Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (10/2007 – 5/2009)
Dịch tả là bệnh nhiễm trùng cấp tính, không xâm lấn ruột non ở người chủ yếu do Vibrio cholerae nhóm huyết thanh O1 hoặc O139 gây ra. Bệnh có thể lây thành dịch và đại dịch khắp thế giới. Biểu hiện lâm sàng thường là tiêu chảy ồ ạt dẫn đến mất nước nhanh chóng, sốc giảm thể tích, toan chuyển hóa nặng, suy thận, rối loạn nước điện giải và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời [5]. Bệnh lây truyền do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh khởi phát đầu tiên từ Ân Độ và Bangladesh, nhưng trong vòng hai thế kỷ qua bệnh tả đã lan truyền mạnh mẽ trên khắp thế giới. Cho đến năm 1991, khi bệnh lan tới Châu Mỹ La tinh thì hầu như tất cả các quốc gia đang phát triển đã bị đe dọa bởi nạn dịch này. Số bệnh nhân tử vong trong những vụ dịch này cũng gây ra những nổi kinh hoàng không kém những đại dịch khác trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu toàn cầu được cho là góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh tả ở một số vùng. Chỉ riêng trong năm 2001 đã có 41 vụ dịch tả xảy ra ở 28 quốc gia trên thế giới, năm 2007 có 53 quốc gia có dịch.
Ở Việt Nam, dịch tả được ghi nhận từ thế kỷ 19, cho đến nửa đầu thế kỷ 20, dịch tả hoành hành chủ yếu với chủng V. cholerae cổ điển type huyết thanh Inaba với hàng vạn người mắc bệnh trong mỗi vụ dịch lớn [1]. Sau đó bệnh diễn biến dưới dạng dịch lẻ tẻ, dịch nhỏ, đôi lúc có bùng phát thành dịch lớn ở cả ba miền. Từ cuối năm 2007 dịch tả tái xuất hiện ở Việt Nam, với 14 tỉnh thành có bệnh nhân bị mắc bệnh tả là Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Tiếp theo đó, đợt dịch tả thứ hai xảy ra từ tháng 3 đến 20/4/2008. Phần lớn các ca bệnh đều ở Hà Nội. Vụ dịch này đã gây sự quan tâm rất lớn của mọi người, mọi cấp ở khắp mọi miền của đất nước do diễn biến bất thường, lại xảy ra vào mùa đông. Tác nhân gây bệnh được xác định là chủng Vibrio cholerae nhóm O1, type huyết thanh Ogawa, type sinh học là Eltor, có gen độc tố CtxA.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về bệnh dịch tả trên thế giới và ở trong nước, nhưng những nghiên cứu trên lâm sàng về bệnh tả nặng có biến chứng ở trong nước là tương đối ít so với các nghiên cứu về phát triển vắc xin và dịch tễ của bệnh. Để tìm hiểu sâu hơn về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh tả có biến chứng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1 – Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong vụ dịch từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2009.
2 – Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, năm 2007 – 2009.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ 3
1.2. TÌNH HÌNH DỊCH TẢ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 5
1.2.1. Dịch tả trên thế giới 5
1.2.2. Dịch tả ở Việt Nam 7
1.3. DỊCH TỄ HỌC 8
1.3.1. Tác nhân gây bệnh 8
1.3.2. Nguồn bệnh 13
1.3.3. Cách lây truyền 13
1.3.4. Các yếu tố nguy cơ 14
1.3.5. Mùa 15
1.4. SINH BỆNH HỌC 15
1.5. LÂM SÀNG 17
1.5.1. Thời kỳ ủ bệnh 17
1.5.2. Thời kỳ khởi phát 17
1.5.3. Thời kỳ toàn phát 17
1.6. CHẨN ĐOÁN 19
1.6.1. Định nghĩa ca bệnh tả của WHO và Bộ y tế Việt Nam là: 19
1.6.2. Chẩn đoán bệnh tả sớm cần dựa vào: 19
1.6.3. Chẩn đoán xác định 19
1.6.4. Chẩn đoán phân biệt 20
1.7. ĐIỀU TRỊ 21
1.7.1. Nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh tả 21
1.7.2. Điều trị cụ thể 21
1.7.3. Tiêu chuẩn ra viện 26
1.8. PHÒNG BỆNH 27
1.8.1. Các biện pháp khi có dịch 27
1.8.2. Các biện pháp dự phòng chung 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 29
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.3.2. Phương pháp tiến hành 29
2.3.3. Các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân 30
2.3.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng 31
2.3.5. Các biến số nghiên cứu 32
2.3.6. Xử lý số liệu 33
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 35
3.1.1. Phân bố về tuổi mắc bệnh 35
3.1.2. Giới mắc bệnh 36
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 36
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo địa dư 37
3.1.5. Các thức ăn nghi ngờ gây bệnh 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 39
3.2.1. Thời gian từ khi khởi phát đến khi vào viện 39
3.2.2. Bệnh cảnh lâm sàng lúc nhập viện 39
3.2.3. Đánh giá mức độ mất nước của bệnh nhân 40
3.2.4. Tỷ lệ bệnh nhân có các biến chứng 40
3.2.5. Đặc điểm huyết áp bệnh nhân khi nhập viện 41
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG 42
3.3.1. Xét nghiệm cận lâm sàng 42
3.2.2. Số ngày điều trị của bệnh nhân tả 43
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC BIẾN CHỨNG 43
3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sốc của bệnh nhân 43
3.4.2. Ảnh hưởng của các biến chứng đến số ngày điều trị 47
3.4.3. Ảnh hưởng của các biến chứng đến số ngày hết vi khuẩn trong phân. 48
3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 49
3.5.1 Truyền dịch 49
3.5.2. Các biện pháp xử trí biến chứng suy thận 50
3.5.3. Các biện pháp xử trí toan hóa máu 50
3.5.4. Xử trí hạ kali máu 51
3.5.5. Xử trí tình trạng quá tải dịch gây phù phổi cấp 51
Chương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Nhận xét chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu 52
4.2. Các yếu tố phơi nhiễm gây bệnh 53
4.3. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 55
4.3.1. Thời gian khởi phát đến khi vào viện 55
4.3.2. Triệu chứng lâm sàng 55
4.3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có các biến chứng 56
4.3.4. Về xét nghiệm huyết học 58
4.3.5. Về xét nghiệm sinh hóa 58
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng 59
4.5. Về phương pháp điều trị 62
4.5.1. Liệu pháp bù dịch đường uống 62
4.5.2. Liệu pháp truyền dịch 64
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích