Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và hóa sinh máu ở bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn tại bệnh viện Việt-Đức
Luận án Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và hóa sinh máu ở bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn tại bệnh viện Việt-Đức.Truyền máu là một biên pháp quan trọng trong cấp cứu và điều trị. Lịch sử truyền máu bắt đầu rất sớm nhưng chỉ thực sự phát triển kể từ khi Karl Landsteiner tìm ra hê thống nhóm máu ABO vào đầu thế kỷ XX. Cho tới nay mặc dù khoa học đã tạo ra được người máy thông minh, nghiên cứu tổng hợp máu nhân tạo, nhưng nhiều trường hợp mất máu cấp do chấn thương, do thảm họa hoặc do mổ xẻ vẫn xảy ra thường xuyên mà vẫn cần sử dụng máu và chế phẩm máu có nguồn gốc từ người. Viêc phải truyền một lượng máu lớn, nhanh để bù lại thể tích lớn máu mất, nhằm đảm bảo thể tích tuần hoàn, cung cấp oxy cho các mô, nhanh chóng đưa bênh nhân ra khỏi tình trạng sốc do mất máu là một biên pháp hữu hiêu và nhiều khi là yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật.
Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL- Massive Blood Transfusion) hay truyền máu ồ ạt được định nghĩa là truyền một lượng máu tương đương hoặc lớn hơn một thể tích máu toàn thể của cơ thể trong vòng 24 giờ [3], [108], [119], [144]. TMKLL gặp khá phổ biến trong ngoại khoa như chấn thương nặng, những bênh lý mổ phức tạp gây mất máu nhiều, những tai biến chảy máu lớn (vỡ phồng ĐMC, XHTH), ghép tạng…
Bên cạnh những điểm lợi là cứu sống người bênh qua cơn nguy hiểm, truyền khối lượng lớn máu lưu trữ cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn. Máu lưu trữ chứa nhiều lactate, ammonia là những sản phẩm chuyển hoá của hồng cầu, tiểu cầu sản sinh trong môi trường bảo quản. Đồng thời, máu lưu trữ cũng chứa những sản phẩm do bạch cầu chết giải phóng như các chất trung gian có hoạt tính sinh lý, các enzym, nên có pH thấp, nồng độ K+ và hemoglobin tự do tăng theo thời gian lưu trữ. Trong quá trình bảo quản máu, tiểu cầu bị chết, các yếu tố đông máu huyết tương cũng giảm dần theo thời gian. Khi truyền nhanh và nhiều những sản phẩm như vậy, cộng với những rối loạn do bênh lý sẩn có, do mất máu lớn, do sốc, do chấn thương, sẽ làm tổn hại đến chức năng sinh lý của cơ thể người bênh, gây ra các hậu quả xấu, như: các rối loạn chuyển hoá, rối loạn đông máu, là một trong những nguyên nhân đưa đến tử vong bênh nhân [80].
Theo y văn trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, nhằm tìm ra các biên pháp phòng ngừa và điều trị tích cực những rối loạn do TMKLL. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật mổ xẻ, trong lĩnh vực gây mê hổi sức, và trong việc sản xuất các thành phần máu và sự cung cấp máu kịp thời của các ngân hàng máu đã giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có những rối loạn do TMKLL đã được cải thiện.
Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về truyền máu khối lượng lớn. Bệnh viện Việt-Đức là một trung tâm ngoại khoa lớn, nhiều trường hợp chấn thương nặng như vỡ tạng, vết thương tim, động mạch, vỡ xương chậu và một số các phẫu thuật lớn có mất máu ổ ạt gặp khá thường xuyên, có trường hợp đẫ dùng đến 9900 ml trong 24 giờ đầu. Một nghiên cứu điều tra sơ bộ trong thời gian (2000 – 6/2004) cho thấy, bệnh viện Việt-Đức có khoảng 0,7% bệnh nhân có truyền máu trong phẫu thuật là TMKLL, lượng máu dùng cho TMKLL chiếm khoảng 3,8% tổng số máu và 7,5% lượng plasma dùng trong toàn bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân TMKLL có rối loạn đông máu khá cao [13].
Để góp phần tìm hiểu về một số các rối loạn ở bệnh nhân ngoại khoa sau TMKLL, với hy vọng kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc chỉ định truyền máu hợp lý và đóng góp một số ý kiến tích cực giúp cho công tác theo dõi, điều trị, tiên lượng bệnh nhân, đổng thời để có kế hoạch chuẩn bị đủ máu và các chế phẩm máu trong cấp cứu ngoại khoa, đề tài được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự biến đổi của một số chỉ số tế bào máu, đông máu và hóa sinh máu ở những bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối lượng lớn tại bệnh viện Việt-Đức.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến những thay đổi về đông máu ở những bệnh nhân truyền máu khối lượng lớn.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Sinh lý, hoá sinh máu người bình thường 3
1.2. Những biến đổi ở máu bảo quản 13
1.3. Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL) 19
Chương 2: Đối tượng và phương pháp 38
2.1 Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3 Xử lý số liêu 50
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 52
3.1 Một số đặc điểm của nhóm bênh nhân nghiên cứu 52
3.2. Đặc điểm một số chỉ số tế bào máu, đông máu và hóa sinh máu 54
3.2.1 Đặc điểm về một số chỉ số tế bào máu 54
3.2.2 Đặc điểm về một số chỉ số đông máu 59
3.2.3 Đặc điểm một số chỉ số hóa sinh máu 64
3.3. Các yếu tố liên quan đến những biến đổi về đông máu sau TMKLL… 68
3.3.1 Liên quan giữa số lượng máu, thời gian lưu trữ và tốc độ truyền máu với sự
biến đổi các chỉ số đông máu 68
3.3.2 Liên quan giữa thiếu máu và rối loạn đông máu 72
3.3.3 Liên quan giữa hạ thân nhiêt và RLĐM 73
3.3.4 Mối liên quan chân thương với rối loạn đông máu 74
3.3.5 Liên quan giữa tình trạng nhiễm toan và RLĐM ở bênh nhân TMKLL. 75
3.3.6 Liên quan giữa rối loạn đông máu với các biến chứng và tử vong 77
3.3.7 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong ở bênh nhân TMKLL 78
Chưong 4: Bàn luận 81
4.1 Mọt số đặc điểm về bênh nhân nghiên cứu Si
4.2 Sự biến đổi mọt số chỉ số tế bào máu, đông máu và hóa sinh máu ở bênh
nhân TMKLL S3
4.2.1 Những thay đổi về hổng cầu và bạch cầu S3
4.2.2 Những biến đổi về đông máu S?
4.2.3 Những biến đổi về mọt số chỉ số hóa sinh máu 101
4.3. Mọt số yếu tố lên quan đến những biến đổi về đông máu ở bênh nhân TMKLL 10S
4.3.1 Số lượng máu, thời gian lưu trữ và tốc đọ truyền máu với RLĐM 10S
4.3.2 Thiếu máu, mất máu và RLĐM sau TMKLL 110
4.3.3. Hạ thân nhiêt và rối loạn đông máu 112
4.3.4. Chấn thương và rối loạn đông máu 113
4.3.5 Tình trạng nhiễm toan và rối loạn đông máu 114
4.3.6. ĐMRRTLM với biến chứng thường gặp trong ngoại khoa 116
4.3. ? Mọt số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong 11?
Kết luận 120
Kiến nghị 122
Tài liÖu tham khảo Phụ lục