Nghiên cứu một số đặc điểm của giấc ngủ ở người cao tuổi
Mục đích: xác định một số thể rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuôỉ. Phương pháp: Bộ câu hỏi liên quan đến các biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn giấc ngủ được dùng để phỏng vấn 340 người cao tuổi. Kết quả và bàn luân: 39% không hài lòng với giấc ngủ của mình; 70.2% người cao tuổi bị thức dây vào đêm và khố ngủ lại: 5.7% cố buồn ngủ ban ngày mức độ trung bình và nặng theo thang điểm Epworth; 26.7% cố ngáy to khi ngủ. Kết luân: Cần cố nhiều nghiên cứu đi sâu hơn nữa vể rôí loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Từ khoá: rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ
1. ĐẶT VAN ĐỂ
Rối loạn giấc ngủ là một hội chứng rất thường gặp. Chất lượng cuộc sông của người bị rối loạn giấc ngủ giảm sút nhiều. Những người này thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng, không muôn làm việc, sa sút về thể lực và tinh thần. Bên cạnh đó, rối loạn giấc ngủ còn gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sông và hạnh phúc gia đình, đến nền kinh tế của xã hội, nhất là đối với những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ mà không được phát hiện và điều trị sớm.
Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ tăng lên theo tuổi. Theo thống kê có tới hơn một phần ba số người trên 65 tuổi bị mất ngủ, tỉ lệ bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là 4-8%, tăng 2 lần so với nhóm người trẻ, số lượng bệnh nhân cao tuổi có hội chứng chân không nghỉ cũng rất đáng kể [7]. Nằm trong xu hướng già hoá dân số chung của toàn thế giới, tỉ lệ người cao tuổi ở Việt nam trong những năm tới cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ cho người cao tuổi càng cần được quan tâm hơn nữa.
Cho đến nay, còn ít nghiên cứu vể rối loạn giấc ngủ ở Việt nam được công bố, tỉ lệ chính xác số bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ trong cộng đổng chưa có. Xuất phát từ thực tế trên, để có những số liệu ban đầu về tình trạng giấc ngủ ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của giấc ngủ ở người cao tuổi” với mục tiêu:Xác định một số thể rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất của người cao tuổi tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc sơn, Hà Nội.
2. ĐỐI TƯỢnGvÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1.Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Huyện Sóc Sơn, Hà nội là huyện ngoại thành có đầy đủ nét đặc thù về nông thôn của Hà Nội. Huyện nằm ở xa trung tâm Hà Nội nhất, là một trong những huyện có diện tích lớn nhất và đông dân nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội. Cho đến nay trên địa bàn huyện chưa có nghiên cứu nào về sức khoẻ và bệnh tật của người cao tuổi nói chung và về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nói riêng. Xã Thanh xuân nơi tiến hành nghiên cứu là một xã của huyện Sóc sơn.
– Đối tượng gổm 340 người trên 60 tuổi đang sống tại xã Thanh xuân, huyện Sóc sơn , Hà Nội.
-Thời gian nghiên cứu: Tháng 7 năm 2009
2.2 Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp mô tả cắt ngang.
– Cách chọn mẫu: lập danh sách các cụ trên 60 tuổi của xã Thanh xuân, chọn ngẫu nhiên 340 cụ.
– Điều tra viên đã được tập huấn đến từng hộ gia đình có người cao tuổi để phỏng vấn trực tiếp đối tượng hoặc người thân trong gia đình theo mẫu bênh án nghiên cứu.
– Bộ câu hỏi để phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi sàng lọc các rối loạn giấc ngủ của Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ Mỹ [2].
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích