Nghiên cứu một số đặc điểm cơ cấu bệnh, khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên và giải pháp can thiệp
Nghiên cứu một số đặc điểm cơ cấu bệnh, khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên và giải pháp can thiệp.Tây Nguyên là vùng cao nguyên có nhiều dân tộc sinh sống. Đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên sống ở 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng [1], có những đặc điểm về kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa tinh thần và phong tục tập quán… khác nhau. Sau hơn 30 năm đổi mới, tình hình kinh tế – xã hội của khu vực Tây nguyên đã có nhiều thay đổi. Đời sống người dân của các dân tộc sinh sống ở khu vực này có nhiều cải thiện đáng kể về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên vẫn cao do vị trí địa lý (vùng núi, vùng sâu, vùng xa), điều kiện canh tác không ổn định, chưa hoàn toàn theo kịp với cách làm ăn mới, nên đời sống kinh tế còn thấp. Thêm vào đó, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, môi trường sống có nhiều yếu tố bất lợi, người dân còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu… đã tác động nhiều tới tình hình sức khoẻ của đồng bào các dân tộc ở khu vực này.
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mặc dù các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tích trong xây dựng mạng lưới y tế cơ sở (YTCS), khống chế các dịch bệnh truyền nhiễm và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho người dân,…Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế (TTBYT) [2]… Công tác quản lý y tế trên một số mặt còn bị hạn chế, chất lượng khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập, một số chính sách và giải pháp đã được đề xuất để tăng cường và đảm bảo công bằng trong CSSK chưa được thực hiện đầy đủ … Chính vì vậy nhiều chỉ số sức khỏe, đáp ứng dịch vụ CSSK cho người dân và nhiều chỉ số y tế khác của Tây Nguyên còn chậm cải thiện so với một số vùng khác và với mức chung của cả nước.
Toàn vùng biên giới Tây Nguyên có 28 xã và 12 huyện thuộc 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, có biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia. Trong đó có 530 km đường biên, gồm Lào142 km, Campuchia 388 km. Đây là khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội và giao thông đi lại khó khăn nhất của khu vực Tây Nguyên. Công tác đảm bảo sức khỏe cho đồng bào khu vực biên giới Tây Nguyên vẫn chủ yếu phụ thuộc vào y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã và y tế thôn bản (YTTB) [3].
Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là đặc điểm cơ cấu bệnh của người dân biên giới Tây Nguyên hiện nay như thế nào? khi bị bệnh thì họ sẽ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ra sao? và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) tại trạm y tế (TYT) của người dân biên giới Tây Nguyên? Cần thực hiện giải pháp gì để nâng cao năng lực CSSK cho y tế cơ sở?
Do vậy, việc nghiên cứu nhu cầu KCB, khả năng đáp ứng hoạt động CSSK của trạm y tế xã (TYTX) để có cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực CSSK cho y tế tuyến xã là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cơ cấu bệnh, khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên và giải pháp can thiệp” được tiến hành nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm cơ cấu bệnh và tử vong của cộng đồng dân cư 28 xã biên giới Tây Nguyên giai đoạn 2012 – 2015.
2. Đánh giá khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của 28 trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên giai đoạn 2012 – 2015.
3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên.
MỤC LỤC Nghiên cứu một số đặc điểm cơ cấu bệnh, khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm y tế xã biên giới Tây Nguyên và giải pháp can thiệp
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH, TỬ VONG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE 3
1.1.1. Các nghiên cứu về đặc điểm bệnh, tình hình tử vong trên thế giới 3
1.1.2. Các nghiên cứu về đặc điểm bệnh, tình hình tử vong tại Việt Nam 4
1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình bệnh và tử vong tại khu vực Tây Nguyên và biên giới Tây Nguyên 7
1.1.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe 12
1.2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CÁC TRẠM Y TẾ XÃ 21
1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế tuyến cơ sở 21
1.2.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hoạt động y tế tuyến cơ sở 24
1.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE 25
1.3.1. Một số chính sách y tế mới 28
1.3.2. Đầu tư phát triển hệ thống y tế 31
1.4. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 33
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 34
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.2.1. Nghiên cứu mô tả 39
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp 45
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 53
2.3.1. Phương pháp phân tích số liệu 53
2.3.2. Xử lý và phân tích số liệu 55
2.4. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 56
2.4.1. Sai số của nghiên cứu 56
2.4.2. Khống chế sai số 56
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 57
2.6. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỆNH VÀ TỬ VONG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 28 XÃ BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 59
3.1.1. Kết quả điều tra một số đặc điểm cơ cấu bệnh của cộng đồng dân cư 28 xã biên giới Tây Nguyên năm 2015 59
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình tử vong của cộng đồng dân cư 28 xã biên giới Tây Nguyên (2012 – 2014) 65
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA 28 TRẠM Y TẾ XÃ BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 68
3.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế cơ sở khu vực biên giới Tây Nguyên 68
3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hoạt động của y tế tuyến cơ sở khu vực biên giới Tây Nguyên 72
3.2.3. Công tác quản lý của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 76
3.2.4. Hoạt động của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 78
3.3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẠM Y TẾ XÃ BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 86
3.3.1. Hiệu quả các giải pháp can thiệp theo hoạt động của trạm y tế xã 86
3.2.2. Hiệu quả các giải pháp can thiệp tại hộ gia đình 87
Chương 4. BÀN LUẬN 92
4.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỆNH VÀ TỬ VONG CỦA CỘNG ĐỒNG 28 XÃ BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 92
4.1.1. Đặc điểm cơ cấu bệnh của cộng đồng khu vực biên giới Tây Nguyên 92
4.1.2. Tình hình tử vong cộng đồng khu vực biên giới Tây Nguyên 96
4.2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẠM Y TẾ XÃ KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 99
4.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế cơ sở khu vực biên giới Tây Nguyên 99
4.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hoạt động của y tế tuyến cơ sở khu vực biên giới Tây Nguyên 104
4.2.3. Công tác quản lý của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 105
4.2.4. Hoạt động của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 106
4.3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA TRẠM Y TẾ XÃ BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN 110
4.3.1. Giải pháp can thiệp 110
4.3.2. Hiệu quả can thiệp về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Ia-Púch 112
4.2.3. Hiệu quả đối với công tác chăm sóc thai sản 115
4.3.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 116
KẾT LUẬN 118
KHUYẾN NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1. 1. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở khu vực Tây Nguyên so với cả nước 10
1. 2. Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất ở Khu vực Tây Nguyên 11
1. 3. Khái quát một số đặc điểm vùng biên giới Tây Nguyên 33
2. 1. Các xã nghiên cứu thuộc khu vực biên giới Tây Nguyên 36
2. 2. Các tỉnh có đường biên giới giáp với các nước ngoài 40
3. 1. Tỷ lệ hộ gia đình có người mắc bệnh trong tháng 59
3. 2. Số người mắc bệnh trong hộ gia đình trong tháng (%) 59
3. 3. Tỷ lệ mắc bệnh trong tháng theo nhóm tuổi (%) 60
3. 4. Phân bố số mắc bệnh trong vòng 4 tuần theo một số đặc điểm cá nhân (%) 60
3. 5. Phân bố cơ cấu bệnh trong tháng của hộ gia đình (%) 61
3. 6. Số người mắc bệnh mạn tính trong hộ gia đình (%) 62
3. 7. Cơ cấu bệnh mạn tính (%) 62
3. 8. Phân bố tỷ lệ người mắc bệnh bệnh cấp tính đã được điều trị (%) 63
3. 9. Phân bố tỷ lệ người mắc bệnh mạn tính đã được điều trị (%) 64
3. 10. Tỷ suất tử vong thô trong 3 năm (2012 – 2014) 65
3. 11. Tỷ suất tử vong ở trẻ em từ 0 – < 5 tuổi trong 3 năm 65
3. 12. Phân bố nguyên nhân tử vong trẻ em (<15 tuổi) 66
3. 13. Phân bố nguyên nhân tử vong người lớn theo nhóm bệnh 67
3.14. Một số đặc trưng cá nhân của các bác sỹ công tác tại trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên Một số đặc trưng cá nhân của các bác sỹ công tác tại trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 69
Bảng Tên bảng Trang
3. 15.Tỷ lệ bác sỹ đang công tác tại trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên được đào tạo lại sau khi tốt nghiệp theo nội dung đào tạo (n=26) 70
3. 16. Nguyện vọng được đào tạo thêm của các bác sỹ đang công tác tại trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên (n=26) 70
3. 17. Tỷ lệ đánh giá về hoàn thành công việc của bản thân tại 71
3. 18. Lý do chưa hoàn thành tốt công việc tại trạm y tế xã của Bác sỹ hiện đang công tác tại trạm y tế khu vực biên giới Tây Nguyên (n=9) 71
3. 19. Lý do mà bác sỹ hiện đang công tác tại trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên (n=26) 72
3. 20. Các phòng chức năng của các trạm y tế xã 73
3. 21. Trang thiết bị cơ bản phục vụ khám chữa bệnh của 74
3. 22. Thực trạng thuốc thiết yếu tại các trạm y tế xã 75
3. 23. Tỷ lệ Trạm y tế có bảng nội quy, chức trách, lịch công tác 76
3. 24. Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe 77
3. 25. Khám chữa bệnh tại nhà bệnh nhân và phân công trực 78
3. 26. Hoạt động khám chữa bệnh của các trạm y tế xã khu vực biên giới Tây Nguyên 79
3. 27. Tình hình dịch bệnh trong 3 năm (2012- 2014) tại các xã 80
3. 28. Chăm sóc thai sản tại các trạm y tế giai đoạn 2012-2014 81
3. 29. Giao ban/sinh hoạt chuyên môn của Trạm y tế 81
3. 30. Tỷ lệ hộ gia đình có nhân viên y tế đến thăm trong 82
3. 31. Công việc nhân viên y tế làm khi đến thăm hộ gia đình 82
3. 32. Trường hợp hộ gia đình cần đến nhân viên y tế xã 84
Bảng Tên bảng Trang
3. 33. Khoảng cách trung bình từ gia đình đến cơ sở y tế gần nhất 85
3. 34. Ý kiến của chủ hộ gia đình với hoạt động của trạm y tế 85
3. 35. Hiệu quả can thiệp về số lượt đến khám bệnh tại trạm y tế xã /người/năm 86
3. 36. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ đẻ tại trạm y tế của sản phụ 86
3. 37. Cách xử trí ban đầu của người dân khi bị ốm 87
3. 38. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ người dân tới cơ sở y tế khi bị ốm 88
3. 39. Địa điểm mua thuốc của người dân khi bị ốm 89
3. 40. Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ người dân tới mua thuốc 89
3. 41. Sự hài lòng của người dân đối với trạm y tế xã 90
3. 42. Hiệu quả can thiệp về sự hài lòng của người dân 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh và cộng sự (2017). Tổng quan thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Tiểu Dự án Hỗ trợ Giảm nghèo PRPP – Ủy ban Dân tộc do UNDP và Irish Aid tài trợ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, 96-105.
2. Nguyễn Bá Ngọc (2011). Đánh giá thực trạng khả năng và cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chương trình nghiên cứu cấp bộ CT2011-02-03: 16.
3. Bộ Y tế (2014). Niên giám thống kê y tế 2014.
4. World Health Organization (2014). Health statistics and information systems.
http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/metrics_daly/en/.
5. Killewo J., Heggenhougen H. K., Quah S. R. (2010). Epidemiology and Demography in Public Health, Department of Health Statistics and Informatics in the Information, Evidence and Research Cluster of WHO, 32.
6. World Health Organization (2008). The global burden of disease, 2004 update.
7. Theo Vos (2015). Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 301 acute and chronic diseases and injuries in 188 countries, 1990–2013: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2013, The Lancet, 386(9995): 743–800.
8. Vos T. (2016). Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015, The Lancet, 388(10053): 1545–1602.
9. Vos T. (2017). Global, regional, and national age-sex specific mortality for 264 causes of death, 1980–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016, The Lancet, 390: 1151–210.
10. World Health Organization Western Pacific Region (2012). Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010.
11. http://hiip.wpro.who.int/data/(S(nuwvpgjy5vjikb1hqnhep4c2))/predefinedtables.aspx?reportName=YearAndIndicator.
12. Bộ Y Tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015.
13. Quang N.N. Son P.T., Viet N.L. et al (2012). Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam—results from a national survey, Journal of Human Hypertension, 26: 268–280.
14. Tirschwell D. L., T.T.G.N., Ly A. K. et al (2012). A prospective cohort study of stroke characteristics, care, and mortality in a hospital stroke registry in Vietnam, BMC Neurology, 12:150.
15. Bach T.X. Minh H.V. (2012). Assessing the household fnancial burden associated with the chronic non-communicable diseases in a rural district of Vietnam, Glob Health Action, 5:17.
16. Institute for Health Metrics and Evaluation (IHME) (2016). Global Burden of Disease Study 2015 (GBD 2015), Available from http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool.
17. Fiedler J.L. (1981). A review of the literature on access and utilization of medical care with special emphasis on rural primary care, Soc Sci Med, l5: 129-42.
18. World Health Organization (2016). World health statistics 2016.
19. Tổng Cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình (2009). Báo cáo tổng quan về Chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi Việt Nam.
20. Bộ Y Tế (2003). Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002.
21. Bộ Y tế (2009). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.
22. Bộ Y Tế (2013). Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc: Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
23. Bộ Y tế (2017). Quyết định về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
24. Lương Ngọc Khuê (2015). Báo cáo triển khai về thực hiện kế hoạch quốc gia về phòng chống kháng thuốc.
25. Bộ Y tế (2013). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2013.
26. Quốc Hội (2008). Luật bảo hiểm Y tế 25/2008/QH12.
27. World Health Organization (2005). WHA58.33: Sustainable health financing, universal coverage and social health insurance.
28. Kai Hong Phua Virasakdi Chongsu vivatwong, Mui Teng Yap (2011). Health and health-care systems in southeast Asia: diversity and transitions, The Lancet, 377: 429 – 437.
29. Guy Carrin, Inke Mathauer, Ke Xu et al. (2008). Universal coverage of health services: tailoring its implementation, Bulletin of the World Health Organization, 86(11): 857 – 863.
30. Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2009). Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”.
31. Võ Văn Thắng, Nguyễn Quốc Tuấn (2014). Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, YHTH (880), Hội nghị Khoa học Bệnh viện Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, 201-206.
32. Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (2013). Hỏi và đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam – Chương trình phòng chống THTL quốc gia
33. Stratton K., Bonnie J.R., Kwan L. Y. (2015). Public health implications of raising a minimum age of legal access to tobacco products.
34. Unal B., Critchley J.A.(2003). Health effects associated with smokeless tobacco: a systematic review, Thorax, 58: 435-443.
35. Winter J.C. (2000 ). Tobacco Use by Native North Americans: Sacred Smoke and Silent Killer, University of Oklahoma Press, Norman, University of Oklahoma Press.
36. Furrukh M. (2013). Tobacco smoking and lung cancer, Perception-changing facts, Sultan Qaboos University Med J, August 13(3), 345-358.
37. Hecht S.S. (2012). Lung Carcinogenesis by Tobacco Smoke, Int J Cancer. , 131(12), 2724-2732.
38. Rehm J., Benjamin T. (2012). The relationship between alcohol consumption and fatal motor vehicle injury: high risk at low alcohol levels, Alcohol Clin Exp Res, 36(10): 1827–1834.
39. Harris R.A., Sullivan E.V., Pfefferbaum A. (2010). Alcohol’s Effects on Brain and Behavior, Alcohol Res Health, 33(1-2): 127-143.
40. Georgiou G., Moselhy H.F , Kahn A. (2001). Frontal lobe changes in alcoholism: a review of the literature, 36( 5): 357-368.
41. Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số: 30/2008/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
42. Lương Ngọc Khuê (2014). Tài liệu đào tạo tăng cường năng lực thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
43. Bộ Y tế (2015). Thông tư số: 33/2015/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.
44. Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết số: 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
45. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số : 1544/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền bắc và miền trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ Cử tuyển.
46. Bộ Y tế (2015). Quyết định 2992/QĐ-BYT phê duyệt phát triển nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh giai đoạn 2015-2020.
47. Bộ Y tế (2008). Quyết định 3333/QĐ-BYT Về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ triển khai Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008- 2010.
48. Bộ Y tế (2013). Thông tư số: 45/2013/TT-BYT về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI.
49. Trần Thị Thoa (2012). Nghiên cứu thực trạng và tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc, thuốc thiết yếu tại tuyến xã, Luận án tiến sỹ chuyên ngành tổ chức quản lý dược.
50. Bộ Y tế (2014). Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.
51. Thủ tướng Chính phủ (2017). Nghị định số 75/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
52. Bộ Y tế (2010). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010.
53. Bộ Y tế (2008). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008.
54. Bộ Tài Chính (2010). Thông tư số: 225/2010/TT-BTC Quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
55. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số: 1874/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
56. Thủ tướng chính phủ (2013). Quyết định số: 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị Quyết số 30A/2008/NQ-CP của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
57. Chính phủ (2008). Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
58. Thủ tướng chính phủ (2012). Quyết định số: 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTG về khám chữa bệnh cho người nghèo.
59. Chính phủ (2015). Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
60. Thủ tướng chính phủ (2008 ). Quyết định số: 289/QĐ-TTg về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
61. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số: 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
62. Quốc hội (2008). Nghị quyết số: 18/2008/QH12 Về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
63. Bộ Y tế (2002). Quyết định số: 3447/ QĐ-BYT Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.
64. Andersen R and Newman JF (1973), “Societal and individual determinants of medical care utilization in the United States”, The Milbank Memorial Fund Quarterly. Health and Society, 51(1), pg. 95 – 124.
65. Lu Ann Day and Andersen Ronald (1974), A framework for study of access to medical care.
66. Nguyễn Khánh Phương (2011). Giải pháp tài chính trong chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tại 4 huyện thuộc tỉnh Hải Dương và Bắc Gang, Luận án Tiến sỹ y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Hà Nội.
67. Bộ Y tế (2002). Quyết định số 437/QĐ-BYT Về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản.
68. Bộ Y tế (2004). Quyết định số 1020/QĐ-BYT về việc ban hành sửa đổi danh mục trang thiết bị y tế trạm y tế xã có bác sỹ vào dnah mục trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản ban hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT
69. Bộ Y tế (2011). Thông tư số: 31/2011/TT-BYT ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.
70. Bộ Nội vụ – Bộ Y tế (2007). Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước.
71. Bộ Y tế (2005). Quyết định số: 23/2005/QĐ-BYT về việc ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh.
72. Nguyễn Phục Quốc (2009). Báo cáo kết quả Dự án “Điều tra cơ cấu bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường, tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; đề xuất các biện pháp về y học nhằm cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe, góp phần ổn định an ninh chính trị”.
73. Bryla M., Bryla P., Pikala M., et al. (2017). Years of life lost due to infectious diseases in Poland, PloS one, 12(3): p. e0174391.
74. Đặng Thế Tháp (1996). Nghiên cứu cơ cấu bệnh, nhu cầu và mô hình cung ứng thuốc đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã, Luận án Phó tiến sỹ khoa học y dược.
75. Võ Văn Tỵ, Võ Thị Xuân Đài (2012). Khảo sát mô hình bệnh và tử vong tại bệnh viện Thống Nhất năm 2010, Y học thành phố Hồ Chí Minh 16(1): 11-17.
76. Thái Quang Hùng (2017). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk và các yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y dược Huế.
77. Đậu Văn Cường, Phan Văn Tư, Trương Lệ Thi (2016). Tỷ lệ viêm gan B (HbsAg (+)) và một số đặc điểm dịch tễ học ở trẻ 0-16 tuổi trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An, số 6: 9 – 11.
78. Đỗ Quốc Tiệp, Nguyễn Đức Cường (2017). Thực trạng nhiễm Virus viêm gan B trong cộng đồng cư dân tỉnh Quảng Bình năm 2017, Tạp chí thông tin và khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình, số 4: 76 – 82.
79. Nguyễn Thanh Long (2013). HIV/AIDS tại Việt Nam: ước tính và dự báo giai đoạn 2011-2015, NXB Y học.
80. Nguyễn Thị Trang Nhung (2011). Gánh nặng bệnh và chấn thương ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
81. Dye C. (2014). After 2015: infectious diseases in a new era of health and development, Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences, 369(1645): 20130426.
82. Tang S., Ehiri J., Long Q (2013). China’s biggest, most neglected health challenge: non-communicable diseases, 2(1): p. 7.
83. Wu, F. et al. (2017). Non-communicable diseases control in China and Japan, Globalization and health. 13(1): 91.
84. Upadhyay R.P. (2012). An overview of the burden of non-communicable diseases in India, Iranian journal of public health, 41(3): 1.
85. Mustapha F.I., Omar Z., Mihat O., et al. (2014). Addressing non-communicable diseases in Malaysia: an integrative process of systems and community, BMC Public Health, 14(2): p. S4.
86. Mendis S. (2010). The policy agenda for prevention and control of non-communicable diseases, British medical bulletin, 96(1): 23-43.
87. He X., Aker W.G., Akil L., et al (2015). Trends in Infant Mortality in United States: A Brief Study of the Southeastern States from 2005–2009, Int. J. Environ. Res. Public Health, 12, 4908-4920.
88. Wang Y., Zhou M. (2016). Under-5 mortality in 2851 Chinese counties, 1996–2012: a subnational assessment of achieving MDG 4 goals in China. The Lancet; 387(10015): 273–283.
89. Tổng Cục Thống Kê (2011). Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011: Các kết quả chủ yếu.
90. Hong R., Wiering F., Ahn P.Y., et al (2017). The unfinished health agenda: Neonatal mortality in Cambodia. PLoS ONE 12(3): e0173763.
91. Chao F., Pedersen J. (2018). National and regional under-5 mortality rate by economic status for low-income and middle-income countries: a systematic assessment, Lancet Glob Health, 6(5): e535–547.
92. Cao H., Li Y. (2017). Trend analysis of mortality rates and causes of death in children under 5 years old in Beijing, China from 1992 to 2015 and forecast of mortality into the future: an entire population-based epidemiological study, BMJ Ope; 7:e015941.
93. He J., Gu D., Wu X., et al. (2005). Major causes of death among men and women in China, New England Journal of Medicine. 353(11): p. 1124-1134.
94. Ren Y., Zhang M., Luo X., et al. (2017). Secular trend of the leading causes of death in China from 2003 to 2013, African health sciences 17(2): 532-537.
95. Toyoshima H. , Tanabe N. (1996). Sudden death of adults in Japan, Nagoya J. Med. Sci., 59: 85.
96. Jamison D.T. , Makgoba M.W. (2006). Disease and Mortality in Sub-Saharan Afric, 2nd edition, The World Bank p55.
97. Porapakkham Y., Rao C., Pattaraarchachai J., et al. (2010). Estimated causes of death in Thailand, 2005: implications for health policy, Population Health Metrics, 8(1): 1.
98. Nguyễn Khánh Bích Trâm (1993). Vài nét về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía bắc, Xã hội học, số 2: 69-75.
99. AFAP và CDI (2012). Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế và dịch vụ khuyến nông tại 3 xã của huyện Đà Bắc, Dự án hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin và đảm bảo an ninh lương thực tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, 87-90.
100. Vũ Mạnh Dương (2016). Đánh giá mô hình đội lưu động cụm xã nhằm cải thiện hoạt đông khám chữa bệnh của trạm y tế tại 3 huyện của tỉnh Ninh Bình, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành y tế công cộng, 78-90.
101. Lê Đình Phan (2017). Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm Y tế xã tại tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế, 81-105.
102. Sleath B., Chewning B. (2002). Medication decision – making and management: a client – centered model, Soc Sci Med, 42:389-98.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com