Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103.Gãy xương cơ quan vận động bao gồm gãy cột sống, gãy khung chậu và gãy xương tứ chi. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương và ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì cơ cấu, tỷ lệ, đặc điểm phân bố và nguyên nhân gãy xương cũng rất khác nhau. Trên thế giới, hàng ngày có khoảng 16 nghìn người chết do chấn thương [1]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 27/100.000 dân, cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn cầu là 19/100.000 dân [2]. Ở nước ta, nguyên nhân gãy xương do tai nạn giao thông là phổ biến nhất. Các tai nạn chấn thương gây gãy xương không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động mà quan trọng hơn còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích nói chung và gãy xương nói riêng thực sự đã trở thành vấn đề xã hội cấp thiết, nhất là tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Gãy xương là một cấp cứu ngoại khoa,nhưng nếu được sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách với các biện pháp như phòng chống sốc, cố định ổ gãy, phòng chống di lệch và thương tổn thứ phát, vận chuyển sớm… thì sẽ tạo điều kiện tốt cho điều trị ở tuyến sau có kết quả[3]. Do vậy, vấn đề cấp cứu ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Việc sơ cấp cứu đúng cách, cố định ổ gãy vững chắc sẽ giảm tỷ lệ các biến chứng toàn thân và tại chỗ như sốc, tổn thương gãy kín thành gãy hở và tổn thương mạch máu, thần kinh.Việc sơ cấp cứu sớm còn tạo điều kiện cho tuyến sau xử trí được thuận lợi hơn…Sơ cấp cứu ban đầu kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để giảm mức độ trầm trọng và tử vong do thương tổn từ các tai nạn thương tích đem lại [4].
Các nghiên cứu về gãy xương do tại nạn thương tích đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có các trung tâm phòng ngừa tai nạn và thương tích. Ở Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây,khía cạnh dự phòng tai nạn thương tích, dự phòng gãy xương, sơ cấp cứu ban đầu khi bị gãy xương mới được chú ý.
Để có những thông tin cơ bản, hệ thống và đầy đủ về đặc điểm dịch tễ của gãy xương cơ quan vận động và thực trạng công tác cấp cứu ban đầu tại các tuyến sơ cứu trước bệnh viện, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103” nhằm các mục tiêu sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010-2014.
2. Khảo sát thực trạngcấp cứu ban đầu ở các bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian trên.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN 3
1.1. KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG 3
1.1.1.Khái niệm, định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại gãy xương 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 10
1.2.1. Khái quát chung về tình hình tai nạn thương tích – nguyên nhân chủ
yếu và thường gặp gây gãy xương cơ quan vận động 10
1.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động 14
1.3. THỰC TRẠNG CẤP CỨU BAN ĐẦU VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN BỊ GÃY XƯƠNG 29
1.3.1. Thực trạng công tác tổ chức cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân gãy xương ở một số nước trên thế giới 29
1.3.2. Thực trạngcông tác cấp cứu ban đầu và vận chuyển bệnh nhân gãy xương ở Việt Nam 37
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.1.3. Địa điểm, thời gian thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 44
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 44
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 45
2.2.4. Các biến số nghiên cứu 46
2.2.5. Một số định nghĩa và các chỉ tiêu đánh giá 50
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 52
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 52
2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 52
2.2.9. Sơ đồ nghiên cứu 54
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 55
3.1.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân gãy xương 55
3.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân và tính chất gãy xương 57
3.1.3. Đặc điểm về thời gian xảy ra gãy xương 58
3.1.4. Đặc điểm các loại xương bị gãy và tính chất gãy xương (kín, hở) 61
3.1.5. Một số đặc điểm của gãy xương tứ chi 64
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP CỨU BAN ĐẦU GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 70
3.2.1. Thực trạng chung về cấp cứu ban đầu cho các bệnh nhân gãy xương 70
3.2.2. Các phương pháp được áp dụng trong cấp cứu ban đầu 76
CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN 82
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 82
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và nghề nghiệp của bệnh nhân gãy xương 82
4.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân, địa dư và thời gian gãy xương cơ quan vận động 85
4.1.3. Đặc điểm chung của gãy xương cơ quan vận động 90
4.1.4. Đặc điểm gãy xương chi trên 94
4.1.5. Đặc điểm gãy xương chi dưới 96
4.2. THỰC TRẠNG CẤP CỨU BAN ĐẦU GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 99
4.2.1. Nơi sơ cấp cứu 99
4.2.2. Thời gian từ khi bị tai nạn tới khi sơ cứu ban đầu 101
4.2.3. Phương tiện vận chuyển 102
4.2.4. Người đầu tiên tham gia cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn 103
4.2.5. Phương pháp cấp cứu 104
KẾT LUẬN 109
KIẾN NGHỊ 111
DANH MỤCCÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨUCỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1. Các biến số chính sử dụng trong nghiên cứu 46
3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của các BN gãy xương (n=4918) 55
3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của các BN bị gãy xương (n=4918) 56
3.3. Phân bố các trường hợp GX theo nguyên nhân (n= 4918) 57
3.4. Phân bố GX theo khu vực dân cư và tính chất gãy (kín, hở) 58
3.5. Thời điểm xảy ra GX trong ngàytheo các nguyên nhân gây GX 60
3.6. Phân bố các loại GX và tính chất GX (n=4918) 61
3.7. Liên quan giữa vị trí các xương gãy và tính chất GX 62
3.8. Phân bố vị trí xương gãy và chấn thương kết hợp 63
3.9. Đặc điểm về số lượng xương bị gãy trên BN (n=4918) 63
3.10. Đặc điểm vị trí, tính chất GX tứ chi và nguyên nhân 64
3.11. Phân độ gãy hở xương chi trên 65
3.12. Số lượng và tỷ lệ tổn thương kết hợp của GX chi trên 66
3.13. Tỷ lệ tổn thương kết hợp và tính chất của GX chi trên (%) 66
3.14. Phân độ gãy hở xương chi dưới 67
3.15. Số lượng và tỷ lệ tổn thương kết hợpcủa GX chi dưới 68
3.16. Tỷ lệ tổn thương kết hợp và tính chấtcủa GX chi dưới (%) 68
3.17. Nơi nạn nhân được sơ cấp cứu ban đầu tại các khu vực dân cư
(n=4.918) 70
3.18. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được cấp cứu ban đầu
(n=4.918) 71
3.19. Phương tiện được sử dụng để vận chuyển BNđến BV (n=4918) 72
3.20. Người đầu tiên trực tiếp tham gia cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn
(n = 480) 72
3.21. Tổng hợp các biện pháp cấp cứu ban đầuđược thực hiện tại các tuyến 73
Bảng Tên bảng Trang
3.22. Tỷ lệ BN gãy xương các loại được sơ cấp cứu ban đầutại các tuyến 74
3.23. Tình hình băng và rửa vết thương phần mềm 76
3.24. Phương pháp cố định xương gãy tại các tuyến 77
3.25. Vị trí các loại xương gãy được cố định tại các tuyến 78
3.26. Tình hình sử dụng thuốc giảm đau tại các tuyến trước BV 79
3.27. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh khi sơ cấp cứu 80
4.1. Giới tính của bệnh nhân gãy xương so vớimột số nghiên cứu
trong nước 84
4.2. Nguyên nhân gây gãy xương so vớimột số nghiên cứu trong nước 87