Nghiên cứu một số biến đổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em

Nghiên cứu một số biến đổi tim mạch trong bệnh Kawasaki ở trẻ em

Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống thường gặp ở trẻ em [31], [32], [52], [100], [101], [102], [103] được mô tả đầu tiên bởi Tomisaku Kawasaki ở Nhật năm 1961. Tần suất mắc bệnh hằng năm ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào khoảng 50-100 trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi [151], [156], [174], [238], [239], [240] và đỉnh cao là 200 trên 100.000 trẻ dưới 5 tuổi. Mặc dù bệnh được phát hiện cách đây hơn 40 năm và có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, nhưng đến nay nguyên nhân và cơ chế gây bệnh cũng còn nhiều bí ẩn, do đó vấn đề chẩn đoán và điều trị cũng chưa sáng tỏ hoàn toàn. Về biểu hiện lâm sàng, bệnh Kawasaki giống như một bệnh nhiễm khuẩn, nhưng lại chưa tìm được tác nhân gây bệnh [125]. Về cơ chế bệnh sinh, Kawasaki có biểu hiện giống bệnh viêm mạch theo cơ chế miễn dịch nhưng không dễ điều trị bằng costicosteroid.
Bệnh gây tổn thương nhiều nơi như mắt, miệng, da nhưng tổn thương ĐMV và cơ tim, là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong của trẻ trong giai đoạn cấp hoặc bệnh lý tim mạch sau này [31], [141], [149]. Ở những nước phát triển, như Nhật Bản, Mỹ, bệnh Kawasaki đã trở thành nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mắc phải ở trẻ em [149], [162]. Tỷ lệ tổn thương ĐMV theo các nghiên cứu trước đây vào khoảng 25%. Tuy nhiên từ khi đưa Immuno globulin vào điều trị, tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 10% [149], [162]. Trong suốt giai đoạn cấp, các tế bào viêm (bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu lympho và tương bào) thâm nhiễm vào lớp tế bào nội mô và cơ trơn ở thành mạch làm cho chức năng lớp tế bào này suy giảm [59]. Thành mạch mất cấu trúc trở nên yếu dẫn đến phình giãn. Ở giai đoạn sau, tổn thương trở nên xơ và tạo sẹo. Tốc độ dòng máu tại chỗ phình sẽ chậm lại, gây nguy cơ hình thành huyết khối làm hẹp, tắc lòng mạch [92], [149]. Đánh giá mức độ và vị trí tổn thương ĐMV là rất cần thiết để quyết định phương thức điều trị thích hợp.
Ở Việt Nam, từ trường hợp gặp đầu tiên tại Bệnh viện nhi Trung Ương vào năm 1995, số trẻ em nhập viện ngày càng tăng, với tỷ lệ tổn thương mạch vành là 39,2% [3], [4]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng phong phú đa dạng giống với nhiều bệnh sốt cấp tính khác, trong khi tiến triển tự thoái lui nên dễ chấn đoán nhầm hoặc bỏ sót, không được điều trị.
Vì tính chất ngày càng phổ biến của bệnh cũng như biến chứng tim mạch, đặc biệt là tổn thương ĐMV còn cao, nên nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki ở trẻ em.
2. Phân tích đặc điểm tổn thương ĐMV và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp.
3. Đánh giá tổn thương ĐMV sau giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki.
Với kết quả nghiên cứu được, hy vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức về bệnh giúp chấn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhằm giảm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân Kawasaki.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Kawasaki. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu biến đối tim mạch trong bệnh Kawasaki 4
1.3. Đặc điểm dịch tễ học. 6
1.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh Kawasaki. 10
1.5. Giải phẫu bệnh. 19
1.6. Lâm sàng, xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki. 20
1.7. Các yếu tố tiên lượng tốn thương ĐMV. 31
1.8. Điều trị bệnh Kawasaki. 33
1.9. Theo dõi bệnh nhân Kawasaki. 38
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1. Cỡ mẫu 42
2.2.2. Các yếu tố cần phân tích. 43
2.2.3. Phân nhóm bệnh nhân theo mức độ tốn thương ĐMV. 51
2.2.4. Phân tích các yếu tố nguy cơ. 51
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu. 51
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân 53
Kawasaki.
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học. 53
3.1.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân Kawasaki. 56
3.1.3. Tình hình chấn đoán bệnh trước khi có chấn đoán xác định. 64
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng. 66
3.2. Đặc điểm tổn thương ĐMV và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương 74
ĐMV trong giai đoạn cấp.
3.2.1. Kích thước ĐMV của nhóm chứng. 74
3.2.2. Đặc điểm của tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp. 77
3.2.3. Các yếu tố liên quan đến tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp. 80
3.3. Đánh giá tổn thương ĐMV sau giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki. 85
3.3.1. Đánh giá tiến triển của tổn thương ĐMV bằng siêu âm tim 85
3.3.2. Đánh giá tổn thương ĐMV sau giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki 88
bằng chụp cộng hưởng từ.
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân 93
Kawasaki.
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học. 93
4.1.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân Kawasaki. 95
4.1.3. Tình hình chấn đoán bệnh trước khi có chấn đoán xác định. 103
4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng. 104
4.2. Đặc điểm tổn thương ĐMV và các yếu tố nguy cơ gây tổn thương ĐMV 111
trong giai đoạn cấp.
4.2.1. Kích thước ĐMV của nhóm chứng. 111
4.2.2. Đặc điểm của tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp 112
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tổn thương ĐMV trong giai đoạn cấp. 114
4.3. Đánh giá tổn thương ĐMV sau giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki. 121
4.3.1. Đánh giá tiến triển của tổn thương ĐMV bằng siêu âm tim 121
4.3.2. Đánh giá tốn thương ĐMV sau giai đoạn cấp ở bệnh nhân Kawasaki 123
bằng chụp cộng hưởng từ.
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment