Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hoá-xạ trị gia tốc đổng thời ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn (In-IVB) không mổ được tại Bệnh viện K

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hoá-xạ trị gia tốc đổng thời ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn (In-IVB) không mổ được tại Bệnh viện K

Ung thư hạ họng-thanh quản (UTHH-TQ) là khái niêm dùng để chỉ ung thư (UT) của 2 bô phân của cơ thể, đó là hạ họng và thanh quản. Do cấu trúc giải phẫu cân kề, nên UT từ môt vị trí dễ lan sang vị trí kia, khi ở giai đoạn (GĐ) muôn thì khó có thể phân biêt được rõ ràng là ung thư thanh quản (UTTQ) hay ung thư hạ họng (UTHH), vì mô bênh học của 2 loại UT này là như nhau do vây hiên nay các tác giả đều gọi chung UT khu vực này khi ở GĐ muôn là UTHH-TQ.

Ung thư thanh quản là bênh tương đối phổ biến ở các nước Âu Mỹ. Theo ước tính của Hôi ung thư học lâm sàng Mỹ (ASCO) cho UTTQ và UTHH ở Mỹ vào năm 2010 có 12.720 trường hợp UTTQ mới mắc; 3.600 trường hợp tử vong vì UTTQ và mỗi năm có 2.850 trường hợp mới mắc UTHH [33]. Tại Viêt Nam, loại UT này cũng đứng hàng thứ hai trong các ung thư vùng đầu – cổ (UTĐC) [3], chỉ sau ung thư vòm mũi họng. Trong UT vùng này, chỉ duy nhất tổn thương u xuất phát từ thanh môn là có khả năng phát hiên sớm và vì thế có kết quả điều trị khả quan, UTHH thường diễn biến xấu và có tiên lượng kém nhất trong các UT đường hô hấp tiêu hóa trên.

Bênh thường gặp nhiều ở nam giới, lứa tuổi từ 55 đến 65. Liên quan chặt chẽ với tình trạng hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều rượu. Các tình trạng này tạo nên những thay đổi của lớp niêm mạc biểu mô phủ bề mặt thanh quản và hạ họng [3].

Mô bênh học có tới trên 95% là ung thư biểu mô (Carcinoma), trong đó đa phần là ung thư biểu mô vảy (UTBMV- SCC) với các mức đô biêt hóa khác nhau [79].

Cho đến nay, mặc dù có nhiều tiến bô trong chẩn đoán nhưng do các triêu chứng bênh thường không rõ ràng, tổn thương nằm sâu, khó phát hiên, dễ bỏ sót do khi khám Tai – Mũi – Họng thông thường nên khi được phát hiên bênh thường đã ở giai đoạn (GĐ) muôn, có đến trên 80% bênh nhân (BN) đến ở GĐ III-IV[25].

Theo kinh điển, phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn cho 2 loại UT này, những trường hợp ở GĐ muôn thường phải cắt bỏ toàn bô thanh quản, làm mất chức năng cơ quan, mang lỗ thở suốt đời ảnh hưởng đến chất lượng sống thêm [79]. Đặc biệt khi bênh ở GĐ quá muôn không còn khả năng phẫu thuật được, tiên lượng thường rất xấu. Điều trị GĐ này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng toàn thân của BN. Nếu trước đây chỉ xạ trị mang tính chất giảm nhẹ triêu chứng cho BN thì ngày nay, suốt 30 năm thử nghiêm lâm sàng (TNLS) phối hợp hóa trị với xạ trị trên những BN thể trạng còn tốt, các chỉ số huyết học, gan, thận bình thường đã đạt được kết quả về kiểm soát bênh tại chỗ-vùng, tăng thời gian sống thêm, nhưng kèm theo là tăng tác dụng không mong muốn của điều trị. Hóa xạ trị đổng thời (với thuốc cơ bản là Cisplatin) đã được coi như điều trị chuẩn thay thế cho xạ trị đơn thuần trong những ung thư đầu cổ (UTĐC) GĐ không còn mổ được [79]. Tuy nhiên, các tác giả đều có khuyến cáo cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phác đổ phù hợp.

Ở Viêt Nam, từ năm 2005, Bênh viên K đã áp dụng phương pháp hóa-xạ đổng thời để điều trị cho các bênh nhân ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn muôn không mổ được. Do vậy, chúng tôi thực hiên đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hoá-xạ trị gia tốc đổng thời ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn (In-IVB) không mổ được tại Bệnh viện K ” với 2 mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn muộn không mổ được (GĐ III – IVB)

2. Đánh giá hiệu quả và các tác dụng không mong muốn của hóa trị (Cisplatin) và xạ trị gia tốc đổng thời trên các bệnh nhân đó tại Bệnh viện K từ 2005 – 2008.

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các từ viết tắt iv

Danh mục các hình ảnh, biểu đổ vi

Danh mục các bảng vii

Đặt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan 3

1.1 Sơ lược lịch sử điều trị ung thư hạ họng, thanh quản 3

1.2 Tình hình điều trị trong nước 5

1.3. Giải phẫu thanh quản, hạ họng 6

1.3.1. Thanh quản 6

1.3.2. Hạ họng 8

1.3.3. Hê bạch huyết 10

1.4. Dịch tễ học và nguyên nhân của ung thư hạ họng-thanh quản 13

1.4.1. Ung thư thanh quản 13

1.4.2. Ung thư hạ họng 15

1.5. Dạng lan tràn của bênh ở giai đoạn muôn (III-IV) 16

1.5.1. Ung thư thanh quản 16

1.5.1.1. Lan tràn tại chỗ 16

1.5.1.2. Lan tràn của hê hạch 17

1.5.2. Ung thư hạ họng 18

1.5.2.1. Lan tràn tại chỗ 18

1.5.2.2. Bênh tại vùng 18

1.5.2.3. Di căn xa 19

1.6. Chẩn đoán ung thư hạ họng-thanh quản giai đoạn

không mổ được 19

1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 19 

1.6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 21

1.6.3. Phân loại giai đoạn 25

1.7. Điều trị ung thư hạ họng – thanh quản giai đoạn

không mổ được 28

1.7.1. Phương pháp xạ trị 30

1.7.2. Phương pháp hóa trị 31

1.7.3. Phương pháp hóa xạ trị 33

1.7.4. Xu hướng điều trị hiên nay 36

Chương 2. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bênh nhân 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 41

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41

2.2.2. Phương tiên nghiên cứu 41

2.2.3. Nôi dung nghiên cứu 43

2.2.4. Phương thức nghiên cứu 44

2.2.5. Đánh giá kết quả và thu thập các thông tin 50

2.3. Xử lí số liêu 56

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 57

3.1. Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 57

3.1.1. Tuổi 57

3.1.2. Giới 57

3.1.3. Thói quen sinh hoạt 58

3.1.4. Lí do vào viên 58

3.1.5. Các phương pháp điều trị ban đầu 59 

3.2. Các đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng 60

3.2.1. Các đặc điểm lâm sàng 60

3.2.2. Các đặc điểm cân lâm sàng 64

3.3. Kết quả điều trị 66

3.3.1. Chấp hành điều trị của bênh nhân nghiên cứu 66

3.3.2. Liều tia và đường đổng liều 67

3.3.3. Đánh giá đôc tính của phác đổ 69

3.3.4. Đáp ứng sau điều trị 71

3.3.5. Khảo sát môt số yếu tố liên quan đến

đáp ứng điều trị 73

3.3.6. Kết quả sống thêm sau theo dõi 74

3.3.7. Kiểm soát tại chỗ – vùng 75

3.3.8. Liên quan của kết quả sống thêm đến môt số yếu tố 76

3.3.9. Theo dõi kiểm soát bênh 80

Chương 4. Bàn luận 82

Kết luận 119

Kiến nghị 121

Tài liêu tham khảo

Phụ lục 1. Tiêu chuẩn đánh giá đôc tính của thuốc lên hê tạo huyết và chức năng gan thân Phụ lục 2. Tiêu chuẩn đánh giá đô ảnh hưởng của xạ trị Phụ lục 3. Mẫu BA HH-TQ điều trị hoá xạ trị gia tốc đổng thời Phụ lục 4. Thư tìm hiểu kết quả sau điều trị Phụ lục 5. Máy gia tốc Phụ lục 6. Thuốc hoá chất CISPLATIN 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment