Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đố’i tượng, phương pháp: 709 trẻ dưới 15 tuổi được điều trị nội trú tại bệnh viện từ 1/1/2002 đến 31/12/2003 được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang mô tả.
Kết quả: – Tai nạn thương tích là nguyên nhân thứ 14 của trẻ vào viện và là thứ 4 của số’ tử vong theo phân loại bệnh tật quốc tế’ ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
– Nguyên nhân chính gây tai nạn thương tích ở trẻ em là ngã 45,1%, ngộ độc 21,9%, tai nạn giao thông 19,7%, tiếp theo là tai nạn sinh hoạt 5,9%, động vật tấn công(2,7%, đuối nước(1,7%) và các tai nạn khác. Trẻ có thể ngã từ trên giường, ghế(19,7%), ngã từ độ cao 1¬3 m(16,9%), ngã từ cầu thang 8,4%, trèo cây 7,5%. Trẻ bị tai nạn giao thông do xe máy chiếm đến 67,9%, tiếp theo xe ô tô, xe đạp. Trẻ bị ngộ độc do thức ăn (70,3%), do thuốc điều trị(18,1%), thuốc diệt chuột(4,5%), hoá chất bảo vệ thực vật (2,6%).
– Trẻ bị tai nạn thương tích xảy ra không có sự khác biệt giữa các tháng trong năm, ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (3/1), nhiều ở nhóm tuổi 1-4 (42,9%).
– Chấn thương sọ não do ngã chiếm 35,7% và do tai nạn giao thông 40,11% trường hợp . Cần giáo dục trẻ em phòng ngừa tai nạn.thương tích, chú ý giám sát trẻ ở nhóm 1-4 tuổi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em và trẻ vị thành niên. Trong các nước phát triển như Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 600.000 trẻ em phải nhập viện vì tai nạn thương tích, nước úc có khoảng 60.000 trường hợp trẻ nhập viện vì tai nạn và khoảng 350 trẻ từ 0-14 tuổi bị tử vong, chiếm 50% tử vong ở lứa tuổi này[4]. ở các nước đang phát triển theo UNICEF, mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi chết vì TNTT và 98% số trẻ tử vong là ở các nước đang phát triển[5].
Ở nước ta, theo thống kê của ngành Cảnh sát Giao thông, các vụ tai nạn gây chết người hiện nay tăng 235%, tai nạn thương tích tăng 400%, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ TNTT cao nhất thế giới[5]. Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách quốc gia để giảm tỷ lệ mắc và tử vong, nhưng còn kém hiệu quả. Để phản ánh tình hình TNTT ở trẻ em được cứu chữa ở tuyến Bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
II. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng: 709 trẻ dưới 15 tuổi được chẩn đoán là tại nạn thương tích được điều trị nội trú tại bệnh viện từ 1/1/2002 đến ngày 31/12/2003
Phương pháp: phương pháp cắt ngang mô tả và hồi cứu. Số liệu nghiên cứu dựa vào hồ sơ bệnh án, loại tai nạn thương tích được chẩn đoán xác định của bệnh phòng khi ra viện.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
1. Tình hình trẻ bị TNTT vào viên và tử vong trong hai năm 2002, 2003.
Trong số 53.902 trẻ em vào viện điều trị nội trú trong 2 năm 2002-2003, số trẻ bị chấn thương, ngộ độc đứng hàng thứ 14 sau các bệnh hô hấp (13.886 trẻ), nhiễm khuẩn và ký sinh vật ( 9809 trẻ), dị tật bẩm sinh (4733 trẻ), tiêu hoá (4668 trẻ), trẻ sơ sinh (3854 trẻ), tiết niệu sinh dục( 3128 trẻ), hệ thần kinh (2811 trẻ), khối u (2666 trẻ), máu và cơ quan tạo máu (1592 trẻ), cơ xương và mô liên kết (337 trẻ), nội tiết- dinh dưỡng- chuyển hoá (1101 trẻ), hệ tuần hoàn (858 trẻ), da và mô dưới da (732 trẻ) và tỷ lệ tử vong là 1,69% đứng hàng thứ 4 sau tỷ lệ tử vong sơ sinh (9,52%), hệ tuần hoàn (3,59%) và bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
(2,38%) (Đánh giá theo phân loại quốc tế về bệnh tật, tai nạn thương tích và nguyên nhân tử vong lần thứ 10 của WHO).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích