Nghiên cứu một số  biện pháp can thiệp đối với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 103  giai đoạn 2013 – 2016

Nghiên cứu một số  biện pháp can thiệp đối với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 103  giai đoạn 2013 – 2016

Nghiên cứu một số  biện pháp can thiệp đối với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 103  giai đoạn 2013 – 2016.Theo  một báo cáo của Bộ  Y tế,  tại Việt Nam,  tổng giá trị  tiền thuốc sửdụng trong năm 2012 là 2,6 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2011 [1]. Đến năm 2016, tổng chi phí tiền thuốc trên  toàn thế  giới  đạt 450 tỷ  USD, tăng 5,8% so với năm 2015. Sự  gia tăng tổng chi tiêu trong năm 2016 là 27,3 tỷ  USD do một phần giá thuốc đã tăng 9,2% trong năm 2016 [2]. Theo báo cáo năm 2016 của nhóm dự  báo QuintilesIMS, việc sử  dụng thuốc và mức chi tiêu cho đến năm  2021 sẽ  đạt  gần  1.500  tỷ  USD, trong  đó  các  thuốc generic  sẽ  tiếp  tục chiếm  khoảng  91%  khối  lượng  thị  trường  dược  phẩm.  Các  loại  thuốc  mới ngày càng chiếm thị  phần tiêu thụ  trên toàn cầu, tỷ  lệ  chi phí sẽ  tiếp tục tăng từ  dưới 20% mười năm trước lên 30% vào năm 2016 và lên 35% vào  năm 2021 [3].

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và khoa học công nghệ nói chung, của hệ  thống các kênh phân phối thuốc nói riêng đã góp phần tạo nên một thịtrường dược phẩm trong nước đa dạng, đầy đủ  các chủng loại thuốc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ  của người dân. Bên cạnh đó, kiến thức, ý thức cũng như nhu cầu chăm sóc sức khoẻ  của người dân ngày một tăng. Nhằm  đảm  bảo  sức  khoẻ  cho  người  dân,  đảm  bảo  nguồn  nhân  lực  cho  đất  nước,  nước ta đã có nhiều nỗ  lực trong việc đảm bảo cung  ứng các loại thuốc có  chất lượng tốt, giá cả  phù hợp với thu nhập của người dân đồng thời không  ngừng cố  gắng cải thiện và phát triển hệ  thống các cơ sở  y tế  trên khắp cả nước.
Các cơ sở  y tế, nhất là hệ  thống bệnh viện đóng vai trò hết sức to lớn  trong công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Một  nhiệm vụ  quan trọng của các cơ sở  y tế  đó là cung ứng các loại thuốc có chất  lượng tốt và đảm bảo thuốc được sử  dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả. Trong  thời gian gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về  hoạt động đấu thầu,  phân phối  và  quản lý  sử  dụng thuốc tại các cơ sở  y tế  được thực hiện. Bên cạnh nhiều  thành quả  khích lệ  thu được, vẫn còn một số  vấn đề  bất cập còn tồn tại suốt  nhiều năm qua ở hầu hết các bệnh viện như là sử dụng nhiều thuốc nhập khẩu  và các biệt dược gốc có giá trị  lớn, lạm dụng kháng sinh trong kê đơn và điều  trị  khiến cho tình trạng kháng kháng sinh ngày một tăng. Điều này đặt  ra một  thách thức lớn đó là cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu và thiết thực trong vấn  đề  sử  dụng  thuốc  nói  chung  và  các  kháng  sinh  nói  riêng  để  từng  bước  cải  thiện  hoạt động  cung  ứng và  sử  dụng  thuốc  trong  các  cơ  sở  y  tế, đảm  bảo  thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất.
Bệnh viện Quân y 103 với đặc thù của bệnh viện Quân đội, trực thuộc  Học viện Quân y – Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ: huấn luyện, điều trị cho các  đối tượng bệnh nhân quân, dân và  Bảo hiểm y tế (BHYT);  nghiên cứu khoa  học và phục vụ đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù có những nhiệm vụ quan  trọng đó nhưng đến nay vẫn   chưa có nghiên cứu nào về hoạt động cung  ứng  và quản lý sử dụng thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh được   thực hiện  tại Bệnh viện Quân y 103. Để nâng cao chất lượng ho ạt động cung ứng thuốc  trong bệnh viện và qua đó có thể đưa ra một số khuyến cáo, kiến nghị trong  việc sử dụng kháng sinh nói riêng và hoạt động cung ứng thuốc nói chung cho 
Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian tới, đề tài:  “Nghiên cứu một số  biện pháp can thiệp đối với danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 103  giai đoạn 2013 – 2016” được tiến hành với 2 mục tiêu chính:
1.  Phân  tích  hiệu  quả  của  một  số  can  thiệp  đối  với  danh  mục  thuốc  bằng phương  pháp ABC, VEN  tại  Bệnh viện Quân  y 103 giai  đoạn  2013  – 2016.
2.  Đánh  giá  hiệu  quả  của  một  số  can  thiệp  đối  với  quản  lý  sử  dụng  thuốc  –  nghiên cứu trường hợp sử dụng kháng sinh và vi khuẩn kháng kháng  sinh tại Bệnh viện Quân y 103

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Đặt vấn đề ……………………………………………………..………  1
Chương 1 – Tổng quan ………………………………………..………  3
1.1. Hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện …………………………..  3
1.1.1. Lựa chọn thuốc …………………………………………..….…  4
1.1.2. Mua sắm thuốc ……………………………………………..….  6
1.1.3. Phân phối thuốc ……………………..………………………….  9
1.1.4. Quản lý sử dụng thuốc …………………………………………  10
1.1.5. Các phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng …………  11
1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện …………  13
1.3.1. Trên thế giới ……………………………………………………  13
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………  16
1.3. Đôi nét về Bệnh viện Quân y 103 ………………………………..  25
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của bệnh viện ……..  25
1.3.2. Khoa Dược bệnh viện ………………………………………….  31
Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ………………..  32
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………….  32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………..  32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………….  32 
2.2.2. Các biến số nghiên cứu ………………………………………..  38
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………..  44
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………..  45
Chương 3 – Kết quả nghiên cứu ……………….…………………….  53
3.1. Phân tích hiệu quả của một số can thiệp đối với danh mục 
thuốc bằng phương pháp ABC, VEN tại Bệnh viện Quân y 103 
giai đoạn 2013 – 2016 …………………………………………………………… 53
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ …….  53
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược theo thuốc biệt dược gốc và 
thuốc generic ………………………………………………….. 55
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng …………….  57
3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược theo nhóm thuốc đơn/đa 
thành phần ………………………………………………………. 60
3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo các nhóm tác dụng dược 
lý …………………………………………………………………………………. 62
3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC …………  67
3.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích VEN …………  71
3.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN  ……  74
3.2. Đánh giá hiệu quả của một số can thiệp đối với quản lý sử 
dụng thuốc – nghiên cứu trường hợp sử dụng kháng sinh và 
vi khuẩn kháng kháng sinh tại Bệnh viện Quân y 103………….. 77
3.2.1. Cơ cấu các phân nhóm kháng sinh được sử dụng giai đoạn 
2013 – 2016 …………………………………………………….. 77
3.2.2. DDD/100 ngày giường của các nhóm kháng sinh …………….  82
3.2.3. Chi phí điều trị ước tính theo ngày của một số kháng sinh …….  85
3.2.4. Thực trạng triển khai xét nghiệm vi sinh và vi khuẩn kháng 
kháng sinh tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2013-2016 ….. 86
Chương 4 – Bàn luận …………………..……….…………………….  93 
4.1. Hiệu quả của một số can thiệp đối với danh mục thuốc bằng
phương pháp ABC, VEN tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 
2013 – 2016 …………………………………………………………………………. 93
4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ …….  93
4.1.2. Cơ cấu thuốc tân dược theo thuốc biệt dược gốc và thuốc 
generic ………………………………………………………….. 95
4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng …………….  97
4.1.4. Cơ cấu thuốc tân dược theo nhóm thuốc đơn/đa thành phần  98
4.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo các nhóm tác dụng dược lý ……..  99
4.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC …………  102
4.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích VEN  …………  105
4.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN  ……  107
4.2. Hiệu quả của một số can thiệp đối với quản lý sử dụng thuốc 
– nghiên cứu trường hợp sử dụng kháng sinh và vi khuẩn 
kháng kháng sinh tại Bệnh viện Quân y 103………………………..
…. 
109
4.2.1. Cơ cấu các phân nhóm kháng sinh được sử dụng giai đoạn 
2013 – 2016 …………………………………………………….. 109
4.2.2. DDD/100 ngày giường của các nhóm kháng sinh  …………….  111
4.2.3. Chi phí điều trị ước tính theo ngày của một số kháng sinh  …….  113
4.2.4. Thực trạng triển khai xét nghiệm vi sinh và vi khuẩn kháng 
kháng sinh tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2013-2016 ….. 115
4.3. Ưu nhược điểm của nghiên cứu ………………………………….  117
Kết luận …………………………………………………………………  120
Kiến nghị ……………………………………………………………….  122
Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài 
luận án
Tài liệu tham khảo 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.  Đào Thị Khánh, Phan Thị Hòa, Trần Thế Tăng (2019). Đánh giá  thực 
trạng  và  các  yếu  tố  ảnh  hưởng  đến  sử  dụng  danh  mục  thuốc  tại  Bệnh  viện 
Quân Y 103 giai đoạn 2013 – 2014. Tạp chí Y học Việt Nam, 481 (2): 23-27.
2. Đào Thị Khánh, Trần Thế Tăng, Phan Thị Hòa (2019). Đánh giá việc sử 
dụng một số nhóm thuốc có chi phí lớn tại bệnh viện Quân Y 103 giai đoạn 
2013 –  2016. Tạp chí Y –  Dược học Quân sự, 44 (7): 3-7 (Tiếng Việt), 81-86 
(Tiếng Anh).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Bộ Y tế (2013). Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và 
các giải pháp can thiệp trong năm 2013, Hà Nội.
2.  Quintiles  IMS  (2017).  IMS  Market  Prognosis  2017-2021, 
Asia/Australia – Vietnam. Quintiles IMS Institute, 1 – 20.
3.  Quintiles  IMS  (2016).  IMS  Outlook  for  Global  Medicines  through 
2021. Quintiles IMS Institute, 1 – 12.
4.  MSH (2012).  Managing access to medicines and health technologies, 
Kumarian Press.
5.  WHO (2004). Management of Drugs at Health Centre Level, 70 – 73.
6.  Bộ Y tế (2013). Ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 6, 
Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013. 
7.  Bộ  Y  tế  (2011).  Ban  hành  và  hướng  dẫn  thực  hiện  danh  mục  thuốc 
chữa bệnh chủ yếu sử dụng  tại  các cơ sở khám  chữa bệnh  được quỹ 
bảo  hiểm  y  tế  thanh  toán,  Thông  tư  số  31/2011/TT-BYT,  ngày 
11/7/2011.
8.  Bộ Y Tế (2014). Hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc 
phạm vi thanh toán của quỹ  Bảo hiểm y tế, Thông tư 40/2014/TT-BYT 
ngày 17/11/2014. 
9.  Bộ Y tế (2012).  Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư  số 
31/2011/TT-BYT,  ngày  11/7/2011  ban  hành  và  hướng  dẫn  thực  hiện 
danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng  tại  các cơ sở khám  chữa 
bệnh  được  quỹ  bảo  hiểm  y  tế  thanh  toán,  Thông  tư  số  10/2012/TTBYT, ngày 08/6/2012.
10. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc 
phạm vi thanh toán của quỹ  Bảo hiểm y tế, Thông tư 36/2015/TT-BYT 
ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 
40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014. 
11. Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  Xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  (2005).  Luật 
Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
12. Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  Xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  (2016).  Luật 
Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
13. Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  Xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  (2005).  Luật 
Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
14. Quốc  hội  nước  Cộng  hòa  Xã  hội  chủ  nghĩa  Việt  Nam  (2013).  Luật 
Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. 
15. Cục Quản lý Dược (2016).  Danh mục các thuốc đã được cấp số đăng 
ký tính đến tháng 12/2015. 
Truy cập tại: http://www.dav.gov.vn/. Ngày 26/4/2016. 
16. Chính phủ  (2012). Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của 
chính  phủ  về  sửa  đổi  bổ  sung  một  số  điều  của  nghị  định  số 
79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
17. Bộ Y tế (2012).  Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, 
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC, ngày 19/01/2012.
18. Bộ Y tế (2012).  Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các 
cơ sở y tế, Thông tư số 11/2012/TT-BYT ngày 28/6/2012.
19. Bộ Y tế (2013).  Hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các 
cơ sở y tế, Thông tư 37/2013/TT-BYT ngày 11/11/2013.
20. Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2012). Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng 
thuốc  tại  các  cơ  sở  y  tế,  Thông  tư  liên  tịch  số  36/2013/TTLT-BYTBTC ngày 11/11/2013. 
21. Chính phủ (2014).  Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của 
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà 
thầu.
22. Bộ Y tế (2014).  Bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ 
mời thầu mua thuốc,  Ban hành mẫu hồ sơ đấu thầu thuốc tại các cơ sở 
y tế, Thông tư số 31/2014/TT-BYT ngày 26/9/2014.
23. Bộ Y tế (2016).  Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc 
đấu  thầu  tập  trung  cấp  quốc  gia,  danh  mục  đàm  phán  giá,  Thông  tư 
09/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016. 
24. Bộ Y tế (2016).  Ban hành Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp 
ứng  yêu  cầu  về  điều  trị,  giá  thuốc  và  khả  năng  cung  cấp ,  Thông  tư 
10/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016.
25. Bộ Y tế (2016).  Quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công 
lập, Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11/05/2016. 
26. Bộ Kế hoạch  và Đầu tư  (2015).  Quy định chi tiết lập hồ sơ mời  thầu 
mua sắm hàng hóa, Thông tư 05/2015/TT-BKH ngày 16/6/2015.
27. Bộ Kế hoạch  và Đầu tư  (2015).  Quy định chi tiết về kế hoạch lựa họn 
nhà thầu, Thông tư 10/2015/TT-BKH ngày 26/10/2015. 
28. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015). Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối 
với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh,  Thông tư 11/2015/TT-BKH 
ngày 27/10/2015. 
29. Phạm Lương Sơn (2012).  Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc 
BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam, Luận án 
tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
30. Bộ  Y  tế  (2011).  Hướng  dẫn  sử  dụng  thuốc  trong  các  cơ  sở  y  tế  có 
giường bệnh, Thông tư số 23/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011. 
31. Bộ Y tế (2011).  Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh 
viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011.
32. Bộ Y tế (2013). Quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và 
điều  trị  trong  bệnh  viện,  Thông  tư  số  21/2013/TT-BYT,  ngày 
08/8/2013.
33. Đặng Bích Việt, Võ Thúy Kiều, Nguyễn Hoàng Anh và cs (2018).  Tín 
hiệu an toàn của các thuốc có chi phí bảo hiểm y tế cao nhất năm 2016: 
phân tích từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam.  Tạp chí Nghiên 
cứu Dược & Thông tin thuốc, 9(5): 17-24.
34. Bộ  Y  tế  (2013).  Ban  hành  kế  hoạch  hành  động  quốc  gia  về  phòng 
chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020, Quyết định số 2174/QĐ-BYT 
ngày 21/6/2013.
35. Bộ Y tế (2014).  Quyết định thành  lập ban chỉ đạo quốc gia về phòng 
chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020,  Quyết định số 879/QĐ-BYT 
ngày 13/3/2014.
36. Bộ  Y  tế  (2014).  Quyết  định  thành  lập  các  tiểu  ban  giám  sát  kháng 
thuốc  giai  đoạn  2013-2020,  Quyết  định  số  2888/QĐ-BYT  ngày 
05/8/2014.
37. Bộ Y tế (2014). Thành lập Hội đồng thuốc và điều trị Quốc gia, Quyết 
định số 5241/QĐ-BYT ngày 22/12/2014. 
38. Bộ Y tế (2015).  Ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng 
kháng sinh”, Quyết định số 708/ QĐ-BYT ngày 02/3/2015.
39. Bộ Y tế (2016).  Ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử 
dụng kháng sinh trong bệnh viện”,  Quyết định số 772/ QĐ-BYT ngày 
04/3/2016.
40. Bộ Y tế (2016).  Thiết lập và quy  định chức năng, nhiệm vụ của mạng 
lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh , 
Quyết định số 6211/QĐ-BYT ngày 01/10/2016.
41. Bộ Y tế (2016). Sổ tay tìm hiểu về kháng thuốc (dành cho cán bộ y tế).
42. Bộ  Y  tế  (2018).  Chương  trình  đào  tạo  quản  lý  sử  dụng  kháng  sinh, 
Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tháng 7 năm 2018. 
43. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Hương (2018).  Tài liệu bồi 
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược (Hạng II)

Leave a Comment