Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, xquang phổi, chỉ tiêu miễn dịch ở lao phổi người già
Hiên nay do tiến bô của khoa học, kỹ thuật, sức khoẻ và tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tuổi thọ của con người trung bình khoảng 60 tuổi. Hiên nay người ta đã coi tuổi từ 65 trở lên mới là tuổi già thực sự. Do sự lão hoá của cơ thể mà các bênh lý ở người già càng trở nên phức tạp hơn. Do vậy không có bênh hô hấp riêng cho người già, bởi đặc điểm lão hoá của cơ thể đã làm thay đổi hình thái môt số bênh phổi, phế quản ở người già. Thêm vào đó sự lão hoá của phổi và lổng ngực như: lưng gù, các cơ hô hấp teo, xơ teo niêm mạc, giảm hoạt đông của nhung mao, tăng tiết nhày, phế nang giảm đàn hổi.v.v. cũng góp phần làm giảm thể tích phổi, rối loạn thông khí, giảm đô bão hoà oxy, tạo nên tình trạng thiếu oxy mạn tính ở người già. Những điều đó làm cho người già dễ mắc các bênh phổi hơn người trẻ, đặc biêt là các bênh nhiễm trùng hô hấp [13], [14].
Bênh lao hiên nay, trong đó có lao phổi ở người già đang có xu hướng gia tăng, đặc biêt ở các nước đang phát triển. Lý do bởi tình hình lao nói chung đang có xu hướng gia tăng và tỷ lê người già cũng gia tăng. Lao phổi người già (LPNG) gần đây đã được quan tâm nghiên cứu nhiều [48], [144], [183], [184], [187]. Tại Hôi nghị Quốc tế về tuổi già (1999) các nghiên cứu cho thấy số người có tuổi mắc bênh lao ngày càng tăng và do bênh cảnh lâm sàng của LPNG có những đặc điểm lâm sàng không giống như người trẻ, nên dễ bị bỏ sót. Mặt khác ở người già bị lao phổi thường ít được chú ý điều trị và cách ly, nên đây là nguổn lây bênh rất lớn cho xã hôi, do vậy cần phải được đặc biêt quan tâm [94], [185].
Lâm sàng và biểu hiên Xquang ở LPNG thường không điển hình. Theo Korzeniewska-Kosela M. và CS (1994) các triêu chứng ở LPNG thường kín đáo nên khó chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [103]. Jenssen J.P. và CS (1999) cũng thấy Xquang của LPNG có những đặc điểm khác với người trưởng thành và dễ nhầm với các tổn thương do các bênh phổi khác [197]. Cho nên viêc tìm hiểu lâm sàng, Xquang của LPNG để tìm ra các đặc điểm đặc trưng vẫn mang tính thời sự, giúp cho viêc phát hiên sớm lao phổi ở người già.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn trong ngành lão khoa và Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) đối với các nước đang phát triển như nước ta.
Ở LPNG thường có sự thay đổi về đáp ứng miễn dịch tế bào, đặc biệt thay đổi các tế bào lymphô TCD4, TCD8, yếu tố hoại tử u a. Goldenberg A.S. (1996), Ling-Zhu D. và CS (1999) nhận thấy sự suy giảm miễn dịch ở LPNG thể hiện bằng sự suy giảm các tế bào TCD4, TCD8 trong máu, nhất là khi lao phổi đổng nhiễm HIV [79], [111]. Nghiên cứu về sự thay đổi đáp ứng miễn dịch tế bào ở LPNG không những có lợi ích trong đánh giá mức đô bệnh mà còn có giá trị trong tiên lượng bệnh và theo dõi điều trị bệnh [73], [74]. Do vậy việc nghiên cứu thay đổi đáp ứng miễn dịch tế bào ở LPNG là cần thiết và để giải thích và chứng minh cho những biến đổi lâm sàng, hình ảnh Xquang của LPNG.
Ở Việt Nam đã có môt số công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, Xquang, các xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân LPNG [4], [17], [25]. Tuy nhiên còn ít các nghiên cứu về đặc điểm đáp ứng miễn dịch tế bào như đánh giá thay đổi các tế bào TCD4, TCD8, yếu tố hoại tử u a (TNFa) và mối liên quan của các chỉ tiêu miễn dịch này với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang. Do vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang phổi chuẩn ở lao phổi người già.
2. Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux, thay đổi các tế bào TCD4, TCD8 trong máu, nồng độ TNFa huyết thanh và mối liên quan giữa các chỉ tiêu này với một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang phổi ở lao phổi người già.
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TAT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC sơ Đổ, BIEU Đổ, ẢNH
ĐẶT VAN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ bệnh lao và lao phổi người già 3
1.1. 1 .Tình hình bệnh lao trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam 4
1.1.3. Tình hình người già và bệnh lao ở người già 5
1.2. Lâm sàng lao phổi và lao phổi người già 9
1.2.1. Lâm sàng lao phổi 9
1.2.2. Đặc điểm bênh lý người già 12
1.2.3. Lâm sàng lao phổi người già 13
1.3. Hình ảnh xquang lao phổi và lao phổi người già 16
1.3.1. Hình ảnh Xquang lao phổi 16
1.3.2. Đặc điểm Xquang lao phổi người già 20
1.4. Chẩn đoán lao phổi người già 21
1.5. Đáp ứng miễn dịch trong lao phổi 24
1.5.1. Các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch trong lao phổi 24
1.5.2. Các cytokine 27
1.5.3. Các chất hóa ứng đông (chemokines) và các phân tử kết dính … 30
1.5.4. Đáp ứng miễn dịch trong bênh lao 31
1.6. Nghiên cứu một sô’ chỉ tiêu miễn dich tế bào trong lao phổi người già 32
1.6.1. Phản ứng Mantoux 32
1.6.2. Các tế bào lymphô T 34
1.6.3. Yếu tố hoại tử u a (TNFa) 36
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.1. Nhóm bệnh nhân 39
2.1.2. Nhóm người bình thường 40
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 54
3.1. Đặc điểm lâm lâm sàng lao phổi người già 54
3.1.1. Yếu tố nguy cơ 54
3.1.2. Các bệnh kết hợp 55
3.1.3. Thời gian mắc bệnh 56
3.1.4. Cách khởi phát bệnh 56
3.1.5. Các triệu chứng toàn thân 57
3.1.6. Các triệu chứng cơ năng 58
3.1.7. Triệu chứng thực thể 59
3.1.8. Phân loại bênh theo tiền sử dùng thuốc 60
3.2. Hình ảnh xquangphổi của lao phổi người già 61
3.2.1. Các thể bệnh trên Xquang 61
3.2.2. Vị trí tổn thương 62
3.2.3. Các tổn thương cơ bản 64
3.2.4. Diên tích tổn thương 65
3.2.5. Số lượng và kính thước hang 65
3.2.6. Mối liên quan giữa tuổi với diện tích tổn thương và số lượng hang trên Xquang 66
3.3. Kết quả phản ứng Mantoux 68
3.3.1. Kết quả phản ứng Mantoux 68
3.3.2. Mức độ dương tính của phản ứng Mantoux 68
3.3.3. Mối liên quan giữa kết quả phản ứng Mantoux và diện tích tổn thương trên xquang và thể lâm sàng lao phổi 69
3.4. Thay đổi số lượng tế bào TCD4 và TCD8 ở lao phổi người già 71
3.4.1. Thay đổi số lượng tế bàoTCD4 và TCD8 71
3.4.2. Mối liên quan giữa số lượng TCD4, TCD8 với thể bệnh, diện
tổn thương, số lượng hang trên xquang và kết quả phản ứng Mantoux 74
3.5. Thay đổi nồng độ TNFa huyết thanh ở lao phổi người già 77
3.5.1. Thay đổi nồng độ TNFa huyết thanh 77
3.5.2. Thay đổi nồng độ TNFa huyết thanh theo thể bệnh ở nhóm
lao phổi người già 78
3.5.3. Mối lên quan nồng độ TNFa huyết thanh và diên tích tổn thương trên Xquang ở lao phổi người già 79
3.5.4. Mối lên quan nồng độ TNFa huyết thanh với kết quả Mantoux
và số lượng TCD4, TCD8 81
3.5.5. Mối liên quan giữa nồng đô TNFa và nhiệt đô của bênh nhân…. 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Đặc điểm lâm sàng lao phổi người già 84
4.1.1. Yếu tố nguy cơ và các bệnh kết hợp 84
4.1.2. Thời gian mắc bệnh 86
4.1.3. Cách khởi phát bệnh 87
4.1.4. Các triệu chứng toàn thân 88
4.1.5. Triệu chứng cơ năng 90
4.1.6. Triệu chứng thực thể 92
4.1.7. Phân loại bệnh theo điều trị 93
4.2. Đặc điểm xquangphổi ở lao phổi người già 94
4.2.1. Các thể lao phổi 94
4.2.2. Vị trí tổn thương 95
4.2.3. Các tổn thương trên xquang phổi 97
4.2.4. Diện tích tổn thương 98
4.2.5. Số lượng và đường kính của hang 99
4.2.6. Mối liên quan giữa diện tích tổn thương và số lượng hang với tuổi ở nhóm lao phổi người già 100
4.3. Thay đổi phản ứng Mantoux ở lao phổi người già 101
4.3.1. Kết quả của phản ứng Mantoux 101
4.3.2. Mức độ dương tính của phản ứng Mantoux 102
4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả của phản ứng Mantoux ở nhóm
LPNG với diện tích tổn thương trên xquang và thể lâm sàng…. 103
4.4. Thay đổi số lượng TCD4, TCD8 ở máu trong lao phổi người già. 103
4.4.1. Thay đổi TCD4,TCD8 trong lao phổi người già 103
4..4.2. Biến đổi các tế bào TCD4,TCD8 ở LPNG sau điều trị đặc hiệu .. 105
4.4.3. Mối liên quan giữa số lượng TCD4, TCD8 với thể bệnh, diện
tích tổn thương, số lượng hang trên Xquang và kết quả phản ứng 106
Mantoux
4.5. Thay đổi nồng độ TNFa huyết thanh trong lao phổi người già…. 109
4.5.1. Thay đổi nồng độ TNFa huyết thanh 109
4.5.2. Thay đổi nồng độ TNFa theo thể bệnh 110
4.5.3. Mối liên quan giữa nồng độ TNFa và tổn thương trên xquang
của bệnh nhân lao phổi người già 111
4.5.4. Mối liên quan giữa nồng độ TNFa huyết thanh với kết quả
Mantoux và số lượng tế bào TCD4,TCD8 112
4.5.5. Mối tương quan giữa nồng độ TNFa huyết thanh với nhiệt độ
của bệnh nhân 114
KẾT LUẬN 115
KIẾN NGHỊ 117
Các công trình khoa học đã được công bố của tác giả có liên quan
đến luận án 118
Tài liệu tham khảo 119
Phụ lục 141
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích