Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em

LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG  VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH  DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM.Tác nhân gây viêm phổi không điển hình (VPKĐH) chiếm một vai trò quan trọng ở các nước phát triển. Tuy nhiên, bệnh lý này ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam còn chưa được nghiên cứu nhiều. Theo Forest (2007), tỷ lệ mắc viêm phổi không điển hình trong số viêm phổi mắc phải cộng đồng ở châu Mỹ 22% và tỷ lệ được điều trị là 91%. Châu Âu tỷ lệ mắc là 28%, tỷ lệ được điều trị là 74%. Ở châu Mỹ La tinh, tỷ lệ mắc là 21% và tỷ lệ được điều trị là 57%. Tại châu Á/ Phi, tỷ lệ mắc là 20%, tỷ lệ được điều trị là 10%.

Các phương pháp chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình như: nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đặc biệt, phương pháp huyết thanh học cho kết quả muộn, tỷ lệ dương tính thấp. Ngày nay, kỹ thuật khuyếch đại gen (PCR) đã giúp chẩn đoán chính xác, nhanh chóng nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh. Tại Việt Nam, kỹ thuật chẩn đoán  PCR chỉ làm được ở một số bệnh viện tuyến trung ương và các trung tâm y tế lớn. Đa số phải điều trị theo kinh nghiệm đã làm gia tăng chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, kéo dài thời gian điều trị. 

Tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình ở trẻ em, áp dụng kỹ thuật chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình bằng phương pháp sinh học phân tử  PCR đa mồi (Multiplex-PCR) có kết hợp kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) là nghiên cứu có tính cấp thiết và tập trung vào vấn đề nghiên cứu có tính phổ biến hiện nay.

Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em” nhằm hai mục tiêu nghiên cứu sau đây: 

  1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của viêm phổi không điển hình do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 07/ 2010 đến 3/2012.
  2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em.
  3. Đóng góp mới về mặt khoa học

–  Nghiên cứu lần đầu tiên đưa ra được tỷ lệ mắc viêm phổi không điển hình do M. pneumoniae, C. pneumoniae và L. pneumophila, tỷ lệ viêm phổi đồng nhiễm ở trẻ em điều trị tại bệnh viện.

–  Nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố liên quan đến viêm phổi không điển hình đồng nhiễm và xác định đồng nhiễm với vi khuẩn điển hình và vi rút là yếu tố liên quan của viêm phổi không điển hình thể nặng.

–  Nghiên cứu đã mô tả được biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng hay gặp của viêm phổi không điển hình, viêm phổi không điển hình đồng nhiễm ở trẻ em.

  1. Giá trị thực tiễn của đề tài

–  Kết quả đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những trường hợp viêm phổi không điển hình nhằm rút ra những triệu chứng đặc hiệu gợi ý chẩn đoán lâm sàng sớm, giúp các bác sĩ lâm sàng nhanh chóng có quyết định tối ưu trong lựa chọn kháng sinh điều trị và có cách nhìn toàn diện hơn về căn nguyên gây viêm phổi ở trẻ em.

–  Kết quả nghiên cứu còn có ý nghĩa trong việc xác lập mô hình căn nguyên vi sinh gây bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em, giúp định hướng điều trị và chiến lược dự phòng. 

–  Kỹ thuật chẩn đoán vi sinh dựa trên sinh học phân tử (mới chỉ có ở một số phòng xét nghiệm chuyên sâu) sẽ được khẳng định hiệu quả và từ đó có khả năng nhân rộng đến các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng.

  1. Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 128 trang; đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài liệu 34 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang; Kết quả nghiên cứu 34 trang; Bàn luận 37 trang; Kết luận 2 trang; kiến nghị 1 trang; 29 bảng, 11 biểu đồ và 09 hình vẽ; 228 tài liệu tham khảo trong đó 22 tài liệu bằng tiếng Việt, 206 tài liệu tiếng nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

  1.  Đỗ  Đình  Công,  Phan  Minh  Trí,  Nguyễn  Hữu  Thịnh  (2003),  “Đặt  lưới polypropylene ngã tiền phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn”,  Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7 (1), trang 187-191.
  2.  Vương  Thừa  Đức  (2006),  “So  sánh  kết  quả  sớm  và  lâu  dài  giữa Lichtenstein và Bassini trong điều trị thoát vị bẹn”,  Thời sự Y học, số 8, trang 3-7.
  3.  Nguyễn Quang Quyền (2004), Bài Giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, tập 2, trang 33-37.
  4.  Lê Thương, Trịnh Ngọc Hiệp, Đỗ Hoài Kỹ (2009), “Kết quả bước đầu nghiên cứu áp lực khoang bụng tại khoa ngoại tổng quát Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa”,  Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập IV, số 6, tr. 1090-1097.

Leave a Comment