Nghiên cứu một số biến đổi nhiễm sắc thể, gen P53 ở nhân viên y tế có tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu một số biến đổi nhiễm sắc thể, gen P53 ở nhân viên y tế có tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ.X-quang được RÖentgen phát hiện vào năm 1895 và phóng xạ được Becquerel phát hiện vào năm 1896. Kể từ đó phóng xạ đã được ứng dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau: y tế, kỹ thuật, công nghiệp …
Bệnh do tiếp xúc phóng xạ ngày càng được chứng minh một cách rõ ràng và có mối liên quan của bệnh với yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp[1], [7]:ung thư phổi – thợ mỏ uranium, ung thư xương – công nhân tiếp xúc radium[77], ung thư da – bác sĩ, nhân viên xạ trị, X quang, b ệnh bạch cầu – những bác sĩ, nhân viên xạ trị, X- quang, bệnh nhân điều trị…[101]
Trong các bệnh lý do phóng xạ gây ra như bệnh ung thư ở người tiếp xúc, người ta đã được chứng minh có những đứt gẫy nhiễm sắc thể, đột biến gen, đặc biệt là một số những đột biến của những gen ức chế phát triển khối u, gen kiểm soát sự nhân lên của tế bào, gen hỗ trợ nhân đoạn ADN…[53], [58]
Theo kết quả tổng điều tra về y tế đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng trên 35.000 cơ sở khám chữa bệnh trong đó có 112 bệnh viện tuyến trung ương và bộ/ngành, gồm 358 bệnh viện tuyến tỉnh và trên 20.000 phòng khám tư nhân. Tính đến năm 2013, trên cả nước có trên 3.000 cơ sở y tế có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán, có 6.107 máy bao gồm cả máy X quang và máy chụp cắt lớp vi tính. Tính đến tháng 9 năm 2015, cả nước có 174 máy chụp cắt lớp vi tính, 51 máy cộng hưởng từ, 21 máy chụp mạch máu, 23 cơ sở xạ trị với 53 máy, trong đó 30 máy tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Toàn quốc có hàng trăm cơ sở điện quang và gần 30 cơ sở YHHN đang hoạt động [5]. Các kỹ thuật cao sử dụng trong YHHN cũng gia tăng đáng kể, có 31 máy SPECT, 4 máy SPECT/CT, 8 máy PET/CT với 5 cyclotron trong cả nước. Theo thông kê đến cuối năm 2015 có 24 cơ sở xạ trị (trong đó có 25 thiết bị xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ và 38 máy gia tốc) và 32 cơ sở y học hạt nhân. Cơ sở xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ: hiện có 18/24 cơ sở xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ với tổng cộng 25 thiết bị xạ trị, bao gồm 17 thiết bị xạ 2trị từ xa; 07 thiết bị xạ trị áp sát; 01 thiết bị chiếu xạ khử trùng máu, có 24/24
cơ sở xạ trị sử dụng máy gia tốc với tổng số 38 máy gia tốc[3], [4]. Cùng với
sự gia tăng sử dụng bức xạ ion hóa là gia tăng người tiếp xúc với phóng xạ trong ngành y tế Việt Nam.
Vấn đề an toàn phóng xạ đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm nhiều. Thực trạng an toàn phóng xạ tại các cơ sở y tế như thế nào cần được điều tra, nghiên cứu để đưa ra được những chứng cứ mang tính chủ quan và khách quan bằng nhiều hình thức khác nhau: điều thực địa, đo đạc vật lý, sinh học. Trong số các chỉ thị sinh học, tổn thương nhiễm sắc thể đã được chứng minh có mối liên quan mật thiết với mức độ nhiễm xạ và được coi là một trong những phương pháp đo liều sinh học có giá trị mà trong nhiều trường hợp là bằng chứng khách quan, duy nhất và đáng tin cậy. Ngoài ra, đột biến gen cũng được khẳng định là hậu quả tương tác phóng xạ với vật chất di truyền. Gen P53 là một trong số các gen thuộc nhóm gen ức chế khối u có tỷ lệ đột biến khá cao, trên 50% trong các trường hợp ung thư nói chung.
Nghiên cứu thực trạng nguy cơ và tình trạng nhiễm xạ nghề nghiệp là hết sức cần thiết và có tính thời sự ở nước ta. Phát hiện, đánh giá và đo liều sinh học có giá trị theo dõi, cảnh báo, phòng tránh các tác hại do phóng xạ có thể gây ra. Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về tổn thương nhiễm sắc thể và gen trong phóng xạ nói chung và phóng xạ nghề nghiệp nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số biến đổi nhiễm sắc thể, gen P53 ở nhân viên y tế có tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ” Với các mục tiêu sau:
1. Mô tả điều kiện an toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm 2013.
2. Xác định biến đổi nhiễm sắc thể và trình tự gen P53 ở nhân viên y tế tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ.
MỤC LỤC Nghiên cứu một số biến đổi nhiễm sắc thể, gen P53 ở nhân viên y tế có tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………………… i
Lời cam đoan………………………………………………………………… ii
Lời cảm ơn…………………………………………………………………… iii
Mục lục………………………………………………………………………. iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt …………………………………….. vi
Danh mục các bảng………………………………………………………….. vii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ………………………………………………… viii
Danh mục các hình…………………………………………………………… ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 3
1.1. Đại cương về phóng xạ ………………………………………………………. …………….. 3
1.1.1. Khái niệm bức xạ ion hóa: ………………………………………………………………. 3
1.1.2. Sự phân rã phóng xạ: ………………………….. ………………………………………… 4
1.1.3. Đơn vị đo phóng xạ: ………………………………………………………………………. 4
1.2. Ảnh hưởng của phóng xạ tới cơ thể ……………………………………………………. 17
1.2.1. Ảnh hưởng của phóng xạ tới tổ chức, cơ quan trong cơ thể ………………… 17
1.2.2. Sự tổn thương ADN ……………………………………………………………………… 19
1.2.3. Nhiễm sắc thể và sự tổn thương do phóng xạ ……………………………………. 21
1.2.4. Gen P53 (protein 53): ………………………….. ………………………………………. 28
1.3. Tiếp xúc với phóng xạ nghề nghiệp ………………………….. ………………………. 33
1.4. Nghiên cứu tiếp xúc phóng xạ, biến đổi NST, gen do tiếp xúc phóng xạ: …. 36
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………………………………………. 36
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ………………………….. ………………………. 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 44
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………………… 44
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 44
. Đối tượng nghiên cứu: ………………………….. ……………………………………………. 44
. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………… 44
2.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu ………………………………………………… 46
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………. 46
2.3.2. Phương pháp và các chỉ số nghiên cứu: ………………………………………….. 46
2.3. 3. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ………………………………………………… 47
2.4. Y đức trong nghiên cứu ………………………….. ………………………………………. 55
Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………………….. 55
v
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………….. ………………………….. .. 57
3.1.Kết quả về điều kiện lao động của nhân viên y tế tiếp xúc nghề nghiệp với
phóng xạ ……………………………………………………………………………………………… 57
3.1.1. Điều kiện làm việc của nhân viên y tế tiếp xúc phóng xạ …………………….. 57
3.1.2. Kết quả điều tra trang bị phòng hộ của các phòng X quang và xạ trị. …… 60
3.1.3 Môi trường lao động của NVYT tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ: …….. 63
3.2. Mức độ phóng xạ tại các cơ sở nghiên cứu:…………………………………………. 64
3.3.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. ………………………….. ………………………….. .. 67
3.4. Triệu chứng lâm sàng và huy ết học ở NVYT có TX với phóng xạ NN ……. 71
3.5. Kết quả đo liều tiếp xúc cá nhân: ………………………………………………………. 74
3.6. Kết quả khảo sát sự biến đổi NST. …………………………………………………….. 74
3.6.1. Đánh giá kết quả tổn thương NST ở các đối tượng TX phóng xạ NN……. 74
3.7. Kết quả biến đổi Gen P53. ……………………………………………………………….. 83
3.7.1 Tách chiết và tinh sạch ADN tổng số ……………………………………………….. 83
3.7.2 Phản ứng PCR nhân đoạn gen nằm ở exon 5, 6 và exon 7 đến 9 …………… 83
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………….. ………………………….. ………………… 93
4.1. Điều kiện lao động và chiếu xạ môi trường lao động…………………………… .. 93
4.1.1. Vệ sinh phòng ốc và điều kiện làm việc. …………………………………………… 93
4.1.2. Kết quả đo kiểm tra môi trường ……………………………………………………… 94
4.2. Tình hình sức khỏe bệnh tật ………………………….. …………………………………. 97
4.2.1. Tình hình chung về NVYT tiếp xúc phóng xạ nghiên cứu: …………………… 97
4.2.2. Tình hình sức khỏe bệnh tật của nhân viên X quang: …………………………. 98
4.2.3. Đo liều hấp thu cá nhân: ………………………………………………………. ……. 100
4.3. Biến đổi nhiễm sắc thể …………………………………………………………………… 102
4.3.1. Nuôi cấy tế bào và xử lý mẫu nuôi cấy ………………………….. ………………. 102
4.3.2. Đánh giá kết quả tổn thương nhiễm sắc thể ở đối tượng tiếp xúc phóng xạ
nghề nghiệp ………………………….. …………………………………………………………… 103
4.4. Biến đổi gen P53 …………………………………………………………………………… 106
4.5. Dự báo nguy cơ ung thư nghề nghiệp do phóng xạ……………………………… 112
4.6. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và điểm mới của đề tài ………………. 118
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………… 120
1. Điều kiện an toàn của nhân viên y tế tiếp xúc nghề nghiệp với phóng xạ ….. 120
2. Tình hình biến đổi NST và Gen P53. ………………………………………………….. 120
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………….. ………………………….. ………………. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Bảo và cộng tác viên (1997 – 1999), “Điều tra cơ bản thực trạng
sức khoẻ của nhân viên X quang chẩn đoán” – Báo cáo Đề tài khoa học cấp
Bộ, Hà Nội.
2. Nguyễn Chi (2001), “Đánh giá điều kiện an toàn của các cơ sở y tế có sử
dụng bức xạ ion hoá trong tỉnh Khánh Hoà”. Báo cáo Hội nghị khoa học Y
học lao động toàn quốc lần thứ 4, tr 36.
3. Cục An toàn Bức xạ (2014) báo cáo Quốc gia về công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an to àn bức xạ và hạt nhân năm 2014
4. Cục An toàn Bức xạ (2015) báo cáo Quốc gia về công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an to àn bức xạ và hạt nhân năm 2015
5. Cục Quản lý môi trường y tế (2015), Báo cáo Công tác y tế lao động và phòng
chống bệnh nghề nghiệp năm 2015.
6. Nguyễn Khắc Hải và CS (1999), Báo cáo tổng kết đề tài: Đo liều hấp thu
phóng xạ qua phân tích biến đổi nhiễm sắc thể của tế bào lympho máu ngoại
vi ngườì, Đề tài cấp Bộ Quốc phòng (1995-1999), Học viện quân Y.
7. Nguyễn Khắc Hải và cộng tác viên (2002 – 2004), “nghiên cứu sự tiếp xúc
nghề nghiệp và ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiếp xúc ở phòng X quang tư
nhân,đề xuất giải pháp dự phòng”- Báo cáo Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Hiên , Đặng Ngọc Tuấn (1984 – 1994), “Tình hình nhiễm xạ
môi trường tại một số cơ sở điện quang ở Hà Nội”, Báo cáo H ội nghị YHLĐ
toàn quốc lần I. Hà Nội, tr, 7.
9. Nguyễn Xuân Hòa và công sự (2016)“Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe,
bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và hiệu quả một số
giải pháp can thiệp” Luận án tiến sỹ Y học, Đ ại Học Y Thái Nguyên.
10. Vũ Mạnh Hùng , Hà Sơn, Lê Quang Hiệp, Nguyễn Anh Tuấn (2001), “Đánh
giá hiện trạng an toàn bức xạ tại một số cơ sở y tế tư nhân sử dụng nguồn
phóng xạ trong điều trị bệnh và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn cho nhân
viên xạ trị và những người xung quanh.” Viện Nghiên cứu KHKT bảo hộ lao
động – Báo khoa học tại hội nghị Y học lao động VSMT toàn quốc lần thứ 4.
Hà Nội, tr, 31.
11. Trần Văn Khoa (2004), “Nghiên cứu thiết lập đường cong đáp ứng liều với
tía X và tia Gama, thăm dò tác dụng bảo vệ phóng xạ của dịch chiết vỏ đậu
xanh” Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
124
12. Đặng Thanh Lương(1997), “Đo liều bức xạ cá nhân Hp (d) các đại lượng và
phương pháp xác định”. Trung tâm an toàn bức xạ và vật lý hạt nhân. Hà
Nội.
13. Đặng Thanh Lương , Phan Quang Điện, Nguyễn Phương Dung, Trần Ngọc
Toàn (1995), “Một số kết quả về kiểm soát liều bức xạ cá nhân”. Trung tâm
kỹ thuật an toàn bức xạ và vật lý hạt nhân. Hà Nội.
14. Lê Đức Minh (2016), Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và tình trạng đột
biến gen TP53 trong ung thư tế bào đáy Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Da
liễu, Đại Học Y Hà Nội
15. Trần Đức Phấn và cs (2015). Nghiên cứu dịch tễ học phân tử ung thư da. Báo
cáo tổng hợp đề tài nhánh cấp nhà nước. Nghiên cửu đặc điểm dịch tễ học,
yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư da ở Việt Nam.
Bệnh viện Da liễu Trung ương. Hà Nội.
16. Nguyễn Cảnh Phú (1998), “Nghiên cứu điều tra an toàn bức xạ một số cơ sở
X quang trên địa bàn tỉnh Nghệ An” – Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An -Báo cáo tại Hội nghị khoa học Y học lao động và VSMT toàn quốc lần thứ 3.
Hà Nội, tr,14.
17. Nguyễn Hưng Phúc (1993), Tổn thương do vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân
và biện pháp phòng chống, Học viện quân y.
18. Tiêu chuẩn Việt Nam (1999), TCVN 6561 – An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ
sở X quang y tế. Hà Nội.
19. Tiêu chuẩn Việt Nam (2000), TCVN 6869 – An toàn bức xạ, chiếu xạ y tế quy
định chung. Hà Nội.
20. Tiêu chuẩn Việt Nam (2001), TCVN 6866 – An toàn bức xạ – giới hạn liều
tiêu chu ẩn đối với nhân viên bức xạ và dân chúng. Hà Nội.
21. Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ
22. Nguyễn Thị Thế Trâm , Viên Chinh Chiến, Phạm Ngọc Cảnh, Lê Thanh
Tùng và cộng tác viên (1995), “Điều tra bước đầu về tình trạng bệnh phóng
xạ nghề nghiệp tại các khoa X quang của một số bệnh viện miền Trung” -Viện Pasteur Nha Trang – Hội nghị khoa học Y học lao động và VSMT toàn
quốc lần thứ 2. Hà Nội, tr, 90.
23. Nguyễn Thị Hồng Tú và các cộng sự. (2006), Nghiên cứu điều kiện lao động
đặc thù và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay, đề
xuất giải pháp khắc phục.
24. Trần Cẩm Vinh, Trần Quế, Hoàng Hưng Tiến (2000), “Đường cong liều
hiệu ứng sai hình nhiễm sắc thể kiểu hai tâm động tạo nên bởi bức xạ
gamma, thông số xác định liều sinh học cá nhân” Công trình NCKH 1995-2000, HVQY, tập I, Nxb QĐND, tr. 141.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com