NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXI HÓA SOD, GPx, TAS VÀ MDA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXI HÓA SOD, GPx, TAS VÀ MDA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỐNG OXI HÓA SOD, GPx, TAS VÀ MDA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH CÓ NHIỄM VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI.Trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính (VDDM) đã giảmtrong những thập kỷ qua, nhưng vẫn là một trong các bệnh phổ biến với hậu quả nghiêm trọng làung thư dạ dày (UTDD)[1]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh H. pylorilà nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày, đặc biệt là VDDM[2], [3].Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pyloriphổ biến là 44,3% (95% CI: 40,9-47,7) trên toàn thế giới[4].Theo một nghiên cứu năm 2010, ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi khuẩnH. pylori của các bệnh nhân đến nội soi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 65,6%; 100% số trường hợp nhiễm vi khuẩn H. pylori được chẩn đoán là VDDM[5]. Trong khi đó, tỷ lệ kháng thể khángH. pyloritrong huyết thanh tại Hà Nội là 78,8% và Hà Tây là 69,2% [6].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy tổn thương gây thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô là một trong những cơ chế bệnh sinh quan trọng của viêm dạ dày nói chung và VDDM nói riêng.Khi xảy ra thiếu máu cục bộ/tái tưới máu trở lại ở mức độ tế bào/mô dẫn đến sản xuất lượng lớn dạng oxy hoạt động – Reactive oxygen Species (ROS) [7], gây ra tình trạng stress oxy hóa.
Bên cạnh đó có nhiều bằng chứng cho thấy nhiễm vi khuẩnH.pylorivà sử dụng thuốc chống viêm non – steroid (NSAID) đường uống là nguyên nhân quan trọng trong sinh bệnh học của tổn thương niêm mạc dạ dày ở người do stress oxy hóa [7]. Ảnh hưởng của vi khuẩn H. pylori gây stress oxy hóa trên niêm mạc dạ dày đã được nghiên cứu bằng cách đo những thay đổi của nitric oxide synthase (iNOS), nitrotyrosine và 8-hydroxy-2[prime]-deoxyguanosine trong mảnh sinh thiết hang vị từ bệnh nhân viêm dạ dày teo mạn tính và bệnh nhân loét dạ dày (trước và sau điều trị diệt vi khuẩn H. pylori). Kết quả cho thấy, điều trị diệt vi khuẩn H. pylori làm suy giảm stress oxy hóa trong niêm mạc dạ dày [8].
Để đáp ứng với tình trạng nhiễm vi khuẩnH. pylori hay NSAID, bạch cầu trung tính được tập trung vào khu vực bị tổn thương, tạo ra ROS và các gốc nitơ hoạt động(RNS) – đây chính là các dạng gốc tự do[7]. Khi sản xuất ROS, RNSxảy ra một cách không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng stress oxy hóa và dẫn đến tổn thương tế bào/mô quá nhiều, kết quả là xuất hiện viêm mạn tính.Khi viêm mạn tính và ROS xuất hiện là yếu tố quan trọng trong con đường phân tử liên quan đến phát triển khối u.
Các nghiên cứu cho thấy nhiều chất có khả năng loại bỏ ROS, RNS và được gọi là chất chống oxy hóa [9], [10].Các enzym như SOD,GPx là những enzym chống oxy hóa cơ bản nhất của cơ thể, trong đó SOD có tác dụng thu dọn các gốc tự do khơi mào phản ứng; GPx có tác dụng làm giảm nồng độ các gốc tự do hoạt động. Bên cạnh đó tình trạng chống oxy hoá toàn phần trong cơ thể (TAS) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dự báo khả năng đáp ứng cơ thể với hiệu quả loại bỏ gốc tự do sinh ra[11].Thực tế hiện nay, điều trị VDDM còn gặp nhiều khó khăn mặc dù đã tiệt trừ thành công H. pylori; trong một số nghiên cứu gần đây của Li. L.và cộng sự (2017) [12] và Yordanova M.và cộng sự (2019) [13] sử dụng phối hợp một số hoạt chất chống oxy hóa trong điều trị VDDM cho thấy có sự cải thiện hoạt tính các enzym chống oxy hóa song song với cải thiện các hình ảnh nội soi.
Như vậy khảo sát các enzym chống oxy hóa là một hướng nghiên cứu hứa hẹn trong nâng cao hiệu quả điều trị và theo dõi điều trị VDDM do H.pylori bằng các tác nhân chống oxy hóa.Trong khi đó ở Việt Nam là một nước có tần suất VDDM, nhất là VDDM do H. pylori rất cao, nhưng những vấn đề này còn chưa được đi sâu nghiên cứu và đánh giá. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tàinày với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hình ảnh nội soi, mô bệnh học và nồng độ một số chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩnHelicobacter pylori.
2. Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương với hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm vi khuẩnHelicobacter pylori.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Tìm hiểu một số vấn đề về viêm dạ dày mạn    3
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ    3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh    4
1.1.3. Lâm sàng và chẩn đoán viêm dạ dày mạn    10
1.1.4. Phân loại viêm dạ dày mạn    13
1.2. Một số vấn đề về gốc tự do và trạng thái stress oxy hóa trong y sinh học    19
1.2.1. Khái niệm về gốc tự do    19
1.2.2. Đặc điểm gốc tự do    19
1.2.3. Các loại gốc tự do    20
1.2.4. Hệ thống chống oxy hóa    21
1.2.5. Khái niệm trạng thái stress oxy hóa    25
1.2.6. Stress oxi hóa ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính    26
1.2.7. Đánh giá tình trạng stress oxy hóa    34
1.3. Một số nghiên cứu về stress oxy hóa trong viêm dạ dày mạn tính    35
1.3.1. Trên thế giới    35
1.3.2. Ở Việt Nam    37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1. Đối tượng nghiên cứu    38
2.1.1. Nhóm viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori dương tính    38
2.1.2. Nhóm viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori âm tính    39
2.2. Phương pháp nghiên cứu    40
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu    40
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu    40
2.2.3. Các bước tiến hành    41
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu    54
2.3. Xử lý số liệu    59
2.4. Các biện pháp khống chế sai số    60
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    60
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU     62
3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và nồng độ một số chỉ số chống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có vi khuẩn Helicobacter Pylori    62
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng    62
3.1.2. Hình ảnh nội soi    66
3.1.3. Đặc điểm mô bệnh học    69
3.1.4. Kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori ở nhóm nghiên cứu    70
3.1.5. Kết quả xét nghiệm chỉ số SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương    72
3.2. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương với hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori    77
3.2.1. Mối liên quan với tuổi    77
3.2.2. Mối liên quan với giới tính    79
3.2.3. Mối liên quan với đặc điểm nội soi    80
3.2.4. Mối liên quan với đặc điểm mô bệnh học    85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và một số chấtchống oxy hóa SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương ở  bệnh nhân viêm dạ dày mạn    94
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới    94
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng    95
4.1.3. Hình ảnh nội soi    96
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học    98
4.1.5. Kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori    102
4.1.6. Kết quả xét nghiệm nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương    105
4.2. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA huyết tương với hình ảnh nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn  nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori    113
4.2.1. Liên quan với tuổi và giới    113
4.2.2. Mối liên quan với hình ảnh nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori    114
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI    121
KẾT LUẬN    122
KIẾN NGHỊ    124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    125
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi    62
 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới    63
3.3. Các triệu chứng lâm sàng    64
 3.4. Kết quả trung bình xét nghiệm công thức máu    65
 3.5. Kết quả trung bình xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa    65
 3.6. Vị trí tổn thương trên nội soi    66
 3.7. Số lượng vị trí tổn thương trên nội soi    66
 3.8. Đặc điểm tổn thương trên nội soi theo phân loại Sydney    67
 3.9.Đặc điểm mô bệnh học    69
 3.10. Đặc điểm mô bệnh học theo mức độ nhiễm vi khuẩn    71
Helicobarter pylori    71
 3.11. Tỷ lệ định lượng được SOD, GPx, TAS và MDA    72
 3.12. Nồng độ SOD huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn    có Helicobacter pylori    72
3.13. Nồng độ GPx huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn    74
    có Helicobacter pylori    74
 3.14. Nồng độ TAS huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn    75
có Helicobacter pylori    75
 3.15. Nồng độ MDA huyết tương ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn    76
có Helicobacter pylori    76
3.16. Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với tuổi    77
 3.17. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với tuổi    77
 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với tuổi    78
 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với tuổi    78
 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA    79
huyết tương với giới tính    79
 3.21. Mối  liên quan giữa SOD huyết tương với tổn thương nội soi    80
 3.22. Mối liên quan giữa GPx huyết tương với tổn thương nội soi    81
 3.23. Mối liên quan giữa MDA huyết tương với tổn thương nội soi    82
 3.24. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với    83
tổn thương nội soi    83
 3.25. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA    84
huyết tương với số lượng vị trí tổn thương    84
3.26.  Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với    85
mức độ tổn thương mô bệnh học    85
 3.27. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với    86
mức độ tổn thường mô bệnh học    86
 3.28. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với    87
mức độ tổn thương mô bệnh học    87
 3.29. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với    88
mức độ tổn thương mô bệnh học    88
3.30.Mối liên quan giữa nồng độ SOD huyết tương với    89
loạn sản, dị sản    89
 3.31. Mối liên quan giữa nồng độ GPx huyết tương với    90
loạn sản, dị sản    90
 3.32. Mối liên quan giữa nồng độ MDA huyết tương với    91
loạn sản, dị sản    91
 3.33. Mối liên quan giữa nồng độ TAS huyết tương với    91
loạn sản, dị sản    91
 3.34. Mối liên quan giữa nồng độ SOD, GPx, TAS và MDA huyết ……  …………….tương với mức độ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trên…  …………….mô bệnh học    92
 3.35. Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa SOD, GPx, …………    TAS và MDA huyết tương với một số đặc điểm của bệnh nhân    93
…………….viêm dạ dày mạn tính    93

DANH MỤC HÌNH

Hình    Tên hình    Trang

1.1.     Sơ đồ hóa nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn    5
1.2.     Nhiễm Helicobacter pylori và cơ chế bệnh sinh    6
1.3.    Phân loại mô học theo hệ thống sydney    11
1.4.     Hình ảnh niêm mạc dạ dày dưới kính hiển vi    14
1.5.    Hình ảnh niêm mạc dạ dày nhuộm Giemsa trên kính hiển vi    17
1.6.    Hoạt động chống oxi hóa của các enzym chống oxi hóa nội sinh SOD, catalase (CAT) và glutathione peroxidase (GPx)    23
1.7.     Helicobacter pylori và stress oxy hóa    29
1.8.    Con đường chống lại tác nhân oxy hóa của H. pylori    33
2.1.    Máy đọc ELISA DAR 800 (Mỹ)    50
2.2.     Sử dụng thang mô hình trực quan để xếp mức độ các thông số đánh giá viêm dạ dày theo hệ thống Sydney cập nhật    59
3.1.     Viêm trợt lồi góc bờ cong nhỏ, hang vị và có dịch mật trào ngược    67
3.2.     Hình ảnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày    68
3.3.     Hình ảnh viêm trợt phẳng hang vị    68
3.4.     Hình ảnh viêm teo niêm mạc dạ dày    70

Leave a Comment