Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội

Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội.Từ lâu, tai biến mạch máu não luôn là vấn đề được giới y học hết sức quan tâm, do tỷ lệ thường gặp và tính chất nặng nề của loại bệnh này. Theo thống kê của nhiếu nước trên thế giới, TBMN là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau ung thư và các bệnh tim mạch, đứng thứ nhất trong các bệnh thần kinh Tỷ lệ tai biến mạch máu não ngày càng tăng là vấn đề thách thức đối với y học đầu thế kỷ XXI. Đến nay, sự hiểu biết về TBMN ngày càng rõ ràng hơn về sự phát triển của các phương tiện chuẩn đoán hiện đại cho phép nhìn sâu vào cấu trúc bên trong của cơ thể và điều trị có nhiều tiến bộ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế sinh bệnh học.

Xuất huyết não là một thể lâm sàng của tai biến mạch máu não,chiếm 15% và là một trong những bệnh lý cấp cứu nội khoa có nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Bệnh gây chảy máu vào nhu mô não, khoang màng não. Tùy từng vị trí, đặc điểm, kích thước của khối máu tụ mà trên lâm sàng bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Do vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi phục chức năng thần kinh sau khi bệnh nhân qua khỏi cấp cứu.
Xuất huyết não có nhiều nguyên nhân. Theo y văn kinh điển, xuất huyết não ở người trung niên trở lên thường do tăng huyết áp,còn ở người trẻ tuổi thường do dị dạng mạch. Xuất huyết não chiếm khoảng 20% trong các tai biến mạch máu não
Theo báo cáo của BONITA, tỷ lệ tử vong do chảy máu màng não chiếm từ 10 đến 12% tổng số tử vong nói chung ở các nước công nghiệp hóa [1].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995) [2] dựa trên điều tra 1.667933 người ở miền Bắc cho thấy tỷ lệ toàn bộ ước tính là 115,92/100.000 người, tỷ lệ mới phát hiện hằng năm là 28,25/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 161/100.000 người, thường gặp là tuổi trung niên và tuổi già [3].
TBMN nói chung và xuất huyết não nói riêng không những để lại cho người bệnh những di chứng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, lao động mà còn là gánh nặng về kinh tế, tinh thần trong gia đìnhvà xã hội trong việc điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người bệnh.
Chi phí cho việc điều trị và chăm sóc phục hồi cho TBMN được coi là tốn kém nhất, ước tính ở Hoa Kỳ mỗi năm cần tới 30 tỷ đô la Mỹ, nếu tính cả chi phí cho bệnh nhân sa sút trí tuệ sau đó phải mất 50 tỷ đô la Mỹ/ năm [4].
Ngày nay, việc áp dụng ngày càng rộng rãi những phương pháp thăm dò mạch máu không can thiệp như siêu âm Doppler mạch máu trong và ngoài sọ, chụp CLVT mạch máu đa dẫy, chụp cộng hưởng từ mạch với độ nhạy, độ an toàn cao, cho phép chuẩn đoán khá chính xác những tổn thương mạch máu não [4],[5],[6].
Hơn nữa,việc chuẩn đoán sớm và có chiến lược điều trị đúng đắn đóng vai trò quan trọng trong dự phòng tái phát tai biến mạch máu não.
Với mong muốn tìm hiểu đặc điểm bệnh lý tai biến mạch máu não,tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội
Nhằm hai mục tiêu sau:
1.    Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân xuất huyết não.
2.    Nhận xét một số đặc điểm hình ảnh học (cắt lớp vi tính sọ não và cộng hưởng từ sọ não) trên bệnh nhân bị xuất huyết não. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội
1    Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, tr 76 – 137
2    Nguyễn Văn Đăng (1995),Góp phần nghiên cứu dịch tễ học tai biến mạch máu não trong cộng đồng và trong các bệnh viện 1991 -1994, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai
3    Nguyễn Văn Đăng (1992), Một số nhận xét kết quả chụp CLVT trong xuất huyết nội sọ, Nội san Tâm thần- Thần kinh- Phẫu thuật thần kinh, Hà Nội, 4, tr 101-106
4    Oh K.J, Seward B.J (1994),The echo – manual, Rochester, Minnesota, pp 51 – 61
5    Thomas Hatsukami S. MD (1997), Carotid plaque Morphology and Clinical Event, Stroke, 28, pp 95 – 100
6    Louve. P (1993), Manuel d’ultrasonologie de l’adulte, Masson, pp 340¬346
7    Ngô Xuân Sinh cùng cộng sự (1996), Một vài nhận xét chụp cắt lớp vi tính tai biến mạch máu não tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị, Tạp chí Y học Việt Nam ,9, tr 79 -80
8    Grass P. Giroud M. Dumas R. (1993), Memorragies intrapaenchymateuses, Accidents vasculaires cerebraux, pp 485-489.
9    Trần Đức Thọ,Vũ Thị Ngọc Liên, Hoàng Kỷ (2000), Đối chiếu hình ảnh lâm sàng với hình ảnh chụp CLVT ở người có tuổi,Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai,2, tr 193 – 203.
10    Amery AKP.Beaglehole R.Boedhi D. Armofo R (1995),Epidemiologie et Prevention des maladies Cardio-vasculaires chez les personnes agree, Rapport dun Groupe detsude de L’OMS, Geneve.
11    Jorgensen HS. Nakayama H. (1996), Factors delaying hospital admission in acute stroke, The Copenhagen stroke study, Neurology, 47(2), pp 383-7.
12    Hồ Hữu Lương (1998): Tai biến mạch máu não, lâm sàng thần kinh, 3, NXB Y học, tr 71 – 84, tr 115 – 138
13    Barker WH, Mullooly JP (1997): Stroke in a defined elderly population 1967-1985, a less lethal and disabling but no less common disease, Stroke (28), pp 284-290.
14    Rousseaux et al (1995), Cerebral Blood Flow in Lateral Medullary Infacts, Stroke, 26, 1404-1408.
15    Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại Quốc tế Bệnh tật Việt – Anh lần thứ 10 (ICD-X), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 374-379.
16    Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học,tr 11-12
17    Qureshi A.I, Tuhrim S, et al (2001),Spontaneous intracerebral hemorrhage,N.Engl. J. Med, 344 (19), 1450 – 1460
18    Lâm Văn Chế (2001), Dịch tễ học tai biến mạch não, Bộ môn thần kinh, Bài giảng thần kinh (dành cho cao hoc, chuyên khoa I, nội trú), Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội
19    Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não, Hướng dân chan đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, 19-20.
20    Bogousslavsky J, Van Melle G (1990), Alcohol consumption and carotid atherosclerosis in the Lausanne Stroke Registry, Stroke(21), pp 715-720
21    Norris JW, Zhu CZ, Bornstein NM (1991), Vascular risks and asymptomatic carotid stenosis,Stroke(22), pp 1485-1490
22    Hoàng Đức Kiệt (1996),Một số nhận xét qua 467 trường hợp tai biến thiếu máu não cục bộ, Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, 36-40.
23    Hoàng Đức Kiệt (1996), Nhân 649 trường hợp tai biến xuất huyết nội sọ phát hiện qua chụp cắt lớp vi tính, Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, 4-10.
24    Hoàng Đức Kiệt (1998), Chẩn đoán X quang cắt lớp vi tính sọ não, Học viện Quân Y, Bộ môn Thần kinh, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,tr 111-134.
25    Koskas P.(1994), Xét nghiệm bổ trợ trong lĩnh vực thần kinh (Lê Quang Cường dịch), Nhà xuất bản Y học -Nhà xuất bản Hà Nội, tr 125-137.
26    Bùi Quang Tuyển (1998), Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cộng hưởng từ, Học viện Quân Y, Bộ môn thần kinh, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học,tr 253-259.
27    Osborn A.G(1994), Diagnostic neuroradiology, second edition, Lippincott William & Wilkins, Philadelphia, tr 241-256
28    Bùi Thị Tuyến (1996), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chảy máu não trên bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
29    Nguyễn Minh Hiện, Lê Văn Thính (1998),Nhận xét hình ảnh chụp CLVT ở bệnh nhân xuất huyết não, Công trình nghiên cứu khoa học 1997-1998, Nhà xuất bản Y học,Tl, tr 53-58
30    WHO (1989): Recommendation on stroke prevention, diagnosis and therapy, Report of the WHO Task Force on stroke and other Cerebrovascular disorders, Stroke, 20 (10), 1408-1431
31    Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1990), Dịch tễ học tăng huyết áp trong cộng đồng, Kỷ yếu công trình khoa học Bệnh viện Bạch Mai 1991 – 1992, tạp chí Y học Việt Nam, số 2,1992
32    Phạm Gia Khải và cộng sự (2001), tình hình TBMMN tại viện tim mạch Việt Nam từ 1996 – 2000, hội thảo liên khoa báo cáo khoa học (173 – 179), tạp chí Y học Việt Nam, số 8, 2004, tr17-21
33    Hoàng Khánh (1996), Nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết với tai biến mạch máu não ở người trưởng thành tại Thừa Thiên Huế, luận án phó tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
34    Nguyễn Thị Thu Hà (2002), Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của TBMMN tại viện E, luận văn tốt nghiệp của bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội.
35    Nguyễn Quốc Khánh và cộng sự (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại bệnh viên Cà Mau trong 2 năm (1999-2000),
36    Phạm Đỗ Hiển (2001), Tìm hiểu tiền triệu và nguy cơ TBMMN, luận văn tốt nghiệp BS chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội
37    Nguyễn Văn Đăng (1996), Tình hình TBMMN tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học khoa thần kinh, nhà xuất bản y học tr 101-109.
38    Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Xuân Thản, Đình Sơn (2001), TBMMN tại viện quân y 103 năm 1991 -2000, chẩn đoán và xử trí TBMMN, hội thảo liên khoa báo cáo khoa học T138-141.
39    Đỗ Mai Huyền (1998), Nghiên cứu một số đặc điểm tai biến mạch máu não ở người trên 45 tuổi tại khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai từ 1995-1997, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
40    Bùi Mai Nguyên và cộng sự (1995), Kết quả điều tra tai biến mạch máu não ở 2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng – Hà Nội 1989-1994, Báo cáo chuyên đề tai biến mạch máu não, tr 37-41.
41    Hoàng Khánh (1994), Tình hình tai biến mạch máu não tại bệnh viện trung ương Huế 5 năm (1989-1993), Trích trong góp phần nghiên cứu dịch tễ học tai biến mạch máu não, Đề tài cấp Bộ, tr 48-56.
42    Von Reutem G. M (1993): Ultrasound diagnosis of carebrovascular disease, Georthieme Verlag New York, pp 98-120.
43    Saif S. Rathore (2002): Characterization of incident stroke signs and symptoms”, Stroke(33),pp 2718-2721.
44    Stegmayr B, Asplund K (1994): “Trends in incidence, case-fatality rate, and severity of stroke in Northern Sweden, 1985-1991”, Stroke, (25), pp 1738-1745.
45    Trần Như Tú (2001),Nghiên cứu đặc điểm cắt lớp vi tính của xuất huyết não ở người trưởng thành và yếu tố tiên lượng qua hình ảnh, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46    Trần Hà(2008), Tìm hiểu về một số đặc điểm lâm sàng TBMMN của bệnh nhân quân đội điều trị tại bệnh viện 105-Cục quân Y, Luận văn chuyên khoa cấp II
 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Nhắc lại giải phẫu    3
1.1.1.    Hệ thống động mạch cảnh trong    3
1.1.2.    Hệ thống động mạch sống – nền    4
1.1.3.    Các hệ thống tiếp nối    4
1.1.4.    Đặc điểm cung cấp máu của bán cầu đại não    5
1.2.    TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO -XUẤT HUYẾT NÃO    7
1.2.1.    Định nghĩa    7
1.2.2.    Phân loại bệnh mạch máu não     8
1.2.3.    Cơ chế bệnh sinh gây chảy máu não    8
1.2.4.    Các yếu tố nguy cơ xuất huyết não    9
1.2.5.    Các phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định xuất huyết
não    10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    20
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU    21
2.2.1.    Các dữ liệu cần thu thập    21
2.2.2.    Phương pháp tiến hành    22
2.2.3.    Phương pháp nghiên cứu:    22
2.2.4.    Xử lý số liệu    26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    27
3.1.    Đặc điểm lâm sàng    27
3.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    27 
3.1.2.    Thời gian nhập viện sau tai biến    29
3.1.3.    Hoàn cảnh khởi phát bệnh    29
3.1.4.     Một số yếu tố nguy cơ và tiền sử    30
3.1.5.     Đặc điểm của tăng huyết áp của bệnh nhân lúc vào viện    32
3.1.6.     Tính chất khởi phát bệnh    32
3.2.    Đặc điểm lâm sàng    33
3.2.1.    Ý thức khi vào viện    32
3.2.2.    Triệu chứng lúc khởi phát    33
3.3.    Các đặc điểm hình ảnh học    36
3.3.1.    Số lượng KMT    36
3.3.2.    Kích thước KMT phim CLVT-CHT sọ não ở bệnh nhân chảy máu
não    36
3.3.3.    Vị trí khối máu tụ:    37
3.3.4.    Vị trí bán cầu tổn thương    38
3.3.5: Mức độ di lệch của cấu trúc đường giữa    38
3.3.6.    Xuất huyết não thất    39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    41
4.1.    Đặc điểm chung của bệnh    41
4.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    41
4.1.2.    Thời gian nhập viện sau tai biến    42
4.1.3.    Hoàn cảnh khởi phát bệnh    43
4.1.4.    Một số yếu tố nguy cơ    44
4.1.5.    Tính chất khởi phát    46
4.2.    Các biểu hiện lâm sàng    46
4.2.1.    Tình trạng ý thức khi vào viện:    46
4.2.2.    Các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn khởi phát    47
4.2.3.    Triệu chứng lúc toàn phát    49 
4.3.    Một số đặc điểm hình ảnh học    50
4.3.1.    Số lượng khối máu tụ:    50
4.3.2.    Kích thước của khối máu tụ:    50
4.3.3.    Vị trí khối máu tụ:    51
4.3.4.    Vị trí bán cầu tổn thương:    52
4.3.5.    Mức độ di lệch của cấu trúc đường giữa:    52
4.3.6.     Xuất huyết não thất:    53
KẾT LUẬN      54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm glasgow    23
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá cơ lực chi trên, chi dưới:    24
Bảng 3.1. Phân bố giới tính theo nhóm tuổi    27
Bảng 3.2. Thời gian nhập viên sau tai biến    29
Bảng 3.3. Đặc điểm của tha của bệnh nhân lúc vào viện    32
Bảng 3.4. Tình trạng ý thức khi vào viện:    33
Bảng 3.5. Một số triệu chứng giai đoạn toàn phát    33
Bảng 3.6. Số lượng KMT    34
Bảng 3.7. Kích thước ổ tổn thương trên phim CLVT-CHT sọ não ởbệnh nhân
chảy máu não    34
Bảng 3.8. Vị trí khối máu tụ    35
Bảng 3.9. Vị trí bán cầu tổn thương    36
Bảng 3.10. Mức độ di lệch của cấu trúc đường giữa    36
Bảng 3.11. Vị trí khối máu tụ vỡ vào não thất    37
Bảng 3.12. Mức độ xuất huyết não thất    38 

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo giới tính    28
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi    28
Biểu đồ 3.3. Hoàn cảnh khởi phát bệnh    29
Biểu đồ 3.4. Một số yếu tố nguy cơ gây XHN    30
Biểu đồ 3.5. Tính chất khởi phát bệnh    31
Biểu đồ 3.6. Triệu chứng lúc khởi phát    32
Biểu đồ 3.7. Vị trí khối máu tụ    35
Biểu đồ 3.8. Vị trí bán cầu tổn thương    36
Biểu đồ 3.9. Đánh giá ảnh hưởng của KMT đến độ di lệch của CTĐG    37
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Các động mạch não    3
Hình 1.2. Các động mạch tiếp nối trong não    4
Hình 3 Xuất huyết não CT SCAN và CHT

Leave a Comment