Nghiên cứu một số chỉ số đánh giá tình trạng stress oxy hóa và tác dụng chống oxy hóa của Belaf ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
ĐTĐ là một bênh rối loạn chuyển hóa, pho biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tỷ lê mắc bênh ĐTĐ phụ thuộc nhiều vào địa lý và gia tăng theo điều kiên phát triển kinh tế, xã hội.Theo thông báo của Hiêp hội Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation-IDF), năm 1994 cả thế giới có 110 triêu người mắc bênh ĐTĐ, năm 1995 có 135 triêu người, đến năm 2000 đã có đến 151 triêu người mắc bênh ĐTĐ và dự báo năm 2010 sẽ có 221 triêu người mắc bênh ĐTĐ. Trong số này bênh ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin) chiếm khoảng 85-95% [2], [92].
Ở Viêt Nam, theo kết quả điều tra về tình hình bệnh ĐTĐ trên cả nước năm 2003, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ toàn quốc là 2,7%, ở nam là 3,3% và ở nữ là 3,7%. Tỷ lệ này ở vùng núi cao là 2,1%; vùng trung du – 2,2%; vùng đồng bằng và ven bien – 2,7%; vùng đô thị và khu công nghiệp là 4,4% [2].
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất và gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển. Bệnh cũng được coi là “ đại dịch” ở các nước đang phát triển, là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế giới và mỗi quốc gia vào thế kỷ 21. Vì thế nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cơ chế bệnh sinh và đặc biệt là cơ chế gây ra biến chứng của bệnh ĐTĐ luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu về cả lý thuyết và lâm sàng.
Trong bênh ĐTĐ tụy, do thiếu hụt hoặc kháng insulin làm giảm sự hấp thu glucose vào trong tế bào cơ và mỡ (chiếm tới 2/3 tổng số tế bào trong cơ thể), dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận và glucose sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Sự đào thải glucose làm cạn kiêt dự trữ glucid, thay vào đó cơ thể tăng cường thoái hoá các chất lipid, protein để cung cấp năng lượng, dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể. Tình trạng nặng nề của những rối loạn này là các biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng bênh nhân như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu [16],[18].
Tại các mô mà ở đó sự hấp thu glucose không phụ thuộc insulin (như mạch máu, võng mạc, thận và các mô thuộc hệ thần kinh… ) sẽ có sự tăng quá mức nồng đô glucose nôi bào gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hóa. Nếu mức glucose nội bào tăng kéo dài, các rối loạn này sẽ dẫn đến tình trạng stress oxy hóa, một yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong bệnh sinh các biến chứng mạn tính ở bệnh ĐTĐ [16], [28], [34], [43], [54], [50], [66], [102], [113].
Những hiểu biết mới về cơ chế của stress oxy hóa cũng như tác hại của nó đối với bệnh nhân ĐTĐ đã hướng các nhà nghiên cứu ĐTĐ tiếp cận một phương pháp điều trị mới – điều trị chống oxy hóa “nguyên nhân” (“causal” antioxidant therapy), hạn chế stress oxy hóa, cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các biến chứng của bệnh ĐTĐ [28], [30], [66], [86], [100], [112].
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng về tác dụng của các chất chống oxy hóa trong phòng ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh ĐTĐ týp 2.
Ớ Việt Nam cho tới nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về tình trạng stress oxy hóa, về ảnh hưởng của các chất chống oxy hóa lên sự cải thiện tình trạng stress oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ. Vì vậy một vấn đề được đặt ra là: tình trạng stress oxy hóa diễn ra như thế nào ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và Belaf, một thuốc chống oxy hóa có cải thiện được tình trạng đó không?
Để giải quyết các vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số đánh giá tình trạng stress oxy hóa và tác dụng chống oxy hóa của Belaf ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2” với các mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng stress oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thông qua các thông số đánh giá khả năng chống oxy hóa (SOD, GPx, GR, GSH, TAS) và mức độ peroxy hóa lipid (MDA).
2. Đánh giá tác dụng của viên thuốc chống oxy hóa (Belaf) đối với tình trạng stress oxy hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 sau 30 ngày điều trị.
Đe đạt được hai mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu các
thông số ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 vào hai thời điểm trước và sau 30 ngày điều
trị có bo sung Belaf. Các thông số này gồm:
1. Nồng độ glucose, tỷ lệ HbA1c, nồng độ insulin trong máu.
2. Các thông số đánh giá chức năng thận: nồng độ urê, creatinin máu, nồng độ microalbumin niệu 24 giờ, độ thanh lọc creatinin.
3. Các thông số lipid máu: TG, cholesterol, HDL-C.
4. Hoạt độ các enzym chống oxy hóa (SOD, GPx, GR), nồng độ GSH trong hồng cầu và tình trạng chống oxy hóa toàn phần trong huyết thanh (TAS).
5. Sự peroxy hóa lipid (nồng độ MDA) trong hồng cầu.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Những chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
• -1-
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Bệnh đái tháo đường 4
1.1.1. Tình hình mắc bênh đái tháo đường trên thế giới và Vlệt Nam 4
1.1.2. Phân loại bệnh đái tháo đường 5
1.2. Rối loạn chuyển hóa trong bệnh đái tháo đường 6
1.2.1. Các rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt insulin 6
1.2.2. Rối loạn chuyển hóa do tình trạng tăng glucose máu kéo dài 8
1.3. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường 15
1. 3.1. Biến chứng cấp tính 15
1.3.2. Biến chứng mạn tính 15
1.4. Gốc tự do và stress oxy hóa ở bệnh đái tháo đường 18
1.4.1. Gốc tự do của oxy và các dạng oxy hoạt động trong cơ thể 19
1.4.2. Hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể 22
1.4.3. Stress oxy hóa và bệnh tật 28
1.4.4. Stress oxy hóa ở bệnh đái tháo đường 30
1.4.5. Hậu quả của stress oxy hóa ở bệnh đái tháo đường 34
1.4.6. Một số thông số để đánh giá tình trạng stress oxy hóa 35
1.5. Một số nghiên cứu về tình trạng stress oxy hóa và điều trị chống
oxy hóa ở bệnh đái tháo đường 36
1.5.1. Một số các nghiên cứu về tình trạng stress oxy hóa ở bệnh đái
tháo đường 37
1.5.2. Một số nghiên cứu về điều trị chống oxy hóa ở bệnh đái tháo
đường 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.1. Nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 43
2.1.2. Nhóm chứng 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 45
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 46
2.2.3. Chất liệu nghiên cứu 47
2.2.4. Trang thiết bị và hóa chất được sử dụng 48
2.2.5. Kỹ thuật xác định các chỉ số nghiên cứu 49
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 60
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 61
3.2. Một số chỉ số hóa sinh ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 61
3.2.1. Nồng độ glucose, tỷ lệ HbA1c máu, nồng độ insulin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 61
3.2.2. Các thông số đánh giá chức năng thận và mức độ ton thương
thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 65
3.2.3. Các thông số lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 71
3.1.4. Các thông số đánh giá khả năng chống oxy hóa trong máu, nồng độ MDA hồng cầu nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 75
3.3. Kết quả nghiên cứu các thông số ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 sau điều trị bổ sung Belaf 82
3.3.1. Đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
có và không bo sung Belaf 82
3.3.2. Nồng độ glucose huyết tương, tỷ lệ HbA1c máu ở các nhóm
nghiên cứu trước và sau điều trị 83
3.3.3. Các thông số lipid máu ở các nhóm nghiên cứu trước và sau
điều trị 87
3.3.4. Các thông số về chức năng thận ở các nhóm nghiên cứu 87
3.3.5. Các thông số đánh giá khả năng chống oxy hóa, nồng độ MDA hồng cầu ở các nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 89
Chương 4: BÀN LUÂN
99
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 99
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 99
4.1.2. Đặc điểm về các chỉ số nhân trắc 101
4.1.3. Đặc điểm về huyết áp 103
4.2. Một số chỉ số hóa sinh ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 104
4.2.1. Nồng độ glucose, insulin huyết tương, tỷ lệ HbA1c hồng cầu ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 104
4.2.2. Các thông số đánh giá chức năng thận và mức độ tổn thương
thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 108
4.2.3. Các thông số lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 112
4.2.4. Các thông số đánh giá khả năng chống oxy hóa trong máu,
nồng độ MDA hồng cầu ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường
týp2 115
4.3. Kết quả các thông số nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 sau điều trị bổ sung Belaf 126
4.3.1. Đặc điểm chung của hai nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2
có và không bổ sung Belaf 126
4.3.2. Nồng độ glucose huyết tương, tỷ lệ HbA1c máu ở hai nhóm
nghiên cứu trước và sau điều trị 126
4.3.3. Các thông số lipid máu ở hai nhóm nghiên cứu trước và sau
điều trị 131
4.3.4. Các thông số về chức năng thận và mức độ ton thương thận ở
hai nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 132
4.3.5. Các thông số đánh giá khả năng chống oxy hóa, nồng độ
MDA hồng cầu ở hai nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị 133
KẾT LUÂN • 141
KIẾN NGHI • 143
DANH MUC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ •
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUÂN ÁN 144
TÀI LIÊU THAM KHẢO • 145
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích