Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả ban đầũ điểu trị phẫu thuật ung thư buồng trứng
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III được điều trị tại Bênh Viên K từ 2004- 2006.
74 bênh nhân ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III được thu thập các thông tin về đặc điểm lâm sàng, CA 125, mô bênh học, kết quả điều trị phẫu thuật tối ưu hay không tối ưu.
Kết quả: Tuổi mắc bênh trung bình là 52.8 tuổi; các triệu chứng khiến cho bênh nhân tới viên thường không đặc hiêu, thời gian từ khi phát bênh đến lúc tới viên trung bình là 1.87 tháng; hàm lượng CA 125 tăng ở tất cả các bênh nhân, giá trị trung bình là 426.5 u/ml, 59.5 % Có hàm lượng CA 125 từ 400 u/ml trở lên; thể mô bênh học hay gặp nhất là loại thanh dịch, 35.1%.
Có 44 bênh nhân được phẫu thuật tối ưu chiếm 59.5%; tổn thương tồn dư sau phẫu thuật có kích thước lớn nhất >=1cm còn lại chỉ ở vùng tiểu khung là 26.7%; chỉ ở ngoài tiểu khung là 13.3%; còn lại ở cả hai nơi là 60% trong tổng số bênh nhân được phẫu thuật không tối ưu.
Kết luận: Thời gian phát bênh ngắn, triêu chứng không đặc hiêu là đặc điểm lâm sàng đặc trưng của bênh; xét nghiêm CA125 có giá trị trong chẩn đoán bênh.
Kết quả điều trị đạt được tối ưu hay không phụ thuộc vào mức độ lan tràn của tổn thương tại u nguyên phát cũng như tại ổ phúc mạc ngoài tiểu khung.
I-ĐẶT VẤN ĐỂ
Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phụ khoa hay gặp ở phụ nữ Viêt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới. Tại Mỹ ung thư buồng trứng đứng hàng thứ năm và là nguyên nhân của 53% tổng số tử vong do ung thư phụ khoa gây nên, hàng năm có khoảng 23.100 ca mới mắc và khoảng 14.000 trường hợp chết vì bênh này.[8] Tại Viêt Nam,trong năm 1996, ung thư biểu mô buồng trứng có tỷ lê mắc là 5/100.000 phụ nữ và tại thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/ 100.000 phụ nữ. Dựa theo ghi nhận ung thư tại một số địa phương trong những năm gần đây, người ta ước tính tỷ lê mắc ung thư buồng trứng tại Viêt Nam năm 2000 là 4,4/ 100.000 phụ nữ.[1] Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng đặc biêt trong điều trị, đối với ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn muộn, phẫu thuật công phá u được áp dụng nhằm làm giảm thể tích khối u, tạo điều kiên cho hoá trị bổ trợ phát huy tác dụng. [2] Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng tại Viêt Nam kết quả điều trị còn nhiều hạn chế do bênh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, nhiều nguyên nhân như thể trạng, điều kiên kinh tế làm cho số bênh nhân được điều trị theo đúng phác đồ không nhiều, mặt khác, một tỷ lê khá lớn bênh nhân được phẫu thuật tại các tuyến y tế địa phương không triêt để mà đây có thể là thời điểm phẫu thuật có hiêu quả cao nhất.
Trên thế giới đẵ có những nghiên cứu đưa ra được một số yếu tố có liên quan đến kết quả điều trị trong đó xác định thể tích u tồn dư sau mổ có ý nghĩa rất quan trọng, thời gian sống thêm trung bình là 36 tháng đối với những bênh nhân được phẫu thuật tối ưu( kích thước u còn lại< 1cm) và chỉ còn là 17 tháng ở những bênh nhân được phẫu thuật không tối ưu. [6]
Tại Viêt Nam đẵ có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị UTBT, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít tác giả đi sâu vào phân tích kết quả điều trị UTBMBT. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tái này nhằm mục tiêu:
1- Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III
2- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III
2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1- Đối tương:
• Các bênh nhân UTBMBT nguyên phát giai đoạn III, điều trị tại Bênh Viên K từ 2004- 2006, có chẩn đoán mô bênh học, không có các bênh khác kèm theo.
• Loại khỏi đề tài những bênh nhân đẵ được điều trị ở tuyến trước, mắc các bênh kèm theo có nguy cơ tử vong gần, thể trạng chung yếu, UTBMBT thứ phát, UTBMBT nguyên phát giai đoạn I, II, IV.
2.2- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.
• Bênh nhân được thăm khám lâm sàng, ghi nhận các triệu chứng cơ năng, thực thể, thời gian xuất hiên bênh, đo hàm lượng CA 125 trước và sau mổ, xét nghiêm mô bênh học.
• Ghi nhận kết quả điều trị phẫu thuật: Tối ưu hay không tối ưu
Cách thức tiến hành:
• Bênh nhân được thăm khám trước mổ, ghi nhận những thông tin về đặc điểm lâm sàng như: lý do
vào viên, thời gian xuất hiên triêu chứng đầu tiên, những triêu chứng cơ năng như cổ chướng, tự sờ thấy u, đau hạ vị, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyêt, rối loạn đại tiểu tiên…
• Các xét nghiêm về chẩn đoán hình ảnh đánh giá trước mổ tình trạng lan tràn của bênh: có u hay
không có u, có cổ chướng hay không có cổ chướng, có hình ảnh lan tràn ổ bụng hay không.
• Các bênh nhân này được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ, hai phần phụ, mạc nối lớn, công phá u tối
đa. Phẫu thuật được cho là tối ưu khi tổn thương còn lại sau mổ có kích thước lớn nhất nhỏ hơn 1 cm, không tối ưu khi tổn thương còn lại lớn hơn 1 cm. Ngoài ra còn ghi nhận vị trí còn lại của những tổn thương có kích thước lớn hơn hoặc bằng 1 cm, ở tại vùng tiểu khung hay ngoài vùng tiểu khung. Kích thước u nguyên phát và tình trạnglàn tràn ổ phúc mạc, vị trí, kích thước các nhân di căn ổ phuc mạc, tình trạng dịch ổ bụng cũng được ghi nhận một cách tỷ mỷ để sơ bộ xác định được giai đoạn bênh.
• Toàn bộ bênh phẩm được làm xét nghiêm mô bênh học nhằm có được chẩn đoán mô bênh học
cũng như kết hợp với tổn thương ghi nhận được trong mổ để có được một chẩn đoán giai đoạn bênh
• Làm lại xét nghiêm CA 125 trước điều trị hoá chất
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích