y học đồng thời tìm ra căn nguyên của bệnh sâu răng giúp cho việc phòng bệnh và chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Vì vậy tỷ lệ bệnh sâu răng đã giảm xuống ở các nước phát triển, như ở Mỹ, Australia và các nước Bắc Âu chỉ số này giảm xuống còn một nửa so với trước[37].
Nhưng bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy, việc giảm tỷ lệ bệnh sâu răng chỉ tập trung ở các nước phát triển, còn ở những nước đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao và có xu hướng tăng lên.
Tại Việt Nam đã có trên 80% dân số mắc BRM [53]. Năm 2003, WHO đánh giá bệnh sâu răng ở nước ta vào loại cao nhất thế giới và nước ta thuộc khu vực các nước có bệnh răng miệng đang tăng lên [12], [51].
Việc phòng BRM tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại trường học. Do đó phòng BRM sớm ngay ở lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất được WHO khuyến cáo triển khai. Chương trình chăm sóc răng miệng CSRM tại trường học được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tại nước ta, Chính phủ và Bộ Y tế đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc phòng BRM nói chung và sự cần thiết phải triển khai chương trình Nha học đường (NHĐ) nói riêng nhằm dự phòng và làm giảm dần bệnh răng miệng cho lứa tuổi học sinh ở trường học [14], [30]. Do đó, chương trình NHĐ đã trở thành chương trình cấp Bộ về CSRM cho học sinh tại trường học ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Sau 10 năm triển khai chương trình, một số nơi đã thu được kết quả khả quan, tỷ lệ BRM của HS đã giảm đáng kể, nhưng cũng có nhiều nơi hoạt động NHĐ chưa đúng và chưa phù hợp nên chương trình CSRM chưa đến được tất cả học sinh vì vậy kết quả chưa được như mong muốn [18]. Vì vậy cần có thêm các nghiên cứu và đánh giá chương trình để từ đó có những hoạch định cho kế hoạch hoạt động trong tương lai.
Tháng 11 năm 2011, Bộ Y tế triển khai dự án “Mô hình bệnh tật của trẻ em Việt Nam” trong đó có nội dung xác định các bệnh RHM được triển khai tại 8 tỉnh trên toàn quốc trong đó có Hòa Bình. Chương trình NHĐ tại Hòa Bình nằm trong chương trình quốc gia về CSRM cho học sinh và mới được triển khai tại 10 trường trong toàn tỉnh. Chính vì vậy, đồng hành cùng dự án của Bộ Y tế, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu mối liên quan giữa thực hành chăm sóc răng miệng với bệnh sâu răng – viêm lợi ở học sinh THPT tại Hòa Bình năm 2011”với mong muốn đạt được 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sâu răng – viêm lợi của học sinh THPT tỉnh Hòa Bình năm 2011
2. Mô tả một số yếu tố liên quan giữa CSRM với bệnh sâu răng – viêm lợi ở học sinh THPT tỉnh Hòa Bình năm 2011

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược giải phẫu, tổ chức học của răng và vùng quanh răng 3
1.2 Bệnh sâu răng 4
1.2.1 Bệnh sâu răng 4
1.2.2 Sinh bệnh học sâu răng 4
1.2.3 Tiến triển của bệnh sâu răng 6
1.3 Bệnh viêm lợi 7
1.3.1 Viêm lợi là gì? 7
1.3.2 Các giai đoạn của bệnh: 7
1.3.3 Nguyên nhân gây viêm lợi: 8
1.3.4 Dấu hiệu và triệu chứng 9
1.4 Tình hình mắc bệnh sâu răng – viêm lợi ở trẻ em 10
1.4.1 Tình hình sâu răng – viêm lợi trên thế giới 10
1.5 Tình hình sâu răng, viêm lợi tại Việt Nam 12
1.5.1 Bệnh sâu răng 12
1.5.2 Bệnh viêm lợi 14
1.5.3 Diễn biễn bệnh răng miệng theo tuổi và thời gian 15
1.6 Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng ở trẻ em 16
1.6.1 . Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng trên thế giới 16
1.6.2 Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng tại Việt Nam 16
1.7. Dự phòng sâu răng và bệnh quanh răng 19
1.8 Hướng dẫn thực hành chăm sóc răng miệng đúng cách 20
1.8.1 Chải răng đúng phương pháp 20
1.8.2 Lựa chọn và giữ gìn bàn chải 21
1.9 Một số kết quả đánh giá hiệu quả chương trình NHĐ tại Việt Nam 22
1.10 Vài nét về Hòa Bình 23
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm nghiên cứu 24
2.2 Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.1 Đối tượng 24
2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 24
2.3.3 Kỹ thuật chọn mẫu 25
2.3.4 Biến số nghiên cứu 25
2.3.5 Công cụ thu thập số liệu 26
2.3.6 Kỹ thuật thu thập thông tin 26
2.3.7 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 27
2.3.8 Xử lý số liệu 31
2.3.9 Hạn chế của nghiên cứu 31
2.3.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
2.3.11 Thời gian nghiên cứu 32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Thực trạng tỷ lệ bệnh sâu răng viêm lợi 34
3.3. Mối liên giữa thực hành với tỷ lệ sâu răng, viêm lợi 44
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 59
4.1 Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu 59
4.2. Thực trạng sâu răng, viêm lợi của học sinh THPT Tỉnh Hòa Bình 60
4.2.1. Thực trạng sâu răng 60
4.2.2. Thùc trxng viam lĩi 63
4.2.3 Tình trạng cặn bám 65
4. 3 Mối liên quan giữa thực hành CSRM với tỷ lệ sâu răng – viêm lợi 65
4.3.1 Mối liên quan giữa thực hành CSRM với sâu răng 65
4.3.2 Mối liên quan giữa thực hành CSRM với viêm lợi 66
4.3.3 Mối liên quan giữa thực hành CSRM với chỉ số cặn bám 67
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bài giảng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, Cách khám răng cho cộng đồng Khoa RHM Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh tr 15-25.
2. Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo hoạt động chương trình Nha học đường năm 2005 tr35
3. Nguyễn Văn Cát (1977), Răng hàm mặt tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội tr 17-20
4. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1995), Sơ bộ nhận xét tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh mẫu giáo và PTCS ở Hà Nội tr35
5. Đào Thị Dung (2000), Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, tr. 54-70
6. Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội, Trường đại học Y Hà Nội. Tr 40
7. Trịnh Đình Hải (2000) . Giáo trình dự phòng sâu răng, Giáo trình sau Đại học, NXB Y học, tr 7-29.
8. Trịnh Đình Hải -Chuyên đề sử dụng fluo trong chăm sóc răng miệng tr 9 – 15
9. Trần Thị Mỹ Hạnh (2006). Nhận xét tình hình sâu răng và viêm lợi ở học sinh lứa tuổi 7- 11 tại Trường Tiểu học Thanh Liệt, Trường Đại học Y Hà Nội tr 54-70
10. Nguyễn Dương Hồng (1979). Dự phòng sâu răng. SGK Răng Hàm Mặt. NXB Hà Nội – Tập I: 120-131
11. Nguyễn Dương Hồng và cộng sự.(1990) Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 1990 tr35-4012. Nguyễn Dương Hồng (1997). Sâu răng. SGK Răng Hàm Mặt. NXB Hà Nội.Tập 1: 102-120
13. Hoàng Tử Hùng (2001), Giải phẫu răng, NXBY hoc, trang 9-12.
14. Mai Đình Hưng (1998), Bệnh sâu răng. Bài giảng RHM, Nhà xuất bản Y học, tr. 9
15. Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên,tr 54-75
16. Đào Thị Ngọc Lan (2002), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp, Trường Đại học y Hà Nội, tr 40-70.
17. Nông Phương Mai (2006), Nghiên cứu tình trạng quanh răng ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tr 35-65
18. Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009), Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009, Trường Đại học Y Hà Nội 2009 tr 35- 68
19. Lê Huy Nguyên (2007), Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 5 huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây năm 2007, Trường Đại học y tế công cộng,tr 35- 50
20. Trần Thị Nguyệt, Hoàng Tử Hùng (2004), Tình hình sâu răng và ảnh hưởng của nó với chiều cao cân nặng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo khảo sát ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt , tr .12-13.
21. Nguyễn Thanh Nghị (2003), Đánh giá hiệu quả chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”” trên nhóm học sinh 9-11 tuổi tại Cần Thơ 2001-2003, Hội nghị khoa học và đào tạo răng hàm mặt lần thứ IV năm 2004 tr10 .22. Nguyễn Đăng Nhỡn,(2004) Điều tra bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh 6 – 12 tuổi ở xã Phú Lâm huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang 2004,
tr 25-30
23. Lê Thị Kim Oanh( 2002), Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An so sánh nhóm có chải răng và không có chải răng tại trường, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr 35- 40
24. Ngô Thị Hoa Sen (2005), Mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh răng miệng cho con của các bà mẹ có con học lớp 1 trường tiểu học thị trấn Yên Viên huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2004, Trường Đại học y tế công cộng, tr 35- 60
25. Nguyễn Lê Thanh,(1998) Tình hình bệnh răng miệng của học sinh lớp 6 trường Hermann quận Cầu Giấy 1998, tr 28- 32
26. Nguyễn Lê Thanh (2003), Đánh giá hiệu quả các biện pháp tự chăm sóc răng miệng. Chuyên đề. Trường Đại học Y Hà Nội, tr 8, 11
27. Nguyễn Lê Thanh (2004), Khảo sát bệnh răng miệng của học sinh tiểu học từ 7-11 tuổi tại thị xã Bắc Kạn và các yếu tố nguy cơ, Tạp chí y học thực hành số 6/2004, tr 13-14.
28. Nguyễn Lê Thanh (2006), Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Trường đại học Y Hà Nội
29. Nguyễn Văn Thành (2007), Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và khảo sát kiến thức thái độ hành vi của học sinh 6 tuổi tại thị xã Hưng Yên, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 35- 55
30. Trần Đức Thành-Hoàng Tử Hùng -Đào Thị Hồng Quân -Nguyễn Thị Thanh Hà (2003), Tình hình sức khoẻ răng miệng của trẻ tuổi 12 tại vùng có răng nhiễm Fluor. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt 2003-trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr. 181-184
31. Nông Ngọc Thảo (2007), Chăm sóc sức khỏe răng miệng, Bài giảng đại cương về chăm sóc răng miệng, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr 15-17
32. Dương Thị Truyền (2004), Chuyên đề nguyên nhân và cơ sở khoa học của vấn đề phòng chống sâu răng, chuyên đề trường Đại học Y Hà Nội tr 56
33. Trần Văn Trường (2000). Báo cáo công tác nha học đường, Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, tr 1
34. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải (2001.) Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. NXB Y học Hà Nội, tr 45
35. Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung & Trần Thị Lan Anh (2004), Nghiên cứu đánh giá bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại Hà Nội, Tạp chí y học thực hành số 2/2004, tr5-7
36.Vũ Mạnh Tuấn (2000), Tình hình sâu răng của học sinh 6-12 tuổi và khảo sát nồng độ fluor các nguồn nước tại thị xã Hòa Bình, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 35-60
37. Nguyễn Hữu Tước (2008), Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh khối lớp 6 trường trung học cơ sở xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2008 tr 35-60
38. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2004), Kết quả thực hiện Nha học đường 2002. Báo cáo hội nghị tổng kết NHĐ các tỉnh phía Bắc, tr 2-5.
39. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội (2005), Báo cáo tổng kết hội nghị Nha học đường năm các tỉnh phía Bắc, tr. 1,2,3,6
40. Tôn Nữ Hồng Vy, Trương Phi Hùng, Đoàn Thị Ngọc Hân (2008), Kiến thức, thái độ thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa năm 2008, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 1/2010

Leave a Comment