Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm (2008 – 2012)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm (2008 – 2012)

Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm (2008 – 2012).Viêm thị thần kinh là tình trạng viêm của dây thần kinh thị giác do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn [1], ở trẻ em bệnh thường khởi phát sau khi bị sốt và có liên quan đến các phản ứng trung gian miễn dịch, mà hậu quả là gây mất myelin của các sợi thần kinh thị giác [2],[3]. Sự mất myelin gây ra sự chậm trễ dẫn truyền thần kinh và có thể làm giảm thị lực rất nhanh và nhiều [4]. Viêm thị thần kinh là một bệnh lý phức tạp và nặng nề ở mắt, một trong những nguyên nhân gây mù lòa trên thế giới và ở Việt Nam. Theo một số nghiên cứu tỷ lệ viêm thị thần kinh hàng năm tại Mỹ khoảng 5/100000 người [5].

Ớ Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ mắc của bệnh này. Bệnh lý viêm thị thần kinh ở trẻ em là một bệnh hiếm gặp và nó khác với người lớn về một số đặc điểm lâm sàng và sự tiến triển của bệnh [6]. Ớ trẻ em bệnh có thể xuất hiện sau một quá trình nhiễm virus, hoặc sau các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang, viêm não – màng não, hoặc sau khi tiêm chủng [7],[8]. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai mắt, với biểu hiện phù gai thị là pho biến, đáp ứng tốt với điều trị và tỷ lệ phát triển bệnh xơ cứng rải rác là rất thấp [3]. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là nhìn mờ, có thể kèm theo đau đầu, đau trong hốc mắt, đau khi vận nhãn. Các triệu chứng thực thể tại mắt thường nghèo nàn có thể gặp viêm gai thị hoặc viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu. Chan đoán bệnh còn gặp nhiều khó khăn cần phải kết hợp với các xét nghiêm cận lâm sàng như chụp CT-Scanner sọ não – hốc mắt, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp võng mạc huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc (OCT) giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh [9].
Bệnh được điều trị chủ yếu bằng thuốc corticoid liều cao trong giai đoạn tấn công và sau đó giảm liều để duy trì [1]. Lợi ích từ việc điều trị bằng corticoid đã được phân tích trong nhiều các nghiên cứu, nó đay nhanh quá trình phục hồi thị lực và giảm nguy cơ phát triển bênh xơ cứng rải rác. Tỷ lệ bệnh nhân phát triển sang bệnh xơ cứng rải rác sau viêm thị thần kinh ở trẻ
em là rất thấp 13% sau 10 năm [10].
Trên thế giới từ năm 1960 Kennedy và Carroll là người đầu tiên đưa ra những đặc điểm riêng của viêm thị thần kinh của trẻ em là bệnh thường biểu hiện ở hai mắt, có phù gai thị, có kết quả thị lực tốt sau điều trị và không phải là dấu hiệu khởi đầu của bệnh xơ cứng rải rác [11].
Gần đây các nghiên cứu về viêm thị thần kinh ở trẻ em cũng ghi nhận tỷ lệ phục hồi thị lực khá cao 76% (Brady KM và cộng sự – 1999), 83.3% (Sun MH và cộng sự – 2011) [6],[12]. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân có ton thương hai mắt chiếm tỷ lệ cao 74.2% (Sri-udomkajorn 2011), và hình thái viêm gai thị là phổ biến hơn [8].
Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về bệnh viêm thị thần kinh nhưng chủ yếu trên người lớn chưa có nghiên cứu nào về bệnh này ở trẻ em. Năm 2005 có nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu Trang đã nghiên cứu khái quát về viêm thị thần kinh [13]. Đến năm 2011 có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm dây thần kinh thị giác [9]. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về viêm thị thần kinh trên trẻ em vì vậy để tìm hiểu một cách đầy đủ hơn về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt trung ương trong 5 năm (2008 – 2012)” với mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em.
2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân này.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu dây thần kinh thị giác 3
1.1.1. Giải phẫu 3
1.1.2. Tuần hoàn dây thần kinh thị giác 4
1.2. Bệnh viêm thị thần kinh ở trẻ em 5
1.2.1. Định nghĩa 5
1.2.2. Phân loại 5
1.2.3. Sinh lý bệnh của viêm thị thần kinh 6
1.2.4. Nguyên nhân gây viêm thị thần kinh 7
1.2.5. Các đặc điểm của viêm thị thần kinh ở trẻ em 10
1.2.6. Triệu chứng lâm sàng 12
1.2.7. Cận lâm sàng 13
1.2.8. Các hình thái lâm sàng 16
1.2.9. Điều trị 20
1.2.10. Tiến triển và tiên lượng 23
1.3. Tình hình nghiên cứu về viêm thị thần kinh của các tác giả khác ở
Việt Nam và trên thế giới 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 26
2.2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 28 
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 29
2.2.6. Xử lý số liệu 33
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 34
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 34
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới 35
3.1.3. Đặc điểm về địa lý 35
3.1.4. Tiền sử bệnh 36
3.1.5. Phân bố mắt bị bệnh trên mỗi bệnh nhân 36
3.1.6. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện . 37
3.1.7. Triệu chứng chủ quan của viêm thị thần kinh 37
3.1.8. Hình thái lâm sàng 38
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 39
3.2.1. Các triệu chứng toàn thân 39
3.2.2. Thị lực, nhãn áp lúc vào viện và ra viện 39
3.2.3. Các dấu hiệu tổn thương đáy mắt 41
3.2.4. Các đặc điểm cận lâm sàng của viêm thị thần kinh 42
3.3. Kết quả điều trị 45
3.3.1. Tình hình điều trị trước khi vào viện 45
3.3.2. Điều trị tại khoa Mắt trẻ em 46
3.3.3. Kết quả sau điều trị tại thời điểm khám lại 47
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thị lực 49
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Nhận xét về đặc điểm của nhóm bệnh nhân 54
4.1.1. Nhận xét về tuổi 54
4.1.2. Nhận xét về giới tính 54
4.1.3. Nhận xét đặc điểm về địa lý 55
4.1.4. Đặc điểm về tiền sử bệnh 55 
4.1.5. Nhận xét về mắt bị bệnh 56
4.1.6. Thời gian phát hiện bệnh 57
4.1.7. Nhận xét về triệu chứng chủ quan của bệnh viêm thị thần kinh …. 57
4.1.8. Nhận xét về hình thái lâm sàng 59
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm thị thần kinh 59
4.2.1. Thị lực, nhãn áp lúc vào và ra viện 59
4.2.2. Khám mắt 60
4.2.3. Nhận xét về đặc điểm cận lâm sàng 62
4.3. Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả thị
lực cuối cùng 63
4.3.1. Nhận xét về tình hình điều trị 63
4.3.2. Kết quả sau điều trị tại thời điểm khám lại 66
4.3.3. Nhận xét về các yếu tố liên quan đến kết quả thị lực cuối cùng …. 67
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pula, J. H.,Macdonald, C. J. (2012), “Current options for the treatment of optic neuritis”. Clin Ophthalmol. 6: p. 1211-23.
2. Morales, D. S., Siatkowski, R. M., Howard, C. W., Warman, R. (2000), “Optic neuritis in children”. JPediatr Ophthalmol Strabismus. 37(5): p. 254-9.
3. Lana-Peixoto, M. A.,Andrade, G. C. (2001), “The clinical proíile of childhood optic neuritis”. Arq Neuropsiquiatr. 59(2-B): p. 311-7.
4. khúc Thị Nhụn (2012), “Viêm thị thần kinh”. Nhãn khoa tập III. Nhà xuất bản y học. tr.290-298.
5. Boomer, J. A.,Siatkowski, R. M. (2003), “Optic neuritis in adults and children”. Semin Ophthalmol. 18(4): p. 174-80.
6. Sun, M. H., Wang, H. S., Chen, K. J., Su, W. W., Hsueh, P. Y., Lin, K. K., Kao, L. Y. (2011), “Clinical characteristics of optic neuritis in Taiwanese children”. Eye (Lond). 25(11): p. 1457-64.
7. Chirapapaisan, N.,Borchert, M. S. (2008), “Pediatric optic neuritis”. J
MedAssoc Thai. 91(3): p. 323-30.
8. Sri-udomkajorn, S.,Pongwatcharaporn, K. (2011), “Clinical features and outcome of childhood optic neuritis at Queen Sirikit National Institute of Child Health”. JMedAssoc Thai. 94 Suppl 3: p. S189-94.
9. Nguyễn Thị Bích Thủy (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm dây thần kinh thị giác”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Lucchinetti, C. F., Kiers, L., O’Duffy, A., Gomez, M. R., Cross, S., Leavitt, J. A., O’Brien, P., Rodriguez, M. (1997), “Risk factors for developing multiple sclerosis after childhood optic neuritis”. Neurology. 49(5): p. 1413-8.
11. Kennedy, C.,Carroll, F. D. (1960), “Optic neuritis in children”. Arch Ophthalmol. 63: p. 747-55.
12. Brady, K. M., Brar, A. S., Lee, A. G., Coats, D. K., Paysse, E. A., Steinkuller, P. G. (1999), “Optic neuritis in children: clinical features and visual outcome”. JAAPOS. 3(2): p. 98-103.
13. Bùi Thị Thu Trang (2005), “Nhận xét tình hình viêm dây thần kinh thị giác điều trị tại khoa Đáy mắt – Màng bồ đào Bệnh viện Mắt trung ương”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Trường Đại học Y Hà Nội.
14. Hoàng Thị Phúc (2012), “Đường dẫn truyền thần kinh thị giác và sinh lý thị giác”. Nhãn khoa tập I. Nhà xuất bản y học. tr.114-143.
15. Nguyễn Xuân Nguyên, Thái Thọ, Phan Dẫn (1993), “Giải phẫu mắt ứng dụng lâm sàng và sinh lý thị giác”. Nhà xuất bản y học.
16. Phan Dẫn,và cộng sự (2004), “Bệnh lý dây thần kinh thị giác”. Nhãn khoa giản yếu tập II. Nhà xuất bản y học. tr.9-63.

Leave a Comment