Nghiên cứu một số đặc đIểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi trẻ em

Nghiên cứu một số đặc đIểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi trẻ em

Mặc dù viêc phát hiên, phòng bênh và điều trị lao trở nên dễ dàng trong nhiều thập kỷ qua, nhưng bênh lao đã “quay trở lại” cùng với sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn lao đang là những thách thức mới đối với nhân loại.
Bênh lao nếu không được khống chế tốt thì đến năm 2020 sẽ có thêm khoảng 1 tỷ người nhiễm lao, trong đó sẽ có 200 triêu người mắc lao và 70 triêu người sẽ chết vì lao [9]. Theo thống kê của TCYTTG, thì hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu trẻ em mắc lao và 450.000 trẻ em bị chết vì bệnh lao, trong đó nguyên nhân tử vong hàng đầu là do lao màng não [10].
Thông thường tuổi của trẻ em dễ mắc lao nhất là từ 1 đến 4 tuổi, tuổi nhỏ là yếu tố nguy cơ cao để trẻ từ nhiễm lao tiến triển thành lao bệnh. Ở lứa tuổi này, thể lao sơ nhiễm là gặp nhiều nhất. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì lao sơ nhiễm thường gây các biến chứng như lao kê và phế quản phế viêm lao tại phổi. Ngoài ra, còn có thể gây các biến chứng lao ngoài phổi khác (lao hạch, lao màng não, lao xương khớp…). Mặt khác, ở trẻ em cũng gặp các tổn thương lao phổi sau sơ nhiễm như người lớn như lao thâm nhiễm, lao nốt, lao hang… Chẩn đoán lao phổi trẻ em phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử tiếp xúc nguồn lây, các xét nghiệm cận lâm sàng (vi khuẩn lao, hình ảnh Xquang phổi, phản ứng Mantoux…), xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán [1]. Ở nước ta còn ít đề tài nghiên cứu về lao phổi trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:
–    Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng lao phổi trẻ em.
–    Nhận xét kết quả xét nghiêm tìm vi khuẩn lao bằng kỹ thuật soi kính, PCR và nuôi cấy.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.    Đối tượng nghiên cứu
Gồm 65 trẻ <= 15 tuổi được chẩn đoán lao phổi, điều trị tại Khoa nhi Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trung ương từ tháng 01/2007 đến tháng 9/2008.
2.1.1.    Tiêu chuẩn xác định chẩn đoán lao phổi trẻ em
Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của TCYTTG, Hiệp hội bài lao quốc tế, và CTCLQG (2005) [1][8] : Chẩn đoán xác định khi có một trong ba tiêu chuẩn:
–    Có tối thiểu 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
–    Một tiêu bản đờm AFB (+) và có tổn thương nghi lao trên Xquang phổi.
–    Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy có vi khuẩn lao
* Khi soi kính trực tiếp không có vi khuẩn trong đờm hoặc không lấy được đờm:
Chẩn đoán xác định khi có hai tiêu chuẩn:
– Trẻ có triệu chứng lâm sàng, có tổn thương nghi lao trên Xquang phổi kèm theo một trong hai tiêu chuẩn sau:
+ Xét nghiệm dịch rửa dạ dày hoặc dịch rửa phế quản phế nang tìm thấy AFB hoặc nuôi cấy có vi khuẩn lao hoặc PCR lao dương tính.
+ Có bệnh lao phối hợp ở các cơ quan khác với bằng chứng tìm thấy vi khuẩn lao (nhuộm soi trực tiếp, PCR, nuôi cấy) từ các tổ chức hạch, ổ áp xe lạnh, dịch não tuỷ, dịch màng phổi, dịch màng bụng…) hoặc có kết quả mô bệnh học tổn thương lao ở hạch, tổ chức phổi sau phẫu thuật, áp xe lạnh.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment