Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ (dementia) ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An và kết quả điều trị (2022-2023)
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ (dementia) ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An và kết quả điều trị (2022-2023).Theo dự báo, đến năm 2050, dân số thế giới từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ đạt tổng cộng 2 tỷ người [1]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Các bệnh mạn tính không lây nhiễm sẽ nổi trội hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [2].
Ớ Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã được cải thiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình. Trong 30 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989; 6,2 triệu năm 1999; 9,1 triệu năm 2009 [3]; 11,41 triệu người năm 2019) tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%; 8,12%; 8,95% và 11,86% [4]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong đó sa sút trí tuệ thật sự là thảm hoạ đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng, có rất ít các số liệu về dịch tễ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới đã chỉ rõ để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh.
2
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có diện tích lớn nhất Việt Nam với dân số đông đứng hàng thứ tư, đời sống kinh tế của người dân trong những năm qua có nhiều cải thiện, tuy nhiên nhiều vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị y tế tuyến cơ sở, các biện pháp chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực và nhân lực và có thể nói sa sút trí tuệ người cao tuổi chưa được quan tâm nhiều. Những người mắc bệnh đa số không được tiếp cận các dịch vụ tư vấn và điều trị. Quan niệm sa sút trí tuệ là quy luật của người già vẫn còn phổ biến trong nhân dân và trong cả một số cán bộ y tế. Bên cạnh đó các thuốc tân dược điều trị hiện nay giá thành rất đắt khó tiếp cận và là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. ginkgo biloba đã được một số nghiên cứu trên thế giới đánh giá tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ và cũng được Bộ Y tế đưa vào hướng dẫn chẩn đoán điều trị sa sút trí tuệ [5]. Nghệ An cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về dịch tễ học sa sút trí tuệ và Việt Nam cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả của ginkgo biloba trong điều trị sa sút trí tuệ.
Từ những lý do trên và với tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu các can thiệp về sa sút trí tuệ chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ (dementia) ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An và kết quả điều trị (2022-2023)” nhằm mục tiêu:
1.Mô tả tỷ lệ mắc, phân bổ tỷ lệ mắc và yếu tố liên quan sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại tỉnh Nghệ An (2022-2023).
2. Đánh giá kết quả can thiệp điều trị sa sút trí tuệ bằng các biện pháp không dùng thuốc kết hợp với sử dụng ginkgo bilob
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………….. iii
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………….1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………………………….3
1.1. Người cao tuổi………………………………………………………………………………………3
1.2. Khái niệm sa sút trí tuệ…………………………………………………………………………..4
1.3. Một số đặc điểm dịch tễ sa sút trí tuệ……………………………………………………….4
1.3.1. Tỷ lệ mắc và phân bố tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ………………………………………….4
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ……………………………………………………..8
1.3.3. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ ……………………………………………………………12
1.4. Chẩn đoán, điều trị, dự phòng sa sút trí tuệ …………………………………………….14
1.4.1. Chẩn đoán sa sút trí tuệ ……………………………………………………………………..14
1.4.2. Điều trị Sa sút trí tuệ …………………………………………………………………………20
1.4.3. Dự phòng Sa sút trí tuệ………………………………………………………………………21
1.5. Tình hình nghiên cứu về Sa sút trí tuệ ……………………………………………………24
1.5.1. Tình hình nghiên cứu về tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan với sa sút trí tuệ
………………………………………………………………………………………………………………..24
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về điều trị Sa sút trí tuệ………………………………………28
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:……………………………………………………………….35
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………….37
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ……………………………………………..37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………..37
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………….37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………………..37
2.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………….38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………..38
vi
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………..38
2.2.3. Nội dung và biến số chỉ số trong nghiên cứu………………………………………..40
2.2.4. Các kỹ thuật, phương pháp thu thập thông tin và phương tiện sử dụng trong
nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………..46
2.2.5 Xây dựng kế hoạch và triển khai nghiên cứu………………………………………..50
2.2.6. Phương pháp nhập và phân tích số liệu ……………………………………………….53
2.2.7. Sai số và hạn chế sai số ……………………………………………………………………..54
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………….55
2.2.9. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………..56
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………57
3.1. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ và một số yếu tố liên quan ở người trên 60 tuổi tại Nghệ
An (2022-2023) …………………………………………………………………………………………57
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (2022 -2023) ………………………..57
3.1.2. Mô tả tỷ lệ mắc, phân bổ tỷ lệ mắc và yếu tố liên quan sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi tại tỉnh Nghệ An (2022-2023). ………………………………………………………..59
3.2. Đánh giá kết quả can thiệp điều trị sa sút trí tuệ bằng các biện pháp không
dùng thuốc kết hợp với sử dụng ginkgo biloba………………………………………………70
3.2.1. Kết quả can thiệp theo mức độ bệnh……………………………………………………70
3.2.2 Hiệu quả can thiệp đánh giá bằng thang điểm MMSE ……………………………71
3.2.3. Hiệu quả can thiệp đánh giá bằng thang điểm ADL……………………………………73
3.2.4. Kết quả can thiệp đánh giá bằng thang điểm IADL…………………………………….76
3.2.5. Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo nhóm tuổi: ……………77
3.2.6 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo giới tính ………………..78
3.2.7 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo trình độ học vấn……..79
3.2.8 Đánh giá kết quả điều trị theo địa dư hành chính …………………………………..80
3.2.9 Kết quả theo dõi đánh giá sau 1 năm …………………………………………………..81
BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………………………..83
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………………..83
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao
tuổi:………………………………………………………………………………………………………….84
4.2.1. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ……………………………………………………………….84
vii
4.2.2. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn ……………………………………….87
4.2.3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi ………………………………………………..89
4.2.4. Tỷ lệ sa sút theo giới tính …………………………………………………………………..89
4.2.5. Liên quan giữa tình trạng sa sút trí tuệ và các bệnh lý mắc phải……………..90
4.2.6. Liên quan với các hoạt động thể chất tinh thần với SSTT……………………..96
4.2.7. Liên quan với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh………………………………99
4.2.8. Mô hình hồi quy logistic đa biến……………………………………………………….103
4.3. Kết quả can thiệp điều trị. …………………………………………………………………..104
4.3.1. Đánh giá mức độ bệnh trước và sau can thiệp …………………………………….105
4.3.2. Kết quả can thiệp theo thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu
MMSE ……………………………………………………………………………………………………105
4.3.3 Kết quả can thiệp dựa trên cải thiện theo thang điểm hoạt động sống cơ bản hàng
ngày (ADL )……………………………………………………………………………………………..109
4.3.4. Kết quả can thiệp theo thang điểm hoạt động sống hàng ngày có sử dụng
dụng cụ công cụ( IADL) …………………………………………………………………………..111
4.3.5 Đánh giá kết quả can thiệp theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn…..112
4.3.6. Đánh giá lại sau một năm:………………………………………………………………..112
4.4 Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài………………………………………………….113
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….115
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………118
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1. Lá và quả Bạch quả ……………………………………………………………………..32
Hình 1 2 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An……………………………………………………35
Hình 2 2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………56
Hình 3 1 Giới tính của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………..58
Hình 3 2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu …………………………………….58
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………..57
Bảng 3. 2. Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ…………………………………………………………59
Bảng 3. 3. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn…………………………………59
Bảng 3. 4.Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi…………………………………………..60
Bảng 3. 5. Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính ……………………………………………61
Bảng 3. 6 Phân bố theo mức độ bệnh……………………………………………………………61
Bảng 3. 7 Liên quan giữa đái tháo đường với tình trạng sa sút trí tuệ……………….62
Bảng 3. 8 Liên quan giữa tăng huyết áp với sa sút trí tuệ………………………………..62
Bảng 3. 9 Liên quan giữa thừa cân – béo phì với sa sút trí tuệ…………………………63
Bảng 3. 10 Liên quan giữa Rối loạn chuyển hoá Lipid với Sa sút trí tuệ…………..64
Bảng 3. 11 Liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút trí tuệ ………………………….65
Bảng 3. 12 Liên quan giữa hoạt động xã hội với sa sút trí tuệ …………………………65
Bảng 3. 13 Liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút trí tuệ…………………………66
Bảng 3. 14 Liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút trí tuệ ………………………..66
Bảng 3. 15 Liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ ………………………67
Bảng 3. 16 Liên quan giữa tình trạng uống rượu với sa sút trí tuệ ……………………67
Bảng 3. 17 Liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ ………………………………..68
Bảng 3. 18 Liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ …………………………68
Bảng 3.19. Mô hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan của sa
sút trí tuệ…………………………………………………………………………………………………..69
Bảng 3. 20. Kết quả can thiệp theo mức độ bệnh trước và sau can thiệp (n=125) 70
Bảng 3.21. Điểm MMSE trung bình trước và sau can thiệp (n=125)………………..71
Bảng 3. 22 So sánh điểm MMSE trung bình sau 6 tháng và 3 tháng (n=125) ……72
Bảng 3. 23 Điểm trung bình về khả năng định hướng, trí nhớ, ngôn ngữ trước và
sau can thiệp (n=125) …………………………………………………………………………………72
Bảng 3. 24 Khả năng hoạt động đánh giá bằng thang điểm ADL trước và sau can
thiệp (n=125)…………………………………………………………………………………………….73
Bảng 3. 25 Điểm trung bình ADL trước và sau can thiệp (n=125) …………………..74
Bảng 3. 26 So sánh điểm trung bình ADL sau 6 tháng và 3 tháng (n=125)……….75
Bảng 3. 27 Điểm trung bình IADL trước và sau can thiệp (n=125) ………………….76
Bảng 3. 28 So sánh điểm trung bình IADL sau 6 tháng – 3 tháng (n=125)………..77
Bảng 3. 29 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo nhóm tuổi
(n=125) …………………………………………………………………………………………………….77
Bảng 3. 30 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo giới tính (n=125)
………………………………………………………………………………………………………………..78
Bảng 3. 31 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo trình độ học vấn
(n=125) …………………………………………………………………………………………………….79
x
Bảng 3. 32 Đánh giá kết quả điều trị trước và sau can thiệp theo địa dư hành chính
(n=125) …………………………………………………………………………………………………….80
Bảng 3. 33 Đánh giá lại về mức độ bệnh sau 1 năm (n=125)…………………………..81
Bảng 3. 34 Đánh giá lại theo thang điểm MMSE, ADL,IADL sau 1 năm (n=125)
………………………………………………………………………………………………………………..8
Nguồn: https://luanvanyhoc.com