Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim-mạch , tâm-thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi

Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim-mạch , tâm-thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi

Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim-mạch , tâm-thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi.Sức khỏe không chỉ là vốn quí của mỗi cá nhân mà còn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó sinh viên là lực lượng lao động chất lượng cao trong tương lai của xã hội, là “nguyên khí” của mỗi quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của nhà trường mà là của toàn xã hội. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ tri thức, đòi hỏi không chỉ tăng trưởng số lượng tri thức mà yêu cầu phải có sự thay đổi căn bản cách chiếm lĩnh và sử dụng tri thức của người được đào tạo.

Thời đại ngày nay, thời đại của sự hội nhập, toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, cùng với ô nhiễm môi trường và yếu tố nội tại trong cơ thể con người đã trở thành những tác nhân gây nên stress. Năm 1992, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản báo cáo mang tên “Bệnh tật trong thế kỷ XX”, trong đó có việc cảnh báo stress có thể mang nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI [108].
Stress tác động tới mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có sinh viên. Cuộc sống của sinh viên ở các trường đại học có nhiều yếu tố gây căng thẳng (stressor) thần kinh – tâm lý, đặc biệt là đối với sinh viên các trường đại học Y. Ngoài các stressor chung ở mọi sinh viên (điều kiện sinh hoạt, học tập…), sinh viên các trường đại học Y là những người có thời gian học tập tại trường dài nhất với khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành rất lớn cùng với nhiều kỳ thi, do đó chịu nhiều áp lực gây căng thẳng chức năng tâm lý cao và trường diễn [60], [81], [84], [85]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các stressor có thể làm thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch, thần kinh, tim mạch và nội tiết của con người [58], [93], [94], [99], [103], [114], [119], [131]. Tuy nhiên các tác động đó không phải tất cả là tiêu cực, nhiều nghiên cứu xác nhận trạng thái stress có mức độ nhất định lại làm tăng khả năng tự xoay xở với đòi hỏi thích nghi môi trường, nhờ thế tạo điều kiện phát triển tâm lý. Cuộc sống không có stress sẽ không có thách thức đòi hỏi phải vượt qua, nên hạn chế việc nâng cao năng lực và trau dồi trí tuệ.
Stress là hiện thực của cuộc sống, vì vậy chúng ta cần phải hiểu sự đáp ứng của cơ thể trong từng trạng thái căng thẳng. Muốn vậy phải lượng hóa được mức độ stress bằng các chỉ số đo lường khách quan. Ở Việt nam đã có một số công trình nghiên cứu về stress nghề nghiệp của các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh dịch tễ, các nhà khoa học một số trường đại học [6], [10], [18], [23]. Vấn đề stress ở học sinh, sinh viên cũng đang được một số nhà khoa học quan tâm bởi những hệ quả do stress gây ra như trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát. Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề cần đòi hỏi phải tư duy linh hoạt [84]. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu về đáp ứng của hệ thống nội tiết, tim mạch và thần kinh của cá thể với trạng thái căng thẳng, trong đó có đối tượng là sinh viên. Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim – mạch , tâm – thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi” nhằm góp phần xây dựng một số chỉ số sinh học người Việt Nam hiện nay, làm cơ sở khoa học giúp các nhà giáo dục và y tế tìm các giải pháp giảm bớt căng thẳng, duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và học tập tốt hơn cho sinh viên.
Đề tài được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Xác định một số chỉ số tim – mạch, tâm – thần kinh ở trạng thái tĩnh của sinh viên Đại học Y Thái Bình.
2. Đánh giá một số chỉ số tim – mạch, tâm – thần kinh và nội tiết tố sau hoạt động trí tuệ (sau buổi thi) của sinh viên Đại học Y Thái Bình.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số chỉ số chức năng tim mạch 3
1.1.1. Tần số mạch và huyết áp 3
1.1.2. Chỉ số thống kê toán học nhịp tim và các nghiên cứu 7
1.1.3. Stress và nguy cơ các bệnh tim mạch 11
1.2. Một số chỉ số chức năng tâm – thần kinh 13
1.2.1. Hoạt động trí tuệ 13
1.2.2. Trí nhớ 19
1.2.3. Khả năng chú ý 26
1.2.4. Thời gian phản xạ thị giác – vận động, tốc độ xử lý thông tin 27
1.2.5. Nghiên cứu về mối liên quan giữa điện não đồ và hoạt động trí tuệ 29
1.3. Trạng thái căng thẳng cảm xúc 30
1.3.1. Khái niệm cơ bản về trạng thái căng thẳng cảm xúc 30
1.3.2. Biểu hiện và cơ chế của trạng thái stress 35
1.3.3. Vai trò của các yếu tố thần kinh và thể dịch chủ yếu tham gia điều hòa trạng thái stress 37
1.3.4. Trạng thái căng thẳng cảm xúc ở lứa tuổi sinh viên 41

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 45
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và cách xác định 46
2.2.3. Thiết kế mô hình nghiên cứu 58
2.3. Xử lý số liệu 63
2.4. Thời gian nghiên cứu 63
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 63
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. Một số chỉ số tim – mạch của sinh viên đại học y Thái Bình 64
3.2. Một số chỉ số chức năng tâm – thần kinh của sinh viên Đại học y Thái Bình 65
3.2.1. Thời gian phản xạ thị giác – vận động và tốc độ xử lý thông tin 65
3.2.2. Năng lực trí tuệ theo test Raven 69
3.2.3. Khả năng tư duy của sinh viên 75
3.2.4. Khả năng chú ý của sinh viên 77
3.2.5. Trí nhớ ngắn hạn của sinh viên 80
3.2.6. Trạng thái căng thẳng cảm xúc 82
3.3. Một số chỉ số chức năng tim – mạch của sinh viên Đại học y Thái Bình trong trạng thái tĩnh và sau buổi học 84
3.4. Một số chỉ số chức năng tâm – thần kinh của sinh viên Đại học y Thái Bình trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 93
3.4.1. Điện não đồ của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 93
3.4.2. Khả năng nhớ, chú ý, tư duy trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 101
3.4.3. Thời gian phản xạ thị giác – vận động, tốc độ xử lý thông tin của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 105
3.4.4. Tình trạng căng thẳng cảm xúc của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 106
3.5. Một số chỉ số nội tiết của sinh viên Đại học y Thái Bình trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 107
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 110
4.1. Một số chỉ số tim – mạch của sinh viên Đại học y Thái Bình 110
4.2. Một số chỉ số chức năng tâm – thần kinh của sinh viên Đại học y Thái Bình 114
4.2.1. Thời gian thực hiện phản xạ thị giác-vận động và tốc độ xử lý thông tin 114
4.2.2. Năng lực trí tuệ theo test Raven 115
4.2.3. Khả năng tư duy của sinh viên 119
4.2.4. Khả năng chú ý 120
4.2.5. Trí nhớ ngắn hạn 121
4.2.6. Trạng thái căng thẳng cảm xúc 122
4.3. Một số chỉ số chức năng tim – mạch, tâm – thần kinh và nội tiết của sinh viên Đại học y Thái Bình trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 124
4.3.1. Một số chỉ số chức năng tim – mạch của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 124
4.3.2. Một số chỉ số tâm – thần kinh của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 134
4.3.3. Sự thay đổi nồng độ một số nội tiết tố của sinh viên trong trạng thái tĩnh và sau buổi thi 143
KẾT LUẬN 150
KIẾN NGHỊ 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hiên, Vương Thị Hòa (2008), “Nghiên cứu trạng thái căng thẳng cảm xúc và các loại hình thần kinh ở một nhóm sinh viên Y3 Đại học Y Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành, 629, tr. 343- 347.

2. Nguyễn Thị Hiên, Vương Thị Hòa (2008), “Nghiên cứu trạng thái căng thẳng chức năng hệ tim mạch ở một nhóm sinh viên Y3 Đại học Y Thái Bình”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 12(2), tr. 15-21.

3. Nguyễn Thị Hiên, Trần Đăng Dong, Vương Thị Hòa (2012) “Nghiên cứu ảnh hưởng của căng thẳng kỳ thi lên một số chỉ số tim mạch và hàm lượng cortisol, catecholamin máu của sinh viên Đại học Y”, Tạp chí Y học Việt Nam, 398(1), tr. 52 – 58.

4. Nguyễn Thị Hiên, Trần Đăng Dong, Vương Thị Hòa (2012) “Nghiên cứu trạng thái thần kinh thực vật và căng thẳng cảm xúc của sinh viên Đại học Y Thái Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, 398(1), tr. 34 – 39.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Hồng Anh (1991), “Tình hình dùng test tâm lý ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 10/1991, tr. 44-45.

2. Trần Trí Bảo (2000), “Áp dụng lý thuyết thông tin trong nghiên cứu tâm- sinh lý ở người”, Tạp chí Sinh lý học, 4(1), tr. 37-44.

3. Tạ Tuyết Bình (2002), Điều tra thực trạng điều kiện lao động và sức khoẻ của người lao động thuộc nghề và công việc trên cao, Viện YHLĐ &VSMT, đề tài cấp Bộ.

4. Bộ y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb Y học, Hà Nội.

5. Thùy Chi, Ngọc Mai (2001), Cách giảm stress tốt nhất (Biên dịch theo Judith Lazarus), Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr.28 – 31.

6. Phạm Hà Châu, Nguyễn Tùng Linh (2009), “Nghiên cứu một số chỉ số tim mạch của phi công trước và sau nghiệm pháp gắng sức”, Tạp chí Sinh lý học, 13 (1), tr.21- 28.

7. Cruchetxki V.A. (1980), Những cơ sở của tâm lý học Sư phạm, Nxb Giáo dục.

8. Trần Thị Cúc (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm điện não và năng lực trí tuệ của học sinh và sinh viên thành phố Huế, Luận án tiến sỹ sinh học, trường ĐHSP Hà Nội I.

9. Daxiorski B.M. (1998), Các tố chất thể lực của vận động viên, Nxb TDTT, tr. 5-21.

10. Nguyễn Bích Diệp, Lê Gia Khải, Tạ Tuyết Bình (2002), “Gánh nặng tâm thần”, Tâm sinh lý lao động và ecgonomi, Nxb Y học, Hà Nội, tr.257 – 282.

11. Ngô Tiến Dũng, Đỗ Công Huỳnh và cộng sự (2001), “Chương trình hóa các test tâm lý”, Tạp chí Sinh lý học, 5(1).

12. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học” Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 13 -18.

13. Trịnh Bỉnh Dy (1998), Sinh lý tuần hoàn, Sinh lý học – tập I, Nxb Y học, tr. 176 – 275.

14. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb Thanh Niên.

15. Trần Văn Đại, Tạ Tuyết Bình (2009), “Biến đổi điện não đồ của điều độ viên chỉ huy chạy tàu trước và sau ca lao động”, Tạp chí Y học quân sự, 4, tr. 8 – 14.

16. Phạm Thị Minh Đức (1997), “Huyết áp động mạch”, Chuyên đề Sinh lý học – tập I, NxbY học, tr. 51 – 58.

17. Phạm Thị Minh Đức (2007), “Sinh lý nội tiết”, Sinh lý học, Nxb Y học, tr. 287- 339.

18. Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình (2006), “Sự căng thẳng hệ tim mạch ở nhân viên y tế”, Tạp chí Sinh lý học, 10 (3), tr.61 – 66.

19. Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình, Trần Thanh Hà (2008), “Đánh giá stress nghề nghiệp và biến thiên nhịp tim trong lao động qua ghi holter điện tâm đồ 24 giờ ở điều độ viên”, Tạp chí Sinh lý học, 3 (12), tr.63 – 68.

20. Trần Thanh Hà (1998), Nghiên cứu dự báo khả năng lao động của bộ đội tiêu binh, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

21. Trần Thanh Hà, Nguyễn Bạch Ngọc (2003), “Phân loại khả năng thích nghi với điều kiện lao động khắc nghiệt bằng phương pháp phân tích toán học nhịp tim”, Tạp chí Y học dự phòng, 1 (13), tr. 82 – 87.

22. Trần Thanh Hà, Nguyễn Thu Hà và cs. (2004), “Đánh giá căng thẳng chức năng tim mạch bằng chỉ số thống kê toán học nhịp tim ở nhân viên Y tế”, Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học quốc tế Y học Lao động và VSMT lần thứ nhất, Nxb Y học, tr. 214-219.

23. Trần Thanh Hà, Đào Phú Cường và cs. (2007) “Đánh giá căng thẳng chức năng hệ tim mạch của cảnh sát và dân cư do ô nhiễm môi trường giao thông”, Tạp chí Sinh lý học, 11 (1), tr. 18-25.

24. Nguyễn Minh Hải (2009), Nghiên cứu một số chỉ số sức khỏe tâm thần trong hoạt động bay ở phi công quân sự, Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.

25. Nguyễn Kế Hào (1991), “Khả năng phát triển trí tuệ của trẻ em Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 10, tr. 2,3,10.

26. Nguyễn Thị Hiên (2006), “Nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác – vận động và năng lực trí tuệ ở một nhóm sinh viên Y2 Trường Đại học Y Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành, 12 (561), tr.16-20.

27. Nguyễn Thị Hiên, Vương Thị Hòa, Trần Đăng Dong (2011), “Nghiên cứu một số chỉ số mạch, huyết áp của sinh viên tuổi 20-22 ở 3 trường Cao đẳng và Đại học tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 15 (3), tr. 29-35.

28. Lê Thị Phương Hoa (1997), Nghiên cứu mối liên quan giữa thể lực, học lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Thái, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

29. Bộ môn Y học Quân binh chủng, Học viện Quân y (1997), Thực hành Sinh lý lao động quân sự, Nxb Quân đội nhân dân.

30. Đỗ Công Huỳnh và cs. (1997), “Nghiên cứu chỉ số IQ và thời gian phản xạ cảm giác – vận động ở thanh thiếu niên tuổi từ 6-18 ở Nam sân bay Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây”, trong Dự án nghiên cứu y – sinh học-thuộc Dự án Z1, Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y Hà Nội.

31. Đỗ Công Huỳnh, Trần Hải Anh (2005), “Vùng hải mã và trí nhớ”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 9(2), tr. 52-58.

32. Đỗ Công Huỳnh (2007), Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người, Giáo trình Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 163-272.

33. Mai Văn Hưng (2001), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên một số trường đại học phía Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Hương (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động thể lực và trí lực lên một số chỉ số tuần hoàn và thần kinh ở một nhóm nam giới cao tuổi, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

35. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (2003), “Tần số tim và huyết áp động mạch người lớn Việt Nam bình thường thập kỷ 90”, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX, Nxb y học Hà Nội, tr. 122 – 123.

36. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng (2001), “Phản xạ thị giác và thính giác của sinh viên Trung học Sư phạm Thanh Hoá”, Tạp chí Sinh học, số 3b, tập 23, tr. 128 – 130.

37. Leytex N.X. (1980), Năng lực trí tuệ và lứa tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Lê Thu Liên (2007), “ Sinh lý tuần hoàn”, Sinh lý học, Nxb Y học, tr.151-198.

39. Lê Thu Liên (2007), “Một số chức năng cấp cao của hệ thần kinh”, Sinh lý học, Nxb Y học, tr. 450-464.

40. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh 6 -17 tuổi tại Quận Cầu giấy Hà Nội, Luận án tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

41. Lại Thế Luyện (2010), Biểu hiện stress trên sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

42. Vũ Đăng Nguyên (1994), Nghiên cứu các đặc điểm điện não và lưu huyết não của người vận hành máy trong một số nghề đặc biệt, Luận án phó tiến sỹ khoa học Y dược, Học viện Quân y.

43. Nguyễn Minh Phương (2012), “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến một số chỉ số sinh học ở bộ đội trinh sát kỹ thuật”, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.

44. Lê Văn Sơn, Đỗ Công Huỳnh (2011), “Phản xạ – cơ chế hoạt động cơ bản của hệ thần kinh trung ương”, Giải phẫu sinh lý người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 167- 170.

45. Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Nghiên cứu tình trạng căng thẳng chức năng hệ tim mạch của nhân viên y tế tại Viện Quân y 354”, Tạp chí Sinh lý học 11 (2), tr. 46-49.

46. Đào Phong Tần (1991), Sự biến đổi hình ảnh điện não đồ và lưu huyết não người Việt Nam trong một số giai đoạn phát triển cá thể, Luận án phó tiến sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

47. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993), “Nghiên cứu chẩn đoán sự phát triển trí tuệ của học sinh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11, tr. 21 – 22.

48. Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2001), “Nghiên cứu khả năng xử lý thông tin của học sinh cuối bậc tiểu học bằng phương pháp đo thời gian phản xạ thị giác- vận động”, Tạp chí Sinh lý học, 5 (2), tr.36-42.

49. Ngô Thị Kim Thoa (1994), Bước đầu nghiên cứu khả năng trí tuệ của sinh viên Đại học Quy Nhơn, Luận văn thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

50. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục.

51. Nguyễn Minh Tiến (2009), “Stress là gì” Giáo trình học tập khoa Tâm lý học, Đại học Văn Hiến Hà Nội, Nxb Giáo dục.

52. Trần Đỗ Trinh (1996), “Trị số huyết áp động mạch ở người Việt Nam”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, tr. 146 – 150.

53. Nguyễn Văn Tư (2005), “Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác – vận động của sinh viên trường Đại học Y Thái Nguyên năm thứ hai và bệnh nhân basedow”, Tạp chí Sinh lý học, 9 (1), tr. 5-8.

54. Nguyễn Thị Ty, Hoàng Ánh Tuyết (1994), “Điện não đồ dưới tác động của luyện tập dưỡng sinh”, Tạp chí Sinh học, 6, tr. 25-33.

55. Ushinski K.D. (1983), Tâm lý học Liên Xô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Đoàn Yên, Trịnh Bỉnh Dy, Trần Minh Mẫn (1993), Một số thăm dò chức năng sinh lý, Nxb Y học, Hà Nội.

Leave a Comment