Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và căn nguyên bệnh Viêm não cấp do vi rút ở trẻ em tại một số khu vực phía Bắc Việt Nam
Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và căn nguyên bệnh Viêm não cấp do vi rút ở trẻ em tại một số khu vực phía Bắc Việt Nam.Hội chứng não cấp, bao gồm cả trạng thái viêm não và viêm não – màng não, xảy ra thường xuyên hàng năm ở Việt Nam, gây tổn thất đáng kể về người và để lại nhiều hậu quả sức khoẻ cũng như tâm lý nặng nề cho từng gia đình cũng như toàn xã hội. Thống kê trong 10 năm cuối của Thế kỷ XX (1991-2000) tại nước ta số mắc Hội chứng não cấp trung bình hàng nãm là 2440 trường hợp (năm cao nhất là 3210), số tử vong trung bình là 103 (năm cao nhất là 133) [2, 3]. Sự phân bố của Viêm não cấp không đều, thường tập trung vào lứa tuổi trẻ em và gặp nhiêu hơn, đôi khi thành dịch, trong những tháng mùa hè. Miền Bắc thường có số ca mắc và chết đo Viêm não cấp cao hơn so với các khu vực khác trong cả nước [2,3,4,6,18].
Trong hội chứng não cấp, các tác nhân vi rút gây viêm não, viêm não-màng não đóng một vai trồ quan trọng. Trước hết là các nhóm vi rút có hướng tính cao với tổ chức năo như Viêm não Nhật bản, một số vi rút arbo khác, một số loài vi rút đường ruột như Vi rút entero 71, các vi rút ECHO 6,16… Bên cạnh đó, một số loài vi rút gây tổn thương chính ở những phủ tạng khác song có thể gây viêm tổ chức não, màng não như các vi rút sởi, quai bị, cúm, thuỷ đậu, cytomegalỉo…[l, 6,28, 29].
Giải phổ các tác nhàn vi rút gây ra hội chứng viêm não, viêm não-màng não rất rộng, có nghĩa là đang tồn tại nhiều loại bệnh viêm não- viêm màng não khác nhau do vi rút. Ở Việt Nam cho tới nay chúng ta mới chủ yếu đi sâu nghiên cứu được các đặc điểm về cỉịch tễ, căn nguyên và lâm sàng cũng như dự phòng của bênh Viêm não Nhật bản (VNNB). Trong khi đó đặc điểm của nhóm bệnh viêm não gây ra do các tác nhân vi rút khác, ngoài vi rút VNNB, còn chưa có nhiều tác giả đề cập tới. Hoặc nếu có chỉ là những số liệu làm nền cho những nghiên cứu sâu vể bệnh VNNB [5, 7, 15, 16]. Những công bố gần đây của một số tác giả cho thấy tỷ lệ mắc VNNB trong trẻ em ở một số khu vực miền Bấc có chiều hướng giảm dần, chỉ chiếm khoảng 40% tổng số trường hợp trẻ vào điều trị Viêm não cấp do vi rút, thay vì 60%-70% trong những năm đầu 1990 [ 12, 14, 7, 16]. Do vậy tỷ lệ tương đối của các viêm não cấp do các vi rút khác, ngoài VNNB, sẽ tăng lên. Đã đến lúc chúng ta phải hướng sự quan tâm hơn vào nghiên cứu các loại viêm não cấp do các căn nguyên vi rút ngoài VNNB ở Việt Nam, khi mà những nước trong khu vực đã đi irước chúng ta một bước trong việc nghicn cứu sâu về nhóm bệnh này [20, 23, 25, 27, 32].
Nhằm mục đích lừng bước tìm hiểu quy luật dịch tẻ học, bệnh học lâm sàng và căn nguyên của bệnh viêm não do vi rút, từ đó đặi CƯ sở cho những biện pháp can thiệp dự phòng và điều trị bệnh có hiệu quả hơn, như chúng ta đã từng đạt được đối với bệnh VNNB, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài cấp Bộ. Đề tài có tên : Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và căn nguyên bệnh Viêm não cấp do vi rút ở trẻ em tại một số khu vực phía Bắc Việt Nam.
MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI
Mục tiêu chung :
Góp phần tìm hiểu thực trạng, đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và căn nguyên của bệnh Viêm não cấp do vi rút ờ trẻ em thuộc khu vực phía Bắc giai doạn 2003-2005, làm cơ sở cho công tác phòng chống có hiệu quả và những nghiên cứu sâu tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng bệnh học cùng một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh Viêm não vi rút, ngoài Viêm não Nhật bản ở trẻ em tại một số khu vực phía Bắc.
2. Bước đầu tìm hiểu về 2 loại tác nhân vi rút có thể có vai trò căn nguyên bệnh VNVR của trẻ em trên các địa bàn nghiên cứu.
Đề tài được thực hiộn trong các năm 2003-2005 với sự kết hợp của Viện Vệ sinh dịch tỗ trung ương, Bệnh viện Nhi trung ương, một số Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN A : TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN B : BÁO CÁO CHI TIÊT KẾT QUẢ NGHIÊN cúu
ĐẬT VAN ĐỀ 1
CHUƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1 Phân loại và căn nguyên Viêm não cấp do vi rút 3
1.2 Dịch tễ học và lâm sàng của các Viêm não cấp do vi rút 4
1.3 Tinh hình nghiên cứu các Viêm não cấp do vi rút ở Việt nam 7
CHUƠNG II: ĐÔI TUỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN củư 10
2.1 Đối tượng nghiên cứu 10
2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẩu 10
2.3 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 11
2.4 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 14
CHƯƠNG III: KẾT QUÀ NGHIỀN CÚƯ 15
3.1 Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và yếu tố nguy cơ VN VR tại một số địa phương Miền Bắc, 2003-2005 3.1.ì Một sô’đặc điểm dịch tễ học lâm sàng Viêm não vi rút 15
3.1.2 Một số đặc điểm lâm sàng bệnh học Viêm não vi rút trên các 21 bệnh nhi điều tri tai 3 bệnh viện, 2003-2005
» » • • • ‘ ỉ.1.3 Một số yếu tô’ảnh hưởng tần số mắc Viêm não vi rút tại cộng 28
đồng
3.2 Một số kết quả bước đầu về xét nghiệm căn nguyên vi rút 29
3.2.1 Kết quả xét nghiệm xác định vi rút Entero 71 (EV. 71) 29
3.2.2 Kết quả xét nghiệm phát hiện căn nguyên vi rút Nam định 30
CHUƠNG IV: BÀN LUẬN 33
4.1 Sự biến đổi tỷ lệ mắc VNNB trong thực trạng chung của VNC 33
do vi rút
4.2 Sự thiếu hụt trong chẩn đoán căn nguyên phòng thí nghiệm 35
và những kết quả bước đầu phát hiện căn nguyên trong nghiên
cứu này
4.3 Một sò’ đặc điểm dịch tễ học lâm sàng VNVR và giả thuyết về 36
căn nguyên vi rút.
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43