Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K

Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 3 ở nam, thứ 2 ở nữ, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trong các bệnh ung thư [1]. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1.361.000 bệnh nhân mới mắc và 694.000 bệnh nhân tử vong do bệnh UTĐTT. Bệnh UTĐTT phần lớn xảy ra ở các nước phát triển, chiếm 60% các trường hợp [1],[2],[3],[4].

Ở Việt Nam, theo số liệu công bố của tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan 2012 – IARC), mỗi năm có khoảng 8.768 bệnh nhân mới mắc và 4.131 bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này. Tỉ lệ mắc và tử vong do UTĐTT đứng vị trí thứ 4 ở nam, sau ung thư gan, phổi, và dạ dày; đứng vị trí thứ 6 ở nữ sau ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và ung thư cổ tử cung [2],[5],[6].
Tiên lượng của UTĐTT ngày càng tốt hơn nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị. Đối với giai đoạn sớm, phẫu thuật là phương pháp chính giúp điều trị triệt căn bệnh UTĐTT. Các phương pháp điều trị bổ trợ cho giai đoạn sớm bao gồm hoá trị và xạ trị giúp cải thiện thời gian sống thêm ở nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên, trên thực tế có khoảng 60% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi đó, các phương pháp điều trị thường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống thêm. Điều trị toàn thân bao gồm hoá trị và điều trị đích là phương pháp chủ đạo trong điều trị UTĐTT giai đoạn muộn, tái phát, di căn. Các thuốc điều trị đích đã được áp dụng như cetuximab, panitumumab đối với bệnh nhân không có đột biến gen KRAS, các thuốc nhắm đích thụ thể của yếu tố tăng sinh mạch như bevacizumab, aflibercept và regorafenib cũng đã được áp dụng cho điều trị UTĐTT giai đoạn muộn [7],[8],[9],[10],[11],[12].


Khoảng 80% UTĐTT có biểu hiện quá mức protein EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor), yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tăng sinh tế bào. Mặc dù vậy, trên thực tế lâm sàng, có trường hợp bệnh nhân UTĐTT có biểu hiện quá mức EGFR nhưng không đáp ứng với kháng thể chống EGFR (cetuximab, panitumumab). Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về các đột biến gen KRAS (Kirsten rat sarcoma 2 viral oncologen homolog) và dự báo tình trạng kháng thuốc có liên quan đến đột biến tại exon 2 ở vị trí codon 12 và 13  [7],[11],[13],[14],[15]. 
Đối với UTĐTT, trên thế giới, theo các nghiên cứu khác nhau của Wembin Li và CS, Feng Q và CS, kết quả cho thấy tình trạng đột biến gen KRAS hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đại tràng phải nhiều hơn đại tràng trái [16],[17]. Tại Việt Nam, hiện nay vẫn còn ít tác giả quan tâm tới tình trạng đột biến gen KRAS, cũng như mối liên quan của nó với các đặc điểm bệnh học UTĐTT. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K” nhằm 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư đại trực tràng.
2. Đánh giá tình trạng đột biến gen KRAS và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh học ung thư đại trực tràng. 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN3
1.1. DỊCH TỄ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG3
1.1.1. Tình hình mắc bệnh ung thư đại trực tràng3
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng3
1.2. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG5
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng5
1.2.2. Cận lâm sàng7
1.2.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng17
1.3. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG18
1.3.1. Điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng19
1.3.2. Xạ trị trong ung thư đại trực tràng20
1.3.3. Điều trị nội khoa ung thư đại trực tràng21
1.4. GEN KRAS VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG24
1.4.1. Đặc điểm sinh học phân tử24
1.4.2. Các kỹ thuật xác định đột biến gen KRAS31
1.4.3. Tình hình nghiên cứu gen KRAS trong nước và trên thế giới36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU42
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân42
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ42
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU42
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.42
2.2.2. Cỡ mẫu42
2.2.3. Thu thập thông tin43
2.2.4. Nội dung nghiên cứu44
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU56
2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ59
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG59
3.1.1. Tuổi và giới59
3.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện60
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng61
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng62
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN KRAS VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC71
3.2.1. Tình trạng đột biến gen KRAS71
3.2.2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và giới73
3.2.3. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và tuổi74
3.2.4. Mối liên quan giữa gen KRAS với vị trí u75
3.2.5. Mối liên quan giữa đột biến KRAS và kích thước khối u78
3.2.6. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và độ ác tính81
3.2.7. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và nồng độ CEA82
3.2.8. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và thời gian diễn biến bệnh83
3.2.9. Mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen KRAS và giai đoạn bệnh84
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN87
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG87
4.1.1. Tuổi và giới87
4.1.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện90
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng91
4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng93
4.1.5. Đặc điểm giai đoạn bệnh105
4.2. TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾT GEN KRAS, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN GEN KRAS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ106
4.2.1. Bàn luận về vai trò gen KRAS trong ung thư đại trực tràng106
4.2.2. Tình trạng đột biến gen KRAS108
4.2.3. Mối liên quan giữa tình trạng đột biến KRAS và giới109
4.2.4. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS với tuổi111
4.2.5. Mối liên quan giữa KRAS và vị trí khối u112
4.2.6. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và độ ác tính khối u116
4.2.7. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS và nồng độ CEA118
4.2.8. Mối liên quan giữa đột biến KRAS và giai đoạn bệnh119
KẾT LUẬN124
KIẾN NGHỊ126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment