Nghiên cứu mối quan hệ giữa cholinesterase huyết tương với các đặc điểm lâm sàng trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ

Nghiên cứu mối quan hệ giữa cholinesterase huyết tương với các đặc điểm lâm sàng trong ngộ độc cấp phospho hữu cơ

30 bênh nhân ngộ độc cấp phospho hữu cơ được phân loại độ nặng làm 3 nhóm theo nồng độ enzym cholinesterse trong huyết tương (ChE) và các hội chứng bênh lý lâm sàng. Atropin được điều trị theo dấu thấm. PAM (Pralidoxime: pyridin-2-aldoxim metyl chlorid) được chỉ định theo mức độ nặng và được điều chỉnh theo sự thay đổi của ChE và diễn biến lâm sàng. Số liêu được xử lý theo chương trình toán thống kê SPSS for window để tính các giá trị trung bình và hê số’ tương quan của các cặp so sánh giữa ChE với các thông số lâm sàng.
Các bênh nhân có tiến triển lâm sàng tốt với thời gian nằm viên ngắn (5,7 ± 3,8 ngày), tỉ lê tử vong thấp (3,3%).
ChE có mối quan hê phụ thuộc tương quan với số triệu chứng lâm sàng, số điểm lâm sàng, số hội chứng lâm sàng, độ nặng lâm sàng, tổng liều atropin với hê số tương quan lần lượt là: – 0,613; – 0,580; –
0,    515; – 0,928; – 0,714, (P < 0,01)
Tổng liều PAM có mối tương quan với số triêu chứng lâm sàng, số điểm lâm sàng, số hội chứng lâm sàng, độ nặng lâm sàng, tổng liều atropin hê số tương quan r lần lượt là: 0,625; 0,596; 0,658; 0,695;
0,    693 (p<0,01).
 
I.    ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngô độc cấp (NĐC) phốt pho hữu cơ (PPHC) thường gây ra bênh cảnh nạng nề và dần đến tỉ lê tử vong cao. Để điều trị NĐC PPHC có 2 loại thuốc đạc hiệu: đó là PAM (pyridin-2- aldoxim metyl clorid (hoặc iodide) và atropin. Atropin là chất đối kháng tác dụng muscarin và tác dung trên thẫn kinh trung ương. PAM (pralidoxim: pyridin-2-aldoxim metyl chlorid) là thuốc giải độc tác dụng theo cơ chế’ trung hoà, gắn vào và làm mất độc tính của PPHC, giải phóng và tái hoạt hoá cholinesterase đã bị gắn PPHC, do đó sẽ chặn đứng quá trình bệnh lý tận gốc rễ. Trong đề tài nghiên cứu phối hợp PAM và atropin trong điều trị NĐC PPHC, chúng tôi đã sử dụng nồng độ của cholinesterase huyết tương làm chỉ điểm để đánh giá mức độ nặng của bệnh từ đó điều chỉnh liều PAM cho thích hợp. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là liệu sự sụt giảm của ChE huyết tương có phản ánh đúng mức độ nặng của ngộ độc và sự thay đổi của nó có tương xứng với diễn biến lâm sàng của NĐC PPHC không? Để trả lời câu hỏi này, đồng thời góp phẫn lựa chọn các yếu tố có liên quan chặt chẽ nhất với mức độ sụt giảm của Cholinesterase huyết tương cũng như độ nặng của NĐC PPHC, từ đó có thể đưa ra được các phác đồ điều trị PAM đơn giản, dễ sử dụng nhưng hiệu quả chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
Đánh giá mối liên quan của nồng độ cholinesterase huyết tương với diễn biến lâm sàng của ngộ độc cấp phospho hữu cơ.
Đánh giá mối liên quan giữa liều PAM với các triệu chứng và hội chứng (HC) lâm sàng và sự sụt giảm của nồng độ cholinesterase trong huyết tương bệnh nhân.
Trên cơ sở đó đề xuất một phác đổ sử dụng PAM dựa trên các yếu tố lâm sàng để có thể áp dụng rộng rãi cho điều trị NĐC PPHC tại những nơi không có xét nghiêm cholinesterase.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment