Nghiên cúu một sô’ đặc điểm của người cho máu tại viện Huyết Học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2006 – 2008
Truyền máu là một phần cơ bản của công tác chăm sóc sức khỏe hiện đại, là biện pháp tích cực để cấp cứu, điều trị cho người bệnh bị thiếu một hay nhiều thành phần của máu – một đặc phẩm vô cùng quý giá, vẫn phải lấy từ người. Chính vì vậy công tác truyền máu trở thành lĩnh vực quan trọng của chính sách y tế quốc gia.
Hàng năm toàn thế giới thu gom được SG triệu đơn vị máu (1 đơn vị = 45Gml). Tại các nước đang phát triển chỉ thu gom được 3S% lượng máu trên (vào khoảng 3G.4GG.GGG đơn vị), trong khi đó dân số những nước này chiếm S2% dân số toàn cầu.
Theo WHO ở các nước đang phát triển nhu cầu số lượng đơn vị máu hàng năm bằng khoảng 2% dân số. Như vậy ở nước ta với số dân khoảng S3 triệu người, hàng năm chúng ta cần khoảng 1.6GG.GGG đơn vị máu [21]. Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển của đất nước và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu cũng như sự phát triển nhiều kỹ thuật mới trong y học thì nhu cầu máu và sản phẩm máu ngày càng tăng cao.
Trung tâm truyền máu Hà Nội được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng đảm bảo cung cấp máu, chế phẩm máu cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc với mục tiêu hàng đầu là an toàn truyền máu. Trong những năm vừa qua, lượng máu thu gom được ở trung tâm truyền máu Hà Nội thuộc Viện HH – TM TW ngày càng tăng cao. Năm 1996 lượng máu thu gom chỉ là 7.597 đơn vị, đến năm 2GG3 lượng máu thu gom tăng gấp hơn 4 lần (32.133 đơn vị) [39], năm 2GG6 là 65.G15 đơn vị và tổng kết năm 2GG7 là 7S.214 đơn vị. Tuy nhiên, yêu cầu của hoạt động truyền máu không chỉ là cung cấp đủ máu mà còn phải bảo đảm an toàn truyền máu. Trong đó nguồn người hiến máu an toàn là tối quan trọng. Nguồn người hiến máu này biến động theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào công tác vận động hiến máu nhân đạo, tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết… cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự phát triển rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, thực trạng nguồn người hiến máu tại trung tâm truyền máu Hà Nội như thế nào cần phải được tổng kết, đánh giá để phân tích tìm các biện pháp tạo nguồn người hiến máu an toàn. Với mong muốn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
– Nghiên cứu cơ cấu của người hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương năm 2006 – 2007.
– Nghiên cứu một số thông số sức khỏe của người hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương năm 2008.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU 3
1.1.1. Lịch sử truyền máu thế giới 3
1.1.2. Lịch sử truyền máu Việt Nam 5
1.2. LỊCH SỬ PHONG TRÀO HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 5
1.2.1. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo thế giới 5
1.2.2. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo Việt Nam 6
1.3. NGƯỜI HIẾN MÁU TRÊN THẾ GIỚI 7
1.4. THỰC TRẠNG NHM TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐHM TÌNH
NGUYỆN TẠI VIỆN HH – TM TW 10
1.4.1. Thực trạng người hiến máu tại Việt Nam 10
1.4.2. Các điểm hiến máu tình nguyện tại Viện HH – TMTW 12
1.5. TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG
TRUYỀN MÁU 13
1.5.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 13
1.5.2. Virus viêm gan B (HBV) 15
1.5.3. Virus viêm gan C (HCV) 16
1.5.4. Giang mai 17
1.5.5. Sốt rét 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.2.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.3.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 21
2.3.3. Các kỹ thuật cụ thể áp dụng trong nghiên cứu 23
2.4. XỬ LÝ SÔ LIỆU 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 25
3.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 42
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 49
4.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 60
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích