Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng của xuất huyết não màng não ờ trẻ đẻ non.

Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng của xuất huyết não màng não ờ trẻ đẻ non.

Xuất huyết não màng não gây tỷ lệ di chứng thằn kinh rất nặng nề và gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ đẻ non. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng của xuất huyết não màng não. Kết quả cho thấy trẻ bị xuất huyết não màng não độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (47,8%), sau đó là độ I (31,3%), độ IV chỉ chiếm 7,5%. Trẻ càng bị xuất huyết mức độ nặng thì tỷ lệ biến chứng và tử vong càng cao. Có tới 40% trẻ bị xuất huyết não màng não mức độ IV bị tử vong. Thiếu máu nhẹ và vừa chiếm 71,7%. Giảm hemoglobin (Hb <12 g/dl) rất có ỷ nghĩa trong chẩn đoán xuất huyết não màng não với độ nhạy 78,4%, độ đặc hiệu 84,4%. Giảm tiểu cầu, giảm tỷ lệ prothrombin ít có giá trị trong chẩn đoán xuất huyết não màng não. pH < 7,20 là dấu hiệu có giá trị trong chẩn đoán    xuất huyết não    màng não    với    độ
nhạy 67,2%, độ đặc hiệu 83,6%. Tóm lại, giảm huyết sắc tố (Hb <    12g/dl) đột ngột,    pH <    7,2 có    giá    trị
trong chẩn đoán xuất huyết não màng não ở trẻ đẻ non.
Trẻ đẻ non chiếm một tỷ lệ khá cao ở Việt Nam, trong đó xuất huyết não màng não (XHNMN) là bệnh khá phổ biến ở trẻ đẻ non và là nguyên nhân chính của các di chứng thần kinh ở trẻ đẻ non và thậm chí có thể gây tử vong. Tỷ lệ tử vong chiếm tới 30,5% tổng số tử vong sơ sinh [2]. Từ khi có các kỹ thuật hiện đại ra đời, đặc biệt là siêu âm qua thóp đã góp phần chẩn đoán khá chính xác xuất huyết não màng não. Các nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ mới mắc của xuất huyết trong não thất chiếm tới 20 – 40% trẻ sơ sinh đẻ non dưới 32 tuần và 50 – 60% trẻ dưới 28 tuần [4]. Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết não màng não thường nghèo nàn và rất khó chẩn đoán chính xác, việc chẩn đoán chính xác thường phải dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là siêu âm qua thóp hoặc chụp cắt lớp vi tính. Chính vì vậy việc nghiên cứu các triệu chứng cận lâm sàng là việc làm hết sức cần thiết, chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng của xuất huyết não màng não ờ trẻ đẻ non.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Chẩn đoán đẻ non dựa vào tuổi thai: tính theo bảng điểm đánh giá tuổi thai Finstrõm tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương. 434 trẻ sơ sinh đẻ non được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm xuất huyết não màng não: 134 trẻ đẻ non được chẩn đoán xuất huyết não màng não.
+ Nhóm không xuất huyết não màng não: 225 trẻ đẻ non có cùng cân nặng (± 100 gam), tuổi thai (± 1 tuần) được điều trị tại khoa sơ sinh trong cùng thời gian từ 1/3/2008 đến 31/7/2008.
Trẻ lại được chia thành các nhóm theo tuổi thai: Nhóm 1 (tuổi thai < 28 tuần); nhóm 2 (tuổi thai từ 29 – 31 tuần); nhóm 3 (từ 32 – < 37 tuần).
Chẩn đoán xuất huyết não màng não dựa vào: siêu âm qua thóp có hình ảnh xuất huyết não màng não và lâm sàng có biểu hiện: thay đổi ý thức (tăng kích thích, lì bì, hôn mê sâu) và/hoặc các rối loạn thần kinh (co giật, tăng hoặc giảm trương lực cơ, dấu hiệu thần kinh khu trú, thóp căng, rối loạn thần kinh thực vật) và/hoặc suy hô hấp cấp.
Tiêu chuẩn loại bệnh nhân: Trẻ có tuổi thai > 37 tuần thai hoặc vào viện trên 3 ngày tuổi.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả với cỡ mẫu thuận lợi
Đánh giá vị trí tổn thương xuất huyết não màng não dựa vào kỹ thuật siêu âm qua thóp làm tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương do các bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh thực hiện trên máy Nemio 30 Mitsubishi – CP770 dw với đầu dò 7MHZ.
Siêu âm qua thóp: được tiến hành tại giường, lần 1 (trong 2 ngày đầu sau đẻ), lần 2 (vào ngày thứ 3 – 7 sau đẻ). Đánh giá tiến triển xuất huyết não màng não sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần để phát hiện kịp thời tổn thương di chứng: não úng thuỷ hoặc nhuyễn não chất trắng.
Phân loại xuất huyết não màng não theo Papile (1980):
Độ I: xuất huyết dưới màng nội tuỷ.
Độ II: xuất huyết trong não thất, không có giãn não thất.
Độ III: xuất huyết trong não thất, có giãn não thất.
Độ IV: xuất huyết trong não thất và xuất huyết trong nhu mô não.
Xét nghiệm máu:
Công thức máu được làm trên máy chạy 18 thông số Celltact E tại khoa huyết học bệnh viện Nhi Trung ương. Đánh giá tình trạng thiếu máu: nhẹ (Hb: 10 – 12 g/dl), vừa (Hb: 7 – 10 g/dl); nặng (< 7g/dl).Giảm tiểu cầu: < 100.000/mm3, Tỷ lệ prothrobin giảm: giảm nhẹ < 60%, giảm nặng < 30%, thời gian hoạt hoá riêng phần thromboplastin kéo dài hơn 1,5 lần so với chứng. Fibrinogen giảm < 1 g/l, toan máu nặng (pH < 7,2).
3.    Xử lý số liệu: Phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0. sử dụng x2 – test, tính p, tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment