Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính tái phát, di căn tại bệnh viện K

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính tái phát, di căn tại bệnh viện K

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính tái phát, di căn tại bệnh viện K. Ung thư vú (UTV) là loại ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, khoảng 1,677 triệu trường hợp mới được chẩn đoán theo GLOBOCAN năm 2012, chiếm 25,1% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ (521.907 trường hợp) và đứng hàng thứ 5 trong tất cả các loại ung thư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020 cho thấy UTV là bệnh có tỷ lệ mới mắc cao nhất trong các ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ mới mắc ung thư vú năm 2010 là 28,1/100.000 dân, với số ca mới mắc là 12.533 [1],[2].
Tỷ lệ mắc UTV có xu hướng tăng trong những năm gần đây tuy nhiên thời gian sống, chất lượng cuộc sống và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân UTV ngày càng được cải thiện nhờ các tiến bộ trong phòng bệnh, sàng lọc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị. Những hiểu biết về sinh học đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt là điều trị hệ thống [3],[4]. Điều trị UTV là sự phối hợp điển hình giữa các phương pháp điều trị ung thư bao gồm: phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật và xạ trị kết hợp với các phương pháp điều trị toàn thân bằng hóa chất, nội tiết và kháng thể đơn dòng [3],[5].


Theo phân loại mới dựa vào đặc điểm sinh học khối u, UTV được phân loại thành 4 nhóm, trong đó qua các nghiên cứu về hóa mô miễn dịch cho thấy khoảng 70% bệnh nhân phát hiện ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính và được chỉ định điều trị bổ trợ bằng liệu pháp nội tiết. Điều trị bổ trợ bằng nội tiết giúp cải thiện rõ rệt về thời gian sống thêm không tái phát và thời gian sống thêm toàn bộ [6],[7],[8],[9].
2
Trong UTV nguyên phát, điều trị bổ trợ nội tiết ở những bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính kết quả đáp ứng là 60 – 80%. Tuy nhiên vẫn có khoảng 20% trường hợp ung thư vú xuất hiện tái phát hay di căn xa trong nhóm thụ thể nội tiết dương tính có điều trị bổ trợ bằng tamoxifen [10],[11], [12]. Tái phát, di căn là đặc tính quan trọng của ung thư, tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố của bệnh. Tái phát, di căn ở BN UTV có điều trị nội tiết bổ trợ có thể xảy ra ngay trong thời gian điều trị hoặc sau khi kết thúc 5 năm. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có thụ thể nội tiết khác nhau có sự khác nhau về vị trí di căn [5]. Cho đến nay thì việc điều trị ung thư vú tái phát, di căn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích chính của việc điều trị ở giai đoạn này là kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ triệu chứng. Sự lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc trên cơ sở tính chất phát triển nhanh hay chậm của bệnh, vị trí di căn, đặc tính sinh học của khối u và thể trạng của bệnh nhân. Mặc dù đã có những nghiên cứu về kết quả điều trị của UTV ở các giai đoạn khác nhau với các yếu tố tiên lượng khác nhau. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về đặc trưng của tái phát và di căn ở bệnh nhân UTV có thụ thể nội tiết dương tính sau khi có điều trị nội tiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư vú có
thụ thể nội tiết dương tính tái phát, di căn tại bệnh viện K.
2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân được nghiên cứu

 MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………… 3
1.1 Dịch tễ học ung thư vú…………………………………………………………………. 3
1.2. Chẩn đoán ung thư vú …………………………………………………………………. 4
1.2.1. Chẩn đoán xác định………………………………………………………………. 4
1.2.2. Chẩn đoán TNM và nhóm giai đoạn……………………………………….. 5
1.2.3. Chẩn đoán mô bệnh học và hóa mô miễn dịch…………………………. 9
1.3 Điều trị ung thư vú …………………………………………………………………….. 14
1.3.1. Phẫu thuật………………………………………………………………………….. 14
1.3.2. Xạ trị ………………………………………………………………………………… 14
1.3.3. Điều trị toàn thân………………………………………………………………… 14
1.4. Các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng tới tái phát, di căn……………………… 15
1.4.1. Tuổi ………………………………………………………………………………….. 15
1.4.2. Kích thước khối u nguyên phát…………………………………………….. 15
1.4.3. Tình trạng hạch nách…………………………………………………………… 15
1.4.4. Mô bệnh học………………………………………………………………………. 16
1.4.5. Độ mô học…………………………………………………………………………. 16
1.4.6. Thụ thể nội tiết …………………………………………………………………… 16
1.4.7. Tình trạng HER2………………………………………………………………… 16
1.5. Ung thư vú tái phát, di căn…………………………………………………………. 17
1.5.1. Chẩn đoán ung thư vú tái phát, di căn……………………………………. 17
1.5.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………… 17
1.5.3. Cận lâm sàng……………………………………………………………………… 19
1.5.4. Điều trị ung thư vú tái phát, di căn ……………………………………….. 20
1.5.5. Điều trị UTV di căn theo vị trí……………………………………………… 22
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 23
2.1.Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………… 23
2.2.Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………. 24
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ………………………………………………………….. 24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………….. 24
2.2.4. Các thông tin cần thu thập……………………………………………………. 25
2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………. 27
2.3.Phân tích và xử lý số liệu……………………………………………………………. 27
2.4.Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 28
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 30
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ………. 30
3.1.1. Tuổi ………………………………………………………………………………….. 30
3.1.2. Vị trí u ………………………………………………………………………………. 31
3.1.3. Giai đoạn bệnh theo TNM ở thời điểm ban đầu ……………………… 31
3.1.4. Tình trạng di căn hạch nách sau mổ………………………………………. 32
3.1.5. Đặc điểm loại mô bệnh học, độ mô học…………………………………. 32
3.1.6. Đặc điểm yếu tố phát triển biểu mô HER2…………………………….. 33
3.1.7. Phương pháp điều trị ban đầu ………………………………………………. 34
3.1.8. Thời gian dùng tamoxifen cho đến khi tái phát, di căn ……………. 34
3.1.9. Thời gian xuất hiện tái phát, di căn……………………………………….. 35
3.1.10. Triệu chứng cơ năng khi tái phát di căn……………………………….. 36
3.1.11. Vị trí tái phát, di căn………………………………………………………….. 37
3.1.12. CA15-3 tại thời điểm tái phát, di căn…………………………………… 38
3.1.13. Đặc điểm tái phát tại chỗ, tại vùng ……………………………………… 38
3.1.14. Đặc điểm di căn xương ……………………………………………………… 39
3.1.15. Đặc điểm di căn phổi ………………………………………………………… 40
3.1.16. Đặc điểm di căn gan………………………………………………………….. 41
3.2. Mối liên quan một số yếu tố với thời gian tái phát, di căn ……………… 42
3.2.1. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh với thời gian tái phát di căn .. 42
3.2.2. Mối liên quan giữa di căn hạch nách sau mổ với thời gian tái phát,
di căn………………………………………………………………………………… 42
3.2.3. Mối liên quan giữa độ mô học, mô bệnh học với thời gian tái phát,
di căn………………………………………………………………………………… 43
3.2.4. Mối liên quan giữa yếu tố sinh học với thời gian tái phát, di căn 43
3.2.5. Mối liên quan giữa điều trị hóa chất bổ trợ với thời gian tái phát,
di căn………………………………………………………………………………… 44
3.2.6. Mối liên quan kích thước u với tái phát di căn ……………………….. 44
3.3. Sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) và sống thêm toàn bộ (OS)… 45
3.3.1. Các phương pháp điều trị sau khi tái phát, di căn……………………. 45
3.3.2. Sống thêm bệnh không tiến triển ………………………………………….. 45
3.3.3. Sống thêm toàn bộ………………………………………………………………. 46
3.3.4. Liên quan giữa sống thêm với một số yếu tố………………………….. 46
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 52
4.1.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………. 52
4.1.1. Tuổi mắc bệnh……………………………………………………………………. 52
4.1.2. Đặc điểm di căn hạch nách sau mổ……………………………………….. 53
4.1.3. Giai đoạn ban đầu ………………………………………………………………. 53
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học và độ mô học……………………………………. 54
4.1.5. Yếu tố phát triển biểu mô HER2 ………………………………………….. 55
4.1.6. Thời gian xuất hiện tái phát, di căn ………………………………………. 55
4.1.7. Vị trí tái phát, di căn …………………………………………………………… 56
4.1.8. Triệu chứng lâm sàng khi tái phát, di căn………………………………. 57
4.1.9. Đặc điểm CA15-3 khi tái phát, di căn …………………………………… 58
4.2. Một số yếu tố liên quan với tái phát, di căn………………………………….. 62
4.3. Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan……………………………………….. 66
4.3.1. Các phương pháp điều trị sau tái phát, di căn…………………………. 66
4.3.2. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và thời gian sống thêm
toàn bộ………………………………………………………………………………. 67
4.3.3. Một số yếu tố liên quan với sống thêm………………………………….. 68
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc và chết của ung thư vú tại các khu vực trên thế giới……. 4
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm nhóm tuổi ……………………….. 30
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm mô bệnh học …………………………………………………. 32
Biểu đồ 3.3. Độ mô học…………………………………………………………………… 33
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm thụ thể HER2………………………………………………… 33
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm nồng độ CA15-3 tại thời điểm TPDC ………………. 38
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển……………………… 45
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm toàn bộ …………………………………………. 46
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm theo độ mô học ……………………………… 48
Biểu đồ 3.9. Liên quan giữa sống thêm bệnh không tiến triển và tình trạng
HER2………………………………………………………………………….. 49
Biểu đồ 3.10. Liên quan thời gian sống thêm với số cơ quan TPDC……….. 50
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm liên quan với vị trí di căn………………… 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment