Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến hội chứng kháng insulin ở bệnh nhân tiền sản giật

Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến hội chứng kháng insulin ở bệnh nhân tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong nửa sau của thai kỳ [3], [14]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tăng huyết áp, phù, protein niệu. Tỷ lệ bệnh tiền sản giật thay đổi tùy theo từng vùng, từng nước. Theo tổ chức y tế thế giới tỷ lệ bệnh khoảng 3-5 % trong thai phụ nói chung [23]. Tại Mỹ theo số liệu của Sibai năm 1995 tỷ lệ mắc bệnh là 5-6%. Tại Pháp theo kết quả nghiên cứu của Uzan năm 1995 tỷ lệ mắc vào khoảng 5% [8]. Ở Việt Nam tỷ lệ TSG tương đối cao 5- 6% (nếu lấy tiêu chuẩn huyết áp là 140/90mmHg) và tỷ lệ này là 10% (nếu lấy tiêu chuẩn huyết áp là 135/85mmHg) [14]. Những phụ nữ bị tiền sản giật (TSG) có tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sản cao. Tiền sản giật được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở những phụ nữ mang thai trên thế giới, TSG gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ và thai nhi, làm cho thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, chậm phát triển tâm thần ở trẻ nhỏ, gây biến chứng sản giật, rau bong non, chảy máu sau đẻ và nhiều biến chứng không phục hồi ở mẹ [3], [5], [14].

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của TSG đến nay vẫn còn chưa được biết rõ, do đó các nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của TSG là cần thiết để phục vụ tốt cho công tác phòng và chữa bệnh. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của kháng insulin trong bệnh sinh của TSG, tuy nhiên cho đến nay các kết quả vẫn chưa đi đến thống nhất.

Kháng insulin là tình trạng suy giảm đáp ứng sinh học của insulin, biểu hiện thông thường bằng sự gia tăng nồng độ insulin huyết tương. Kháng insulin dẫn đến giảm sử dụng glucose ở các mô và tăng sản xuất glucose từ gan.

Hội chứng kháng insulin bao gồm một nhóm các bất thường như tăng HA, cường insulin huyết tương, không dung nạp glucose, béo phì và bất thường lipid huyết tương. Các bất thường khác đi kèm có thể bao gồm tăng leptin, các TNF alpha, plasminogen activator, plasminogen activator inhibitor-1 và testosterone [53]. Một số nghiên cứu đã chứng minh tình trạng kháng insulin hoặc bất thường liên quan đến kháng insulin có vai trò trong sự rối loạn khởi phát tăng HA trong thai kỳ [20], [53]. Hơn nữa một số điểm giống nhau trong sự biến đổi một số chỉ số hoá sinh nhất định giữa TSG và kháng insulin gợi ý một liên kết có thể giữa kháng insulin và TSG [38].

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về cường insulin và kháng insulin trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường týp II, tuy nhiên những nghiên cứu về kháng insulin trên bệnh nhân TSG còn rất ít vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến hội chứng kháng insulin ở bệnh nhân tiền sản giật” với mục tiêu:

1. Tìm hiểu sự thay đổi nồng độ glucose, insulin và một số chỉ số lipid huyết tương ở bệnh nhân tiền sản giật.

2. Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số kháng insulin với tình trạng cao huyết áp và protein niệu ở bệnh nhân tiền sản giật.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 TIỀN SẢN GIẬT 3

1.1.1 Khái niệm bệnh và cơ chế bệnh sinh TSG 3

1.1.2 Chẩn đoán 5

1.1.3 Một số biến chứng TSG 12

1.2 Kháng insulin 12

1.2.1 Insulin và cơ chế tác dụng 12

1.2.2 Khái niệm về kháng insulin 14

1.2.3 Các cơ chế kháng insulin 15

1.2.4 Các vị trí kháng insulin 20

1.2.5 Kháng insulin liên quan đến rối loạn glucose máu 21

1.2.6 Kháng insulin liên quan đến rối loạn lipid máu 22

1.2.7 Kháng insulin liên quan đến tăng huyết áp 24

1.3 Phương pháp xác định sự kháng insulin 26

1.4 Kháng insulin và tiền sản giật 27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Địa điểm nghiên cứu: 30

2.2 Đối tượng nghiên cứu: 30

2.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu: 30

2.2.2 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 31

2.3.2 Chỉ tiêu nghiên cứu: 31

2.3.3 Quy trình nghiên cứu: 32

2.4 Phương pháp xác định các chỉ số nghiên cứu 32

2.4.1 Cách tính các chỉ số HOMA- IR 32

2.4.2 Định lượng protein niệu 33

2.4.3 Chỉ số hóa sinh 33

2.5 Xử lý số liệu 37

2.6 Thời gian nghiên cứu 37

2.7 Vấn đề đạo đức của đề tài 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 38

3.1.1. Đặc điểm về tuổi của thai phụ trong các nhóm nghiên cứu 38

3.1.2. Đặc điểm về tuổi thai giữa các nhóm nghiên cứu 38

3.2 Kết quả một số chỉ số hóa sinh ở các nhóm nghiên cứu 39

3.2.1 Nồng độ glucose ở các nhóm nghiên cứu 39

3.2.2 Nồng độ insulin huyết tương ở các nhóm nghiên cứu 39

3.2.3 Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương ở các nhóm nghiên cứu. 40

3.3 Kháng insulin ở các nhóm nghiên cứu 40

3.3.1 Kết quả chỉ số HOMA-IR trung bình ở các nhóm nghiên cứu: 41

3.3.2 Kết quả chỉ số HOMA-IR trung bình theo tuổi thai phụ và số lần sinh. 41

3.3.3 Tỷ lệ kháng insulin ở các nhóm nghiên cứu 42

3.3.4.Tỷ lệ kháng insulin theo tuổi thai phụ và số lần sinh 43

3.4. Mối liên quan giữa chỉ số HOMA-IR với tình trạng cao HA và protein

niệu ở bệnh nhân TSG 43

Chương 4: BÀN LUẬN 46

4.1 Những đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46

4.1.1 Về tuổi của thai phụ 46

4.1.2 Về tuổi thai 46

4.2 Kết quả một số chỉ số hoá sinh ở các nhóm nghiên cứu 47

4.2.1 Nồng độ Glucose ở các nhóm nghiên cứu 47

4.2.2 Nồng độ insulin ở các nhóm nghiên cứu 48

4.2.3 Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương ở các nhóm nghiên cứu.49

4.3 Kháng insulin ở nhóm nghiên cứu 54

4.4 Tương quan giữa chỉ số kháng insulin với tình trạng cao HA và protein

niệu ở bệnh nhân TSG 56

4.4.1 Tương quan giữa chỉ số kháng insulin (HOMA- IR) với tình trạng

cao HA 56

4.4.2. Tương quan giữa chỉ số kháng insulin (HOMA-IR) với protein niệu.57

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment