Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Luận án Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Báo cáo của trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ năm 2014 (CDC) công bố hiện nay có khoảng 10% dân số tức là hơn 20 triệu người bị mắc bệnh thận mạn tính. Trong đó có 113 nghìn người suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế. Nguyên nhân chính của bệnh lý thận là tăng huyết áp và đái tháo đường. 30% số người đái tháo đường có tổn thương thận và 20% số người tăng huyết áp có tổn thương thận. Sự gia tăng số lượng bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường dẫn tới tỉ lệ người bị suy thận trong thời gian tới sẽ rất cao. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh thận mạn tính. Biến chứng suy thận để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo USRDS 2005 tăng huyết áp chiếm 27% nguyên nhân suy thận giai đoạn cuối đứng thứ hai trong các nguyên nhân, chỉ sau đái tháo đường 51%, trong khi viêm cầu thận mạn là 21%, bệnh nang thận 3%. Ở nước ta số người tăng huyết áp ngày một tăng. Theo điều tra Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 2 – 3%, nhưng đến năm 1992 tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 11,7%, cho đến năm 2011 theo điều tra của Viện Tim Mạch (Việt Nam) thì tỷ lệ tăng huyết áp đã là 16,05%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, tăng huyết áp là một yếu tố quan trọng đứng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh thận sau này.
Tăng huyết áp làm lưu lượng dòng máu thận tăng, áp lực mao mạch cuộn cầu thận tăng lên. Lâu dài cấu trúc thận bị biến đổi, các thành mạch máu dày hơn, kích thích hoạt hóa quá trình tái cấu trúc. Khoảng cách giữa các sợi protein tạo nên lưới lọc giãn rộng gây thoát protein ra nước tiểu. Muộn hơn cuộn mao mạch cầu thận sẽ xơ hóa, chức năng thận giảm dần. Cuối cùng là suy thận giai đoạn cuối. Tăng huyết áp làm tổn thương của tất cả các mạch máu ở thận thông qua việc tăng áp lực trường diễn. Quá trình này nguy hiểm vì âm thầm diễn tiến, các dấu hiệu lâm sàng chỉ xuất hiện khi thận đã tổn thương nặng và bắt đầu mất chức năng. Siêu âm Doppler là một trong các thăm dò hệ thống mạch máu thận nhằm phát hiện những biến đổi về mặt huyết động qua đó có thể đánh giá sớm được tổn thương thận do tăng huyết áp. Đây là phương pháp thăm dò không xâm nhập hiện nay hay để sử dụng khảo sát bệnh lý mạch máu thận từ những tổn thương mạch máu lớn, đến những mạch máu nhỏ hơn như mạch máu các phân thùy, mạch máu nhu mô thận. Các thông số huyết động mạch máu thận bao gồm lưu lượng dòng máu thận, tốc độ dòng máu, chỉ số trở kháng, chỉ số mạch đập thu được bằng phương pháp siêu âm Doppler có độ tin cậy cao trong xác định thương tổn ở thận.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam về tổn thương thận do tăng huyết áp, do đái tháo đường. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp gây biến đổi huyết động mạch máu thận, mức lọc cầu thận. Những hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp cho việc điều trị làm chậm, hạn chế tổn thương thận do tăng huyết áp.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số huyết động của động mạch thận và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát một số thông số huyết động của động mạch thận (tốc độ dòng máu, lưu lượng dòng máu thận, chỉ số trở kháng của động mạch, chỉ số mạch đập) nồng độ renin máu và mức lọc của cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có protein niệu đại thể âm tính.
2. Tìm hiểu mối liên quan của lưu lượng dòng máu thận, mức lọc của cầu thận với nồng độ renin, thông số huyết động của động mạch thận và một số thông số khác ở các bệnh nhân trên.
XEM THÊM :Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TĂNG HUYẾT ÁP VÀ TỔN THƯƠNG THẬN DO TĂNG HUYẾT ÁP 3
1.1.1. Tăng huyết áp 3
1.1.2. Tổn thương thận do tăng huyết áp 5
1.2. BIẾN ĐỔI MỨC LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT 11
1.2.1. Quá trình lọc máu ở cầu thận 11
1.2.2. Biến đổi mức lọc cầu thận do tăng huyết áp 14
1.2.3. Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát 16
1.3. BIẾN ĐỔI HUYẾT ĐỘNG MẠCH THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH THẬN 18
1.3.1. Tuần hoàn tại thận 18
1.3.2. Các phương thăm dò động mạch thận 20
1.3.3. Siêu âm doppler mạch thận 20
1.3.4. Nghiên cứu siêu âm Doppler mạch thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ở Việt Nam và trên thế giới 24
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng tham gia nghiên cứu 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.2.1. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu 29
2.2.2. Các thông số thu thập trong nghiên cứu 31
2.2.3. Cách thu thập các thông số trong nghiên cứu 32
2.2.4. Phân tích các thông số nghiên cứu 39
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 39
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 40
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 41
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
3.1.1. Tuổi và giới tính 42
3.1.2. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh 43
3.2. CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ÁP, RENIN MÁU, MICROALBUMIN NIỆU VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN 44
3.2.1. Thông số huyết áp 44
3.2.2. Thông số renin máu 45
3.2.3. Thông số microalbumin niệu 48
3.2.4. Thông số mức lọc cầu thận 50
3.3. CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN 52
3.3.1. Vận tốc dòng máu thận 52
3.3.2. Đặc điểm lưu lượng dòng máu thận 61
3.3.3. Chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số mạch đập (PI) 64
3.4. LIÊN QUAN GIỮA LƯU LƯỢNG DÒNG MÁU THẬN, MỨC LỌC CẦU THẬN VỚI RENIN VÀ CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG 69
3.4.1. Mối liên quan lưu lượng dòng máu thận 69
3.4.2. Liên quan mức lọc cầu thận với các thông số 72
3.4.3. Liên quan của chỉ số RI, PI 73
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 75
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 75
4.1.1. Đặc điểm tuổi 75
4.1.2. Đặc điểm giới tính 76
4.2. ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP, RENIN MÁU, MICROALBUMIN NIỆU VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN 77
4.2.1. Trị số huyết áp 77
4.2.2. Biến đổi nồng độ renin máu 79
4.2.3. Dấu hiệu microalbumin niệu 81
4.2.4. Biến đổi mức lọc cầu thận 85
4.3. BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG ĐỘNG MẠCH THẬN 89
4.3.1. Biến đổi vận tốc dòng máu thận 89
4.3.2. Biến đổi lưu lượng dòng máu thận 90
4.3.3. Biến đổi chỉ số trở kháng (RI) và chỉ số mạch đập (PI) 92
4.4. LIÊN QUAN LƯU LƯỢNG DÒNG MÁU THẬN VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN VỚI HUYẾT ÁP, NỒNG ĐỘ RENIN MÁU CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG MẠCH MÁU THẬN 95
4.4.1. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và tăng huyết áp 95
4.4.2. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và mức lọc cầu thận 97
4.4.3. Liên quan lưu lượng dòng máu thận và chỉ số trở kháng RI 98
4.4.4. Liên quan lưu lượng dòng máu thận với nồng độ renin máu 98
4.4.5. Liên quan mức lọc cầu thận và tăng huyết áp 99
4.4.6. Liên quan mức lọc cầu thận và vận tốc dòng máu, chỉ số trở kháng mạch máu thận RI, chỉ số mạch đập PI 102
KẾT LUẬN 104
KIẾN NGHỊ 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Vĩnh Hưng, Hà Hoàng Kiệm, Đinh Thị Kim Dung (2013): “Nghiên cứu biến đổi lưu lượng dòng máu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108- Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108, 8(4), tr. 43 -47.
2. Nguyễn Vĩnh Hưng, Hà Hoàng Kiệm, Đinh Thị Kim Dung (2013): “Nghiên cứu biến đổi mức lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”. Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108- Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108, 8(4), tr. 21 – 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phạm Văn Bùi (2007), ”Sinh lý thận”, Sinh lý bệnh các bệnh lý thận niệu, Nhà xuất bản Y học, tr.18-29.
2. Phạm Văn Bùi (2007), ”Các thử nghiệm chức năng thận”, Sinh lý bệnh các bệnh lý thận niệu, Nhà xuất bản Y học, tr. 36-47.
3. Phạm Văn Bùi (2007), “Các phương pháp thăm dò hệ niệu”, Sinh lý bệnh các bệnh lý thận niệu, Nhà xuất bản Y học, tr. 48-55.
4. Phạm Văn Bùi (2007), “Cao huyết áp do hẹp mạch máu thận”, Sinh lý bệnh thận-tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, tr. 229-238.
5. Trần Bùi (2001), Nghiên cứu lưu lượng dòng máu thận bằng phương pháp siêu âm Doppler ở bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Huế.
6. Cao Xuân Cương (2011), Nghiên cứu chỉ số huyết động động mạch thận đo ở rốn thận và nhu mô ở bệnh nhân đái tháo đường type II, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện quân Y.
7. Bùi Trọng Đại, Nguyễn Oanh Oanh (2010), “Nghiên cứu Microalbumin niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học quân sự, (1), tr. 34-36.
8. Bùi Văn Giang (1999), Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu âm Doppler động mạch thận ở người bình thường 20-40 tuổi, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú khóa 18, Đại học Y Hà nội.
9. Chu Minh Hà (2005), “Nhận xét về bệnh nhân điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện E”, Tạp chí Y học thực hành, (579), tr. 123-126.
10. Tô Văn Hải (2002), “Điều tra về tăng huyết áp động mạch ở cộng đồng Hà Nội “, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Đại Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ IX, tr. 105-111.
11. Nguyễn Văn Hoàng (2010),”Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long an”, Chuyên đề Tim mạch học – Hội tim mạch thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2010.
12. Trần Thị Bích Hương (2010), ”Ứng dụng eGFR trong thực hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (2), tr. 613 – 620.
13. Phạm Gia Khải (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, (21), tr.22.
14. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Các phương pháp thăm dò chức năng thận”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr.181-200.
15. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Chẩn đoán hình ảnh hệ thống thận tiết niệu”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr.248-287.
16. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Bệnh cầu thận”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr.292-380.
17. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Bệnh thận do tăng huyết áp”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr.494-503.
18. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Bệnh ống – kẽ thận và bệnh đường tiết niệu”, Thận học lâm sàng, Nhà xuất bản Y Học, tr.578-631.
19. Nguyễn Ngọc Lanh (2002), “Sinh lý bệnh vi tuần hoàn”, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản y học, tr. 178-201.
20. Nguyễn Ngọc Lanh (2002), “Sinh lý bệnh chức năng thận”, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản y học, tr. 392-417.
21. Huỳnh Văn Minh (2000), “Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Tim mạch học, (210), tr. 248-257.
22. Đặng Vạn Phước (2010),”Tỉ lệ đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp và các nguy cơ tim mạch đi kèm. Kết quả nghiên cứu I- SEARCH”, Tim mạch học TPHCM, (8), tr. 45-67.
23. Nguyễn Phước Bảo Quân (2006), “Thận-Hệ tiết niệu”, Siêu âm bụng tổng quát, Nhà xuất bản Y học, tr. 521-634.
24. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước (1992), “Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1992, tr. 279-291.
25. Trần Thị Bạch Tuyết (2008), “Nghiên cứu chỉ số huyết động mạch máu thận tại rốn và nhu mô thận ở bệnh nhân suy thận mạn tính”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Học viện Quân Y.
26. Nguyễn Văn Xang (2004),”Thận tiết niệu”, Bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 273-344.
https://luanvanyhoc.com/
Nguồn: https://luanvanyhoc.com