Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt

Ngạt chu sinh thường gây nên bệnh não thiếu oxy/thiếu máu cục bộ (Hypoxic – Ischemic En- cephalopathy: HIE), là vấn đề quan trọng về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thần kinh ở trẻ sơ sinh. 50 – 70% cú thể tử vong trong thời kỳ chu sinh do tổn thương nhiều cơ quan. 80% trẻ bị thiếu oxy não nặng sẽ dẫn đến di chứng bại não, chậm phát triển tâm – vận động. Thông báo từ các nước phát triển như Hoa Kỳ và nước Anh, tỷ lệ trẻ mắc ngạt có HIE từ 3 – 6/1000 trẻ sinh[ 2]. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nhiều về bệnh não thiếu oxy/ thiếu máu cục bộ ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu chỉ thông báo về tỷ lệ trẻ sơ sinh bị ngạt cũng như tỷ lệ tử vong do đẻ ngạt ở bệnh viện hoặc cộng đồng. Vì vậy đề tài này được thực hiện với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh đủ tháng bị ngạt có tổn thương não thiếu oxy/ thiếu máu cục bộ.

2. Mô tả một số đặc điểm cận lâm sàng của tình trạng bệnh.

II. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề  tài  nghiên cứu  đó  được thông qua Hội đồng Y đức của Bộ Y tế.

1. Đối tượng nghiên cứu: 72 trẻ sơ sinh  đủ tháng bị ngạt có biểu hiện bệnh não  thiếu  oxy/ thiếu máu cục bộ điều trị tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Trung Ương từ 1/12/2006 – 1/12/2008.

Tiêu chuẩn chẩn đoán là:

Trẻ sinh đủ tháng, khóc rất yếu hoặc không khóc, tím tái ngay sau sinh thời gian tối thiểu trên 5 phút hoặc.

Chỉ số Apgar ở thời điểm 5 phút dưới 7 điểm

Trẻ phải hồi sức sơ sinh, nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày, thở oxy.

Có tối thiểu hai biểu hiện trên và các biểu hiện  thần  kinh  không  bình  thường:  tăng  hoặc giảm trương lực cơ, rối loạn ý thức, giảm hoặc mất phản xạ sơ sinh, hoặc co giật.

Loại trừ trẻ có hoặc nghi vấn nhiễm khuẩn bẩm sinh, dị tật não hoặc dị tật cơ thể bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Cỡ mẫu được ước tính theo kinh nghiệm từ các nghiên cứu ở nước ngoài từ 50  – 100 trẻ bệnh. Đánh giá các triệu chứng  lâm  sàng thần kinh và phân loại nặng nhẹ dựa theo mô tả lâm sàng và phân loại của  Sarnat [2]. Đánh giá tổn thương não trên hình ảnh siêu âm và chụp cắt lớp vi tính được hai  thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh thực hiện độc lập.

3. Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm vi  tính cho thống kê y học SPSS.10.

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh não thiếu oxy/ thiếu máu cục bộ (HIE) trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 72 trẻ sơ sinh đủ tháng bị ngạt có tổn thương não thiếu oxy điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả: Tình trạng bệnh HIE gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái 2 lần. Trẻ có biểu hiện li bì 69,4 %, hôn mê 15,3%; giảm trương lực 61,1% hoặc tăng trương lực 30,6%, mất phản xạ sơ sinh 70,8%, phản xạ yếu 29,2%. Co giật xảy ra ở 54,2% số trẻ với 69% xảy ra trong ngày đầu. Rối loạn chức năng hô hấp 97,2%; suy tim 30,6%, suy thận 24%, tổn thương gan 26,5%. Theo phân loại Sarnat: HIE mức độ trung bình khi nhập viện là 80,5%, nặng 15,3%. Tỷ lệ trẻ tử vong do HIE chiếm 29,2%. Hình ảnh tổn thương não trên siêu âm như: tăng âm chất trắng cạnh não thất hai bên 55,2%, một bên 12,5%; phù não 20,7%; chảy máu màng nội tủy 27,6%; chảy máu nhu mô 12,1%; giãn não thất 10,3%…Trên phim chụp cắt lớp vi tính, giảm tỷ trọng chất trắng lan toả hai bán cầu hay gặp 61,1%. Kết luận: Trẻ sơ sinh đủ tháng đẻ ngạt có tổn thương não thiếu oxy phần lớn gặp ở thể trung bình và nặng. Tổn thương não đa dạng, trong đó tổn thương chất trắng gặp ở hầu hết bệnh nhi.
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment