Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi và vòm miệng
Khe hở môi và vòm miệng là loại dị tật bẩm sinh khá phổ biến trong các dị tật bẩm sinh nói chung. Theo các tác giả nước ngoài thì KHMVM chiếm tỷ lệ 1/750 đến 1/1000 trẻ sơ sinh, đứng hàng thứ hai sau tật vẹo bàn chân [49]. Ở Việt Nam, theo các thống kê khác nhau, tỷ lệ này thay đổi từ 1/500 đến 1/800 trẻ sơ sinh nên mỗi năm chúng ta có vài nghìn trẻ sinh ra mắc các dị tật này. Hiện nay, phương pháp phát hiện các di tật môi và vòm miệng sớm trong chẩn đoán trước sinh thường dùng phương pháp siêu âm khi thai đã khá lớn sau ba tháng nên rất khó hạn chế số trẻ dị tật này sinh ra.
Những khuyết tật môi và vòm miệng gây ảnh hưởng rõ về sức khỏe, đặc biệt dinh dưỡng kém, dễ mắc các bệnh tai mũi họng… Đồng thời những trẻ này gặp khó khăn trong phát âm, giao tiếp ảnh hưởng tới tâm lý trẻ… Phương pháp điều trị duy nhất dị tật KHMVM là phẫu thuật tạo hình. Chỉ định phẫu thuật sớm trả lại thẩm mỹ cho khuôn mặt, nâng cao sức khỏe và sự tự tin cho trẻ hơn nữa tuổi càng lớn càng khó khăn khi tạo hình. Tuổi mổ đẹp nhất là từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi, khi đó tổ chức còn mềm mại, răng chưa mọc đầy đủ nên cung hàm chưa biến dạng [10]. Nhưng ở lứa tuổi dưới 5 tuổi trẻ cũng dễ mắc các bệnh dinh dưỡng như suy dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu máu thiếu sắt, còi xương dinh dưỡng [5,19, 30, 31, 32 ]. Tuy nhiên, ở những trẻ dị tật KHMVM càng dễ mắc các bệnh trên hơn và những chỉ số hóa sinh ở những trẻ này cũng có thể có những thay đổi cần được nghiên cứu, đánh giá. Ngoài ra, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ trước phẫu thuật là rất cần thiết để đảm bảo thành công phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng. Bởi vậy trước phẫu thuật KHMVM, trẻ cần được khám lâm sàng, chụp X- quang, làm các xét nghiệm đầy đủ để có kế hoạch tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho từng trẻ cụ thể. Ngày nay, cùng sự phát triển của y học, các xét nghiêm hóa sinh giúp đánh giá chính xác hơn các bênh do thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng.
Trong thời gian qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp phẫu thuật và phục hồi chức năng cho trẻ có KHMVM nhưng cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu nào về các chỉ số hóa sinh trên đối tượng này. Để phục vụ chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu khoa học chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi và vòm miệng“.
Đề tài này được thực hiên với hai mục tiêu như sau:
1. Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ có dị tật bẩm sinh KHMVM dưới 5 tuổi .
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số chỉ số hóa sinh ở trẻ dị tật KHMVM với các loại dị tật và tình trạng dinh dưỡng.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 3
1.1. Một số bênh lý dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em 3
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em: 3
1.1.2. Suy dinh dưỡng : 4
1.1.3. Thiếu máu dinh dưỡng: 5
1.1.4. Thiếu sắt: 6
1.1.5. Tình hình thiếu dinh dưỡng của trẻ em : 8
1.2. Một số xét nghiêm hóa sinh liên quan tình trạng dinh dưỡng: 10
1.2.1. Protein toàn phần huyết thanh : 10
1.2.2. Albumin huyết thanh: 11
1.2.3. Sắt huyết thanh: 12
1.2.4. Ferritin huyết thanh: 13
1.2.5. Transferrin huyết thanh và sự bão hòa transferrin: 13
1.2.6. TIBC ( Khả năng gắn sắt toàn phần): 14
1.3. Một số vấn đề về khe hở môi và vòm miênG: 15
1.3.1. Quá trình hình thành: 15
1.3.2. Nguyên nhân: 15
1.3.3. Phân loại: 16
1.3.4. Tình trạng sức khỏe của trẻ dị tật KHMVM .• 17
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1 Nhóm trẻ KHMVM: 20
2.1.2. Nhóm chứng: 21
2.1.3. Phân bố đối tượng: 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 21
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu: 21
2.2.3. Kỹ thuật thu thập số liêu: 23
2.2.4. Vật liêu và dụng cụ nghiên cứu: 27
2.2.5. Xử lý số liêu: 27
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 29
3.1. Đặc điểm các đối tượng nghiên cứu: 29
3.1.1. Phân bố theo tuổi của nhóm nghiên cứu: 29
3.1.2. Phân bố theo giới của nhóm nghiên cứu 30
3.1.3. Một số đặc điểm dị tật nhóm nghiên cứu: 31
3.1.4. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ KHMVM: 33
3.1.5. Hàm lượng Hb và tỷ lê thiếu máu của trẻ KHMVM 35
3.2. Một số chỉ số hóa sinh liên quan tình trạng dinh dưỡng của
trẻ KHMVM: 38
3.2.1. So sánh một số chỉ số hóa sinh của dị tật KHMVM và nhóm chúng 38
3.2.2. Chỉ số hóa sinh của trẻ KHMVM giữa 2 nhóm tuổi 40
3.2.3. Chỉ số hóa sinh của trẻ KHMVM theo giới: 41
3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số hóa sinh ở trẻ dị tật KHMVM với loại dị tật
và tình trạng dinh dưỡng 42
3.3.1. Một số chỉ số hóa sinh của nhóm trẻ KHM đơn thuần, KHVM đơn
thuần và nhóm KHM-VM kết hợp 42
3.3.2. Mối liên quan của một số chỉ số hóa sinh và SDD 47
3.3.3. Mối liên quan một số chỉ số hóa sinh với thiếu máu 48
Chương 4. Bàn luận 50
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: 50
4.1.1 . Đặc điểm tuổi nhóm nghiên cứu: 50
4.1.2. Đặc điểm về giới: 51
4.1.3. Tình trạng phát triển thể chất của trẻ dị tật KHMVM 51
4.1.4. Thiếu máu của trẻ dị tật KHMVM 53
4.2. Một số chỉ số hóa sinh liên quan tình trạng dinh dưỡng ở trẻ KHMVM…. 55
4.2.1. Nồng độ protein và albumin huyết thanh: 55
4.2.2. Các chỉ số đánh giá tình trạng thiếu sắt: 56
4.3. Mối liên quan giữa các chỉ số xét nghiêm với tình trạng dinh dưỡng và
loại dị tật 61
4.3.1. Mối liên quan giữa các chỉ số hóa sinh với các loại dị tật 61
4.3.2. Mối liên quan các chỉ số xét nghiêm và SDD 64
4.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số hóa sinh và thiếu máu: 65
Kết luân 66
Kiến nghị 68
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích